Mất ngủ về đêm là một dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp hiện nay. Trước nhịp sống vội vã của xã hội hiện đại, căn bệnh này dường như đã trở nên phổ biến hơn và có thể bắt gặp ở hầu hết mọi độ tuổi. Tuy nhiên, nhiều người lại khá chủ quan và thờ ơ với các triệu chứng của bệnh và có thể chưa nhận biết rõ nguy cơ từ những triệu chứng này. Vậy, đâu là các triệu chứng của bệnh mất ngủ về đêm? Chúng ta cùng tìm hiểu để có cách chữa trị kịp thời căn bệnh này nhé.
Tầm quan trọng của giấc ngủ
Ngủ là hoạt động tự nhiên của con người, nó là một hoạt động có tính định kỳ và biểu hiện bởi sự bất động của các cơ bắp và các phản ứng của con người với bên ngoài lúc này cũng giảm đáng kể.
Theo khoa học nghiên cứu, một người bình thường có thời gian ngủ trung bình khoảng 7-8 tiếng. Một giấc ngủ đạt chất lượng chỉ khi ngủ đủ giờ, giấc ngủ sâu, sau khi ngủ dậy cơ thể cảm thấy tinh thần khoan khoái, toàn thân thoải mái, đầu óc sảng khoái…Giấc ngủ giúp cho cơ thể chúng ta được nghỉ ngơi và có thời gian phục hồi lại nguồn năng lượng tiêu hao trong suốt quá trình hoạt động trước đó.
Triệu chứng mất ngủ về đêm
Bệnh mất ngủ được chia thành hai loại là mất ngủ ngắn hạn (mất ngủ cấp tính) và mất ngủ kéo dài(mất ngủ mạn tính). Sự phân loại này được thực hiện dựa trên mức độ mất ngủ có thường xuyên hay không? Mất ngủ kéo dài bao lâu? Đối với mất ngủ mạn tính thì thời gian mất ngủ thường kéo dài trong một tháng hoặc có thể lâu hơn.
Những dấu hiệu mất ngủ thường gặp như:
– Người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, không yên giấc và dậy rất sớm.
– Người bệnh thường hay tỉnh dậy nhiều lần khi ngủ, khi đã dậy thì khó ngủ lại được.
– Khi ngủ dậy cảm thấy cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, đau đầu.
– Khi bệnh ở giai đoạn đầu sẽ có các biểu hiện tâm lý như trầm cảm, cơ thể mệt mỏi, xương và cơ bắp đau nhức, hành vi bị rối loạn, hay cáu gắt, giảm tập trung… Nếu bệnh kéo dài dễ dẫn đến các hội chứng như khủng hoảng tâm thần, buồn bã chán nản, lo âu và sợ hãi.
– Phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới, nhất là vào thời kỳ tiền mãn kinh. Lúc này, sẽ có các triệu chứng bệnh mất ngủ như cảm giác khó thở và khó chịu khi ngủ.
Tác hại của mất ngủ về đêm kéo dài
Mất ngủ về đêm kéo dài nếu không điều sớm sẽ dẫn đến bệnh mất ngủ mạn tính đi kèm các triệu chứng nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà còn ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Mất ngủ khiến người bệnh dễ mắc các bệnh về hệ thần kinh, tim mạch, bệnh gan, đái tháo đường, hệ miễn dịch bị suy giảm. Ngoài ra, bệnh mất ngủ mạn tính khiến người bệnh luôn thấy buồn ngủ và mệt mỏi, thiếu sức sống. Điều này rất dễ đưa đến các mối nguy hiểm như tại nạn trong khi điều khiển phương tiện, trí nhớ suy giảm nên hay quên những việc cần phải làm, thường lầm lẫn giữa các sự việc, làm việc kém hiệu quả..ảnh hưởng không nhỏ đến công việc. Bên cạnh đó, khi mắc bệnh, người bệnh cũng có những hành vi như không thích tiếp xúc xã giao hay tụ tập nơi đông người, thiếu linh hoạt trong các mối quan hệ. Tất cả những điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.
Cách chữa trị bệnh mất ngủ về đêm kéo dài
Chữa trị mất ngủ thực chất là điều trị các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, mà có nguyên tắc điều trị mất ngủ như sau:
1. Xác định nguyên nhân gây mất ngủ và có biện pháp điều trị:
Tìm hiểu đâu là các nguyên nhân khiến người bệnh bị mất ngủ, có thể do sử dụng các chất cafein như cà phê, nước tăng lực, sôcôla…trước khi đi ngủ; ăn nhiều thực phẩm cay nóng hay ăn quá no; hoặc do căng thẳng, stress, thay đổi múi giờ… Biết được đâu là nguyên nhân thì người bệnh sẽ có biện pháp điều chỉnh lại cho phù hợp mà không cần dùng thuốc.
2. Điều trị bằng thuốc
Để điều trị bệnh mất ngủ về đêm, có hai phương pháp sử dụng thuốc đó là phương pháp Tây y và Đông y.
** Đối với phương pháp Tây y: Một số thuốc thường được dùng để gây ngủ thuộc nhóm benzodiazepine hay các thuốc như ramelteon, melatonin. Tuy nhiên khi sử dụng phải có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, nếu các bệnh nhân có kèm theo chứng trầm cảm thì cũng được bác sĩ chỉ định, không nên tự ý dùng thuốc. Việc sử dụng thuốc Tây y trong điều trị mất ngủ không được khuyến khích, có thể nhanh chóng giúp bệnh nhân đi vào giấc ngủ nhưng những loại thuốc này thường không điều trị dứt điểm được bệnh, khiến bệnh nhân phụ thuộc vào thuốc. Ngoài ra, các loại thuốc Tây y dùng trong điều trị mất ngủ không được khuyến khích dùng do những tác dụng phụ mà thuốc đem lại. Trong quá trình sử dụng, thuốc gây nên những ức chế thần kinh, tạo giấc ngủ ép buộc đối với cơ thể. Tuy ngủ được nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy mệt mỏi, không thoải mái. Lâu dần có thể gây ra nhờn thuốc, phụ thuộc vào thuốc và những biến chứng liên quan như suy giảm trí nhớ, kém minh mẫn, rối loạn tiền đình hay thậm trí mất trí nhớ. Chính vì vậy cần cân nhắc kĩ trước khi lựa chọn phương pháp này.
** Phương pháp Điều trị bằng thảo dược cây lạc tiên có những ưu điểm vượt trội hơn cả. sử dụng thảo dược thiên nhiên nên đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ. Phương pháp Đông y không chỉ điều trị triệu chứng mất ngủ, còn giúp bệnh nhân an thần, thư giãn, thoải mái, an thần, ngủ ngon giấc mà còn giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Nhờ đi sâu điều trị tận gốc căn nguyên bệnh, có cơ chế ngăn ngừa bệnh tái phát nên phương pháp này không gây ra tình trạng nhờn thuốc, phụ thuộc vào thuốc. Hơn thế nữa, thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên an toàn, không tác dụng phụ, có thể sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Phương pháp Điều trị bằng thảo dược cây lạc tiên đang được nhiều người tin tưởng và lựa chọn trong điều trị bệnh mất ngủ, đặc biệt mà mất ngủ kinh niên.