Hiện nay, ở Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng. Nhiều bệnh nhân tiểu đường thắc mắc là: Bệnh tiểu đường có lây không? Bệnh tiểu đường lây qua đường nào? hay bệnh tiểu đường lây qua nước bọt, đường ăn uống, đường quan hệ tình dục không, bệnh tiểu đường có khả năng di truyền không. Những vấn đề này sẽ được giải đáp rõ ràng trong bài viết.
1. Kiến thức bệnh tiểu đường
ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ XEM TẠI ĐÂY
2. Bệnh tiểu đường có lây không?
Theo các chuyên gia giải đáp vấn đề bệnh tiểu đường có lây không? Bệnh tiểu đường lây qua đường nào thì: Tiểu đường không lây do tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa nội tiết. Tiểu đường không hề lây nhiễm.
Bệnh tiểu đường có lây không? Bệnh tiểu đường hoàn toàn không phải do tác nhân virus, nấm hoặc vi khuẩn gây ra nên không thể lây lan từ người này cho người khác.
Một số trường hợp khác, bạn có anh hoặc chị em ruột trong gia đình hay bố mẹ bị bệnh đái tháo đường, thì bạn cũng có nguy cơ cao sẽ mắc bệnh này. Một số lý do lý giải điều này gồm có:
Bệnh tiểu đường có thể di truyền: Một nghiên cứu từ trung tâm sức khỏe cộng đồng Harvard thống kê rằng, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 của con cái khi có bố hoặc mẹ bị bệnh lần lượt sẽ là 10% và 4%. Còn đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, nguy cơ này cao hơn nhiều. Nếu như bố/mẹ bị bệnh tiểu đường trước tuổi 50, thì nguy cơ mắc bệnh của con cái là trên 14%; còn nếu bố/mẹ bị mắc bệnh đái tháo đường sau 50 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh là 7,7% và đạt lên tới mức 50% nếu cả bố lẫn mẹ đều bị tiểu đường.
Căn bệnh tiểu đường, nhất là bệnh tiểu đường tuýp 2, bị ảnh hưởng nhiều từ lối sống hay thói quen sinh hoạt hàng ngày. Người bị bệnh tiểu đường thông thường sẽ có các thói quen không tốt cho sức khỏe và thành viên trong cùng một gia đình thì thường lại có thói quen khá giống nhau. Điều này gây ra nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Sự căng thẳng: Nếu như trong gia đình bạn có người thân bị mắc bệnh tiểu đường, thì bạn sẽ dễ bị lo lắng hơn. Khi căng thẳng dẫn tới tăng đề kháng insulin và khiến bạn ăn đồ ngọt, đồ béo nhiều hơn để trấn an. Do vậy, nguy cơ mắc bệnh béo phì, bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng tăng lên.
Tiểu đường có lây qua nước bọt không?
Theo chuyên gia, bệnh tiểu đường không hề lây lan qua con đường nước bọt, sinh hoạt chung bởi bệnh không phải do virus gây ra. Chính vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm sống chung hay tiếp xúc với bệnh nhân.
Bệnh tiểu đường có lây qua đường ăn uống không?
Câu trả lời là “không”. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, tuy tiểu đường không hề lây lan nhưng đối tượng mắc bệnh của nó là hầu hết tất cả mọi người. Một ví dụ điển hình là nếu như 1 trong 2 vợ chồng đã bị tiểu đường thì người còn lại cũng có nguy cơ rất cao sẽ bị bệnh do họ có chế độ ăn uống, sinh hoạt giống nhau. Bởi vậy, mỗi người trong chúng ta đều cần phải có ý thức để chủ động phòng ngừa bệnh qua chế độ ăn uống cho người tiểu đường khoa học, lành mạnh, vận động hợp lý.
Bệnh tiểu đường có lây qua đường quan hệ tình dục
Thông tin từ bác sĩ Hoàng Thúy Hải cho biết: “Bệnh tiểu đường do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, không phải do nhiễm khuẩn nên không phải căn bệnh lây truyền. Vì thế cuộc sống bệnh nhân hoàn toàn bình thường, không phải áp dụng biện pháp dự phòng tránh lây nhiễm cho người khác.”
Như thế, chúng ta có thể trả lời câu hỏi bệnh tiểu đường có lây qua đường quan hệ tình dục là bệnh tiểu đường không lây nhiễm qua đường sinh dục. Nhưng bệnh tiểu đường lại có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh lý.
ThS.BS. Nguyễn Huy Cường chia sẻ: “Tỷ lệ người mắc phải biến chứng suy giảm sinh lý có thể đến 50% số người mắc bệnh ở cả nam và nữ giới. Ở nam giới thường mắc khả năng cương dương hoặc xuất tinh ngược gây vô sinh. Ở nữ giới thường bị khô âm đạo và mất cảm giác.”
ThS.BS. Nguyễn Huy Cường còn cho biết nguyên nhân gây biến chứng yếu sinh lý có thể xuất phát từ tâm lý, bệnh nhân mặc cảm và chán nản; hoặc cũng có thể do chế độ ăn uống cho người tiểu đường kiêng khem quá mức gây thiếu dinh dưỡng; ngoài ra còn có một số nguyên nhân như do bệnh nhân bị tổn thương thần kinh, những nguyên nhân về mạch máu; do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị gây ra.
Bệnh nhân có thể hạn chế biến chứng yếu sinh lý xuất phát từ bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần kiểm soát lượng đường huyết ở mức an toàn, đảm bảo cuộc sống có chất lượng tốt.
Bệnh tiểu đường có khả năng di truyền
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 là không giống nhau. Tuy nhiên yếu tố môi trường và gen di truyền có vai trò khá quan trọng trong quá trình hình thành bệnh.
Khi người bố trong gia đình bị tiểu đường tuýp 1, thì tỷ lệ con cái bị mắc bệnh sẽ là 1/17. Còn nếu mẹ bị mắc bệnh tiểu đường và sinh con trước 25 tuổi thì nguy cơ con cái bị di truyền là 1/25 và sinh con sau 25 thì nguy cơ này giảm xuống còn 1/100. Đặc biệt, khi bố hoặc mẹ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 1 trước ngày 11 tuổi thì con của họ sẽ có tỷ lệ mắc bệnh tăng lên gấp đôi. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết rằng: ở các nước có khí hậu lạnh thì bệnh tiểu đường tuýp 1 phát triển mạnh hơn.
Khoa học cũng chứng minh rằng bệnh tiểu đường tuýp 2 có tính chất gia đình. Theo đó, 1 phần do con cái bị ảnh hưởng từ các thói quen xấu của bố mẹ như ăn nhiều chất béo hoặc lười vận động. Nhưng gen di truyền cũng là yếu tố rất dễ khiến bệnh diễn biến nhanh hơn. Nếu cha hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 trước tuổi 50, nguy cơ con bị bệnh là 1/7 và sau tuổi 50 là 1/13. Trường hợp cả bố và mẹ bị tiểu đường, con cái của họ sẽ có nguy cơ được chẩn đoán bệnh là 50:50.
Bệnh tiểu đường có lây qua đường máu không?
Một số người nhầm lẫn rằng, bệnh tiểu đường là căn bệnh có liên quan đến máu nên có thể cũng lây truyền qua đường máu. Trên thực tế thực sự bệnh tiểu đường có lây qua đường máu không? Câu trả lời là, kể cả bạn tiếp nhận máu của 1 người mắc bệnh tiểu đường, bạn cũng hoàn toàn không thể mắc căn bệnh này, miễn là họ kiểm soát đường huyết tốt.
Đừng bỏ qua những triệu chứng bệnh tiểu đường có thể nhận biết
3. Biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường
Cho tới thời điểm này vẫn chưa có thông tin chính xác về nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1, nên chưa có cách để kìm hãm bệnh phát triển. Nhưng có một số nhà khoa học đã cho rằng, nếu như trẻ em sau khi sinh được nuôi lớn và phát triển bằng sữa mẹ sẽ có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 1 ít hơn. Công việc xét nghiệm máu sớm để đánh giá khả năng di truyền, cũng là phương án giúp cho bạn chuẩn bị trước tâm lý và những yếu tố cần thiết để hỗ trợ con đối phó với bệnh tật.
Khác với tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 hoàn toàn có thể được ngăn chặn bằng cách khắc phục các yếu tố nguy cơ như vấn đề dư cân, béo phì và tăng cường vận động. Trước đây bệnh tiểu đường tuýp 2 thông thường chỉ được phát hiện ở đối tượng người lớn. Tuy nhiên, hiện nay căn bệnh tiểu đường type 2 này đang ngày càng trẻ hóa hơn do lối sống lười vận động của thanh, thiếu niên.
Chính vì vậy, nếu bạn hoặc con bạn có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này nên làm theo các lời khuyên dưới đây:
– Ăn uống lành mạnh: khuyến khích lựa chọn thực phẩm ít béo, giàu dinh dưỡng như ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, rau quả, các loại sản phẩm từ sữa, protein nạc…
– Hạn chế đồ uống ngọt: Các loại nước ép trái cây, nước ngọt đóng chai… đều gây ảnh hưởng không tốt tới đường huyết. Vì vậy, bạn nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm này.
– Tập luyện hàng ngày: duy trì hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, đạp xe và giảm số thời gian xem truyền hình, chơi điện tử… cũng có thể làm giảm nguy cơ tăng cân và giúp ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh tiểu đường tuýp 2.
Thay vì lo lắng bệnh tiểu đường có lây không, bệnh tiểu đường lây qua đường nào thì bạn nên có kế hoạch phòng ngừa bệnh hiệu quả, gồm có thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường tập luyện vận động và khám sức khỏe định kỳ.