Áp lực từ cuộc sống, công việc khiến tình trạng mất ngủ đang ngày càng phổ biến. Nếu mất ngủ diễn ra thường xuyên và làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, đồng nghĩa với việc chúng ta đã mắc chứng rối loạn giấc ngủ, cần chú ý cải thiện kịp thời để đưa cơ thể về nhịp sinh học. Bởi vì dài lâu, chất lượng giấc ngủ giảm sút chính là nguyên nhân “kéo tụt” năng lượng cơ thể, đời sống tinh thần và sức khỏe toàn thân.
Biểu hiện của chứng mất ngủ
Triệu chứng rối loạn giấc ngủ có nhiều biểu hiện khác nhau mà bạn có thể gặp phải:
- Khó đi vào giấc ngủ ban đêm
- Giấc ngủ bị đứt đoạn, chập chờn, không sâu
- Thức giấc nhiều lần lúc nửa đêm và khó ngủ lại
- Dậy từ rất sớm
- Cảm giác như chưa được ngủ
Không chỉ cảm giác đêm thật dài vì loay hoay mãi không ngủ được mà cả ngày cũng thật đằng đẵng bởi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng thất thường, luôn cảm thấy lo âu, trầm cảm, hay cáu kỉnh và trí nhớ suy giảm. Mất ngủ còn ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học tập, dễ gây tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc, tăng nguy cơ té ngã ở người cao tuổi. Người thiếu ngủ trở nên chậm chạp, sức khỏe suy kiệt, dễ tăng cân, làn da thiếu sức sống và nguy hiểm hơn là nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp tăng cao.
Nếu một trong các triệu chứng khó ngủ trên xảy ra 3 lần/ tuần hoặc trong 3 tháng liên tiếp, đó chính là dấu hiệu cảnh báo mất ngủ mãn tính, cần có cách cải thiện mất ngủ kịp thời và phù hợp nhất.
Gốc tự do – Nguyên nhân chính dẫn đến mất ngủ
Có rất nhiều lý do dẫn đến mất ngủ như sử dụng thức uống chứa caffeine, lo lắng, căng thẳng hoặc thay đổi múi giờ sinh hoạt… Nhưng nguyên nhân chính được nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra chính là do gốc tự do. Chúng là sản phẩm tất yếu được sinh ra liên tục trong quá trình chuyển hóa của cơ thể và tác động của môi trường sống.
Phương pháp cải thiện chứng mất ngủ:
Đưa giấc ngủ quay về đúng nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể là mục tiêu trong cải thiện mất ngủ, khó ngủ. Về cơ bản, các loại thuốc ngủ không giải quyết được tình trạng mất ngủ kéo dài, nó chỉ có tác dụng tức thời, theo kiểu “cưỡng ép” giấc ngủ. Để giấc ngủ đến được một cách tự nhiên, điều quan trọng là thay đổi lối sống và “dọn dẹp” gốc tự do trong cơ thể.
Thay đổi lối sống
Trong số những yếu tố tác động vào giấc ngủ, yếu tố có thể thay đổi được chính là lối sống. Cách dễ ngủ vào ban đêm là bạn nên thực hiện theo những chỉ dẫn bên dưới đây:
Nên | Không nên |
---|---|
Thức – ngủ vào đúng giờ cố định mỗi ngày | Sử dụng rượu, bia, thức uống chứa cồn (nhất là vào buổi tối) |
Vận động thường xuyên, ít nhất 150 phút/ tuần. Tập thể dục trước khi ngủ 3 tiếng | Hút thuốc lá |
Dinh dưỡng hợp lý. Tăng cường các loại rau xanh, trái cây và các loại hạt ngũ cốc. Hạn chế các chất béo, thức ăn chiên rán, xào nhiều dầu mỡ | Uống cà phê, trà trong vòng 8 giờ trước khi ngủ. |
Ăn nhẹ hoặc uống cốc nước ấm trước khi ngủ | Ăn bữa tối quá no, nhiều món cay, nóng |
Khi chưa buồn ngủ, hãy thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc | Lên giường khi cơ thể chưa buồn ngủ |
Chuẩn bị phòng ngủ yên tĩnh, mát mẻ | Sử dụng thiết bị điện tử có màn hình (tivi, điện thoại, máy tính…) trước khi ngủ |
Thả lỏng cơ thể bằng các động tác yoga | Căng thẳng thần kinh, lo âu, suy nghĩ nhiều |
Kiểm soát gốc tự do, khôi phục giấc ngủ tự nhiên
Ở tuổi 30 trở đi, cơ thể bắt đầu suy yếu cộng với các yếu tố như căng thẳng, môi trường sống ô nhiễm… là cơ hội để chất gây hại gốc tự sản sinh nhiều. Đây là “thủ phạm” chính khiến mất ngủ “đeo bám” với bạn mỗi đêm. Thay đổi lối sống là một cách để hạn chế tăng sinh gốc tự do.
➡️ Nếu có bất cứ thắc mắc gì về bệnh MẤT NGỦ liên hệ ngay để được tư vấn thêm về bệnh Chúng tôi luôn sẵn sàng