Bệnh tiểu đường và mỡ máu cao (hay rối loạn lipid máu) là 2 bệnh thường đi song hành với nhau, người bị tiểu đường có nguy cơ bị mỡ máu cao và ngược lại. Nếu cả 2 chỉ số đường máu và mỡ máu đều cao thì nguy cơ xuất hiện các biến chứng ở người bệnh càng sớm và nặng.
Theo thống kê lâm sàng tại các bệnh viện chuyên khoa lớn, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hầu hết có mỡ máu cao. Tình trạng rối loạn chuyển hóa đường ở bệnh tiểu đường lâu dần sẽ kéo theo tình trạng rối loạn lipid máu, đặc biệt dư thừa Triglycerid và LDL-c (còn gọi là cholesterol xấu).
Hơn thế, bệnh nhân đái tháo đường kèm rối loạn lipid máu còn làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch từ 2– 4 lần, tăng nguy cơ bị tổn thương mạch máu gấp 10 lần so với bệnh nhân đái tháo đường thông thường.
Người mắc bệnh tiểu đường bị tổn thương mạch máu gấp 10 lần so với người bình thường. Phần lớn các tổn thương mạch máu trong bệnh nhân tiểu đường là hậu quả của rối loạn lipid máu. Nếu không điều trị dứt điểm tình trạng rối loạn này sẽ dễ dẫn đến các biến cố về tim mạch như các bệnh tim mạch vành, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Trong khi đó, biến chứng tim mạch đang dẫn đầu trong số các nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân tiểu đường.
Bệnh nhân tiểu đường ngoài chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường vận động thể thực, giảm cân, ngưng hút thuốc lá, bỏ rượu bia còn cần kiểm soát tốt huyết áp, lipid máu và đường huyết. Kiểm soát đường huyết tốt sẽ hạn chế được tình trạng tắc mạch máu, giảm các tổn thương mạch máu, ngăn ngừa nhiễm trùng, đồng thời sẽ giúp giảm Cholesterol, LDL và triglyceride, giúp ngăn chặn tình trạng xơ vữa mạch máu,hạn chế được nguy cơ biến chứng như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Do đó, chìa khoá trong việc ngăn chặn các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường có kèm rối loạn lipid máu là bên cạnh việc kiểm soát đường huyết, bệnh nhân phải kiểm soát tốt các chỉ số về lipid máu.
Đối với người bị rối loạn lipid máu, tuỳ theo các thành phần cholesterol trong máu của người bệnh gia tăng, bác sĩ sẽ lựa chọn các nhóm thuốc thích hợp. Tuy nhiên, khó khăn chính của người bệnh đái tháo đường có kèm rối loạn lipid máu khi điều trị là có nguy cơ bị tăng men gan, do đó thường phải uống thêm các thuốc trợ gan, thận.
Để ngăn ngừa biến chứng, người bệnh cần kết hợp hạ đường huyết với điều trị giảm mỡ máu xấu bằng các loại thuốc và các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược như dây thìa canh, cùng với đó thường xuyên theo dõi đường huyết, mỡ máu, ăn uống và luyện tập hợp lý.
Năm 2006, Nghiên cứu khoa học của PGS.TS Trần Văn Ơn, Chủ nhiệm bộ môn thực vật học, Trường Đại học Dược Hà Nội đã chỉ rõ tác dụng của dây thìa canh trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Với hoạt chất chính là GS4, dây thìa canh ức chế hấp thu đường ở ruột sau ăn, kích thích tuyến tuỵ sản sinh insulin để tăng chuyển hoá đường trong máu, tăng cường phục hồi chức năng tuyến tuỵ, kích thích cơ thể sử dụng đường. Mặt khác, Dây thìa canh còn giúp tăng thải Cholesterol trong máu, giảm triglicerid, giảm LDL-c, nhờ đó giảm Lipid máu toàn phần.
THÔNG TIN CHO BẠN