Bệnh Tiểu Đường | Nguyên nhân | Triệu Chứng Và Cách Chữa & Điều Trị

Tiểu đường là một bệnh lý ngày càng nhiều đối tượng mắc phải. Đặc biệt, tiểu đường tuýp 2 là nguyên nhân chính gây mù lòa, chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, nếu không kịp thời điều trị, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… Vậy làm sao để sớm nhận biết và điều trị bệnh? Mời bạn theo dõi bài viết sau.

Tiểu đường là bệnh gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường xảy ra khi cơ thể bị mất khả năng sản xuất  hormone insulin hoặc sử dụng insulin bất hợp lý. Bệnh nhân tiểu đường sẽ có lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Đây là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tại các cơ quan khác trên cơ thể như tim, thần kinh, thận, mắt,…

Bệnh đái tháo đường bao gồm 3 loại chính sau:

  • Tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể thay vì tấn công các yếu tố bên ngoài, thì lại tấn công vào các tế bào tuyến tụy. Đây chính là nguyên dẫn đến cơ thể bị tăng lượng đường huyết và thiếu hụt insulin.

Đối tượng mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 thường gặp ở độ tuổi trẻ nhỏ hoặc vị thành niên.

  • Tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là loại tiểu đường phổ biến nhất (chiếm đến 90-95% bệnh nhân tiểu đường).  Khi mắc phải loại tiểu đường này, tuyến tụy sẽ không sản sinh ra đủ lượng insulin dẫn tới tình trạng các tế bào của cơ thể đề kháng với insulin.

Quá trình này sẽ khiến cho lượng đường tích tụ dần trong máu của bạn thay vì di chuyển vào tế bào để tạo ra năng lượng cho cơ thể. Đối tượng mắc tiểu đường tuýp 2 phần lớn là người trưởng thành, dễ gặp hơn ở người béo phì, thừa cân.

  • Tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai, thường tự biến mất sau quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên nếu không được điều trị sớm có thể sẽ gây ra một số vấn đề nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường

Tùy vào từng loại  đái tháo đường mà có các nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:

Nguyên nhân gây tiểu đường type 1

Theo các chuyên gia, chưa có nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh đái tháo đường tuýp 1. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường có thể là nguyên nhân gây bệnh. Những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ cao mắc tiểu đường tuýp 1:

  • Trong gia đình có anh, chị, em hoặc mẹ bị đái tháo đường tuýp 1
  • Trẻ trước 4 tháng tuổi bị thiếu Vitamin D hoặc uống sữa bò, ăn ngũ cốc cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Đối tượng tiếp xúc với một số virus gây bệnh
  • Cơ thể xuất hiện kháng thể bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây đái tháo đường type 2

Các chuyên gia chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra đái tháo đường tuýp 2 nhưng có sự liên quan mật thiết giữa những người béo phì và loại bệnh này. Tuy nhiên không có nghĩa là ai bị béo phì cũng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ

Quá trình mang thai sẽ làm cho cơ thể người mẹ phải tăng cường sản xuất insulin để ổn định mức đường trong máu. Tuy nhiên, có một số trường hợp mẹ mang thai không thể tự sản xuất đủ lượng insulin và dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu tăng lên.

Những đối tượng có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ đó là:

  • Mẹ béo phì, thừa cân trước và trong khi mang thai
  • Mang thai sau tuổi 30
  • Đã có tiền sử mắc tiểu đường trong các lần mang thai trước đó
  • Tiền sử gia đình có người thân bị tiểu đường tuýp 2

Dấu hiệu bệnh đái tháo đường

Bệnh nhân mắc tiểu đường thường có các triệu chứng dưới đây:

  • Đi tiểu nhiều lần, liên tục, có thể mỗi giờ một lần
  • Khát nước nhiều, cảm giác cực kỳ khát và muốn uống nước liên tục
  • Cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức
  • Cơ thể sụt cân mà không rõ nguyên nhân

Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện hoặc không với một số triệu chứng kèm theo khác như:

  • Nôn hoặc buồn nôn
  • Khô miệng
  • Vết thương lâu lành
  • Mờ mắt
  • Ở nữ giới thường xuyên bị nhiễm trùng âm đạo, nhiễm nấm candida hoặc nấm men
  • Thường xuyên bị ngứa da, đặc biệt là khu vực bẹn và âm đạo

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng về lâu dài nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Nếu bị tiểu đường càng lâu, lượng đường trong máu càng mất kiểm soát, nghĩa là bạn mắc phải các biến chứng càng nặng. Cuối cùng, bệnh tiểu đường có thể không điều trị được và nguy cơ tử vong cao.

Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của  đái tháo đường mà bạn có thể mắc phải.

Biến chứng của đái tháo đường tuýp 1, tuýp 2

  • Bệnh tim mạch: Nếu mắc bệnh đái tháo đường, người bệnh có nguy cơ bị bệnh tim mạch như  đau thắt ngực, đau tim, hẹp động mạch, đột quỵ.
  • Bệnh thần kinh: Lượng đường trong máu cao làm tổn thương dây thần kinh. Người bệnh sẽ gặp một  số triệu chứng như tê, ngứa, rát ở các đầu ngón chân, ngón tay và dần lan rộng ra các vùng khác.  Về lâu dài, bạn có thể bị hoàn toàn mất cảm giác. Nếu là nam giới có thể bị rối loạn cương dương.
  • Bệnh thận:  Lượng đường trong máu cao còn cản trở quá trình lọc máu của thận, có thể gây suy thận, bắt buộc bệnh nhân phải chạy thận hoặc ghép thận suốt đời.

  • Bệnh về mắt: Đường huyết tăng có thể làm tổn thương võng mạc, gây ra mù lòa, đục thủy tinh thể hoặc tăng nhãn áp.
  • Vết thương khó lành: Lượng đường trong máu cao khiến cho quá trình lưu thông máu đến chân kém hoặc làm tổn thương các dây thần kinh ở bàn chân. Nếu bạn không may bị vết cắt hoặc nổi mụn cũng rất dễ bị nhiễm trùng nặng, khó lành, có thể bị đoạn chi.

Ngoài ra, bệnh đái tháo đường có thể gây ra một số biến chứng khác như nhiễm trùng da, khiếm thính, bệnh Alzheimer,…

Biến chứng của tiểu đường thai kỳ

Phần lớn phụ nữ mang thai bị tiểu đường đều sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu không được kiểm soát và điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con, cụ thể như sau:

  • Biến chứng đối với người mẹ: Mẹ bầu dễ mắc chứng tiền sản giật, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng cả mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ cũng rất dễ mắc phải tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo hoặc tiểu đường tuýp 2 khi bạn già đi.
  • Biến chứng đối với thai nhi: Nếu mẹ mang thai mắc bệnh tiểu đường, trẻ dễ gặp các vấn đề như: Kích thước thai nhi lớn hơn so với tuổi thai, bắt buộc mẹ phải sinh mổ, trẻ sau sinh có thể bị lượng đường trong máu thấp, nguy cơ mắc bệnh béo phì hoặc bị tiểu đường tuýp 2 khi lớn lên. Hoặc nếu người mẹ không điều trị bệnh sớm có thể khiến cho trẻ sẽ bị tử vong trước và sau khi sinh.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Điều này cũng có nghĩa là bệnh đái tháo đường có chữa được hay không còn tùy thuộc vào thời gian điều trị sớm hay muộn cũng như phương pháp điều trị có hiệu quả hay không. Nếu để bệnh kéo dài, không có phương pháp khắc phục, cuối cùng bệnh sẽ không thể chữa được và dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.

Cách chữa bệnh đái tháo đường hiệu quả

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị đái tháo đường nhưng để mang lại hiệu quả cao người bệnh cần kiên trì tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ/thầy thuốc kết hợp với lối sống, sinh hoạt hợp lý. Dưới đây là một số phương pháp điều trị đái tháo đường phổ biến:

Dùng thuốc tây điều trị tiểu đường

Người bệnh được bác sĩ khuyên nên mua máy đo đường huyết để theo dõi sự tăng/giảm của lượng đường trong máu mỗi ngày. Bác sĩ sẽ hướng dẫn thêm cho bệnh nhân tự tiêm insulin tại nhà để điều chỉnh chỉ số đường trong máu ở mức ổn định.

Bên cạnh đó, bạn còn được chỉ dẫn thực hiện một số bài tập thể dục có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.

Chữa bệnh đái tháo đường bằng thuốc Nam

Hiện nay, chữa đái tháo đường theo phương pháp Y học cổ truyền cũng được nhiều bệnh nhân lựa chọn vì mang lại hiệu quả cao mà không gây tác dụng phụ. Bài thuốc Nam có tác dụng đào thải độc tố trong tuyến tụy, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho tuyến tụy, từ đó hồi phục và hoạt động bình thường trở lại.

Ngoài ra thuốc Nam còn có công dụng kiểm soát chỉ số đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng do bệnh gây ra.

Mẹo dân gian chữa tiểu đường tại nhà

Người bệnh cũng có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh mang lại kết quả cao như:

  • Lá xoài chữa tiểu đường: Bạn hái khoảng 5 lá xoài non, rửa sạch, sau đó cắt thành từng sợi nhỏ. Tiếp đến, cho sợi xoài non vào cốc, đổ nước nóng vào, đậy lại và để qua đêm. Sáng hôm sau thức dậy, bạn hãy uống hết cốc nước lá xoài non, bỏ bã.

  • Mướp đắng chữa tiểu đường: Cắt quả mướp đắng thành từng lát mỏng, ngâm với chút muối cho sạch. Sau đó bạn hãy cho mướp đắng cùng một ít nước lọc để ép lấy nước uống. Thêm vài giọt nước cốt chanh và uống vào mỗi buổi sáng sớm khi chưa ăn gì.

  • Lá ổi chữa tiểu đường: Rửa sạch vài lá ổi, sau đó cho khoảng 2 cốc nước vào nồi nhỏ đun sôi. Khi nước sôi thì cho lá ổi vào đun thêm vài phút, để nước nguội thì uống hết phần nước, bỏ bã.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Kiêng gì?

Thực phẩm có sự ảnh hưởng rất lớn đến bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, để kiểm soát đường trong máu và ngăn ngừa biến chứng, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý. Cụ thể  là người bệnh nên ăn và nên kiêng một số thực phẩm sau:

Nên ăn: 

  • Thịt nạc (đặc biệt là thịt bò)
  • Nhóm trái cây ít đường: Ổi, táo, cam, quýt,…

Nên kiêng: 

  • Đồ ngọt chứa nhiều đường: Bánh kẹo, nước ngọt có ga,…
  • Thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa: Nội tạng động vật, thịt mỡ, lòng đỏ trứng gà, bơ sữa,…
  • Tinh bột: Hạn chế ăn cơm, bún, phở,…
  • Hạn chế ăn mặn và thực phẩm chứa nhiều muối như dưa cà muối, thịt hun khói,…
  • Bia rượu và đồ uống có cồn

Biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Để phòng ngừa bệnh, mỗi người nên có chế độ ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt hợp lý. Sau đây là một số cách giúp bạn phòng bệnh hiệu quả:

  • Kiểm soát cân nặng: Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để cơ thể không bị thừa cân, béo phì
  • Thường xuyên tập thể dục: Bạn nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, trong đó có đái tháo đường.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Uống đủ từ 2-3 lít nước mỗi ngày giúp bạn tránh thèm ăn các thực phẩm chứa nhiều đường và thanh lọc cơ thể.
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi: Bạn nên bổ sung rau xanh và trái cây vào thực đơn mỗi ngày.
  • Hạn chế hoặc tránh ăn đồ ngọt: Các loại đồ ngọt như bánh kẹo, đường, nước ngọt,…làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Nên ăn quế vào bữa ăn: Bạn nên sử dụng quế làm gia vị ăn uống mỗi ngày vì quế giúp duy trì mức đường huyết ổn định.
  • Ngủ đủ giấc: Nghiên cứu cho thấy người thiếu ngủ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người ngủ đủ 7-9h/ngày.
  • Tránh stress: Bạn nên tập ngồi thiền hoặc thực hiện các bài tập thở hàng ngày để kiểm soát stress bởi căng thẳng cũng góp phần dẫn đến đái tháo đường.

Như vậy, thông qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã biết tiểu đường là một căn bệnh ẩn chứa nhiều nguy cơ rủi ro nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. Từ đó, hy vọng mỗi người nên sẽ nắm rõ và biết cách điều trị hiệu quả, kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm cũng như có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.

CAO TIỂU ĐƯỜNG – DÂY THÌA CANH – GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT

Tác Dụng Của Sản Phẩm:

   Tác dụng hạ và ổn định đường huyết rất nhanh
   Giúp hạ lipid máu và giảm tổng lượng Cholesterol toàn phần
   Làm tăng tiết insulin của tuyến tụy và tăng cường hoạt lực của insulin
   Tác dụng làm ức chế hấp thu đường glucose ở ruột
   Hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp I, tiểu đường tuýp II.
   Người có lượng đường trong máu cao.

 



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE