Cách xử trí khi trẻ bị nôn

Có nhiều nguyên nhân gây nôn ói ở trẻ, những ngày gần tết do các phụ huynh muốn tăng cường thêm năng lượng cho trẻ bằng cách cố ép trẻ ăn nhiều hơn, hoặc do bố mẹ nhiều việc nên không kiểm soát việc ăn uống của trẻ, trẻ dễ dẫn đến các rối loạn tiêu hóa.

Các cháu mới sinh thường hay ói. Có nhiều nguyên nhân. Người lớn coi sóc các cháu nên chú ý xem cháu bị nôn ói trong trường hợp nào, có kèm theo các triệu chứng gì không thì mới xác định được là hiện tượng này không quan trọng hoặc đáng lo ngại.

Hiện tượng nôn ói có thể như sau :

* Ðang khỏe mạnh bỗng nôn ói kèm sốt, tiêu chảy: có thể do bị bệnh thuộc loại tai-mũi-họng, hoặc vì các chất tiêu hóa di chuyển ngược chiều đoạn dạ dày – ruột Nôn ói sẽ dẫn tới hiện tượng cơ thể thiếu nước.

* Bỗng nhiên bị nôn ói, không sốt nhưng không muốn uống, bị đau bụng không đi tiêu được: có thể bị rối loạn tiêu hóa hoặc lồng ruột, tắc ruột. Cần tới bác sĩ ngay.

* Bị nôn nhiều lần, bị đi bị lại, ngưng tăng cân: viêm tai hay viêm niệu đạo.

Phần lớn các cháu bé nôn ói vì thức ăn chuyển động ngược lại đoạn thực quản – dạ dày

Các cháu nhỏ thường nôn ói vì động cơ tâm lý, làm nũng mẹ.

Các cháu lớn hơn nếu bị nôn ói kèm theo đau bụng và sốt có thể do các bệnh đau ruột thừa,  viêm gan…

Làm gì khi trẻ hay nôn ói ?

1.Đưa trẻ đi khám bác sĩ để loại trừ nguyên nhân trẻ bị ói do bệnh (ví dụ: viêm họng, bệnh lý đường tiêu hóa)

2.Tạo không khí thoải mái khi cho trẻ ăn như kể chuyện, chơi đồ chơi, bố làm trò, xem tivi… Tuy nhiên nên giảm dần khi trẻ ăn khá hơn để tránh trở thành điều bắt buộc phải có cho mỗi bữa ăn.

3.Đừng cố ép trẻ ăn quá no. Thay vào đó, bạn nên chia làm nhiều bữa ăn. Quan trọng là lượng thức ăn cả ngày.

4.Sau bữa ăn nên cho trẻ vận động nhẹ nhàng. Tránh chọc trẻ khóc hay cười quá mức cũng có thể làm trẻ bị ói.

5.Nên sắp xếp cữ ăn gần cữ ngủ; giấc ngủ sẽ giúp cho cữ ăn của bé được an toàn.

6.Không nên la mắng khi trẻ bị ói. Một số trẻ giả vờ ói để dọa  hay phản đối khi không muốn ăn nữa, lúc đó bạn vờ như không chú ý đến điều đó. Sau một vài lần thực hiện không hiệu quả, trẻ sẽ không làm điều đó nữa.

7.Cuối cùng, tình thương của bạn sẽ giúp trẻ vượt qua tất cả



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE