13 tác dụng của tốt cho sức khỏe của Cây Đinh Lăng không phải ai cũng biết ?

Cây đinh lăng là một loại cây khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Được biết đến như loại cây được trồng để làm cảnh trong nhà. Một vài năm gần đây, với nhiều các nghiên cứu khoa học và tìm hiểu kỹ càng hơn về loại cây này. Đinh lăng mới được biết đến như một loại cây thuốc dân gian với nhiều tác dụng mà ít ai biết đến.

Cây Đinh Lăng là gì ?

Cây đinh lăng còn được gọi là cây nam dương lâm, cây gỏi cá. Tên khoa học Polyscias fuiticosa (L) Harms, thuộc dòng họ ngũ gia bì Araliaceae. Chúng tay dùng rễ hay vỏ rễ sấy khô hoặc phơi khô.

Cây còn được gọi là cây gỏi cá vì thường được dùng khi ăn với gỏi cá, là một loại cây nhỏ, thân mịn nhẵn, khong có gai, cao khoảng từ 0.8m đến 1.5 m. Lá của cây là lá kép có xẻ 3 lần hình lông chim, không có lá đính kèm rõ. Cuống lá nhỏ, gầy dài  từ 3mm đến 10mm, phiến lá có hình răng cưa, không đều nhau, lá có mùi thơm. Hoa của Đinh lăng có chùy ngắn từ 7mm đến18mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa. Trang hoa 5, nhị 5 vớ chỉ nhị nhỏ gầy, bầu hạ ngăn 2 có dìa màu trắng nhạt. Quả nhỏ dài dẹt, chiều dài khoảng 3mm đến 4mm độ dầy 1mm có vòi.

Phân bố, thu hái và chế biến cây Đinh Lăng

Phân bố: Cây Đinh Lăng được trông phổ biến ở nước ta đặc biệt là các tỉnh miền núi. Cây còn được mọc nhiều cả ở Lào và tỉnh biên giới ở Trung Quốc. Trước đây cây Đinh Lăng chủ yếu được dùng làm cảnh và làm rau thơm trong các bữa ăn. Gần đây có nhiều nghiên cứu khoa học cũng như thực nghiệm đã phát hiện ra nhiều tác dụng tốt của cây. Thường sử dụng rễ để dùng bằng cách đào lên, rửa sạch rồi sấy khô hoặc phơi khô.

Thành phần hóa học cây Đinh Lăng

Cây có rất nhiều các thành phần hóa học bên trong bao gồm các alcaloit, vitamin B1, saponin, flavonoit, glucozit, tanit và các axit amin trong đó có methionin, lyzin và xystei là những loại axit amin quan trọng.Củ Đinh Lăng rất nhiều chất tốt cho sức khỏe.

Các nhà khoa học, dược lý học và dược liệu đã nghiên cứu các tác dụng của cây. Đinh Lăng có khả năng làm tăng sức khỏe, sức dẻo dai của cơ thể. Và rất nhiều tác dụng:

1. Nước rễ cây đinh lăng có tác dụng làm tăng sức khỏe, déo dai của cơ thể người dựa vào thì nghiệm cấp tính tương đồng như cây nhân sâm.

2. Với số lượng 0.1 ml cao lỏng cây Đinh Lăng cho 20 gam thể trọng sống làm giảm sức hoạt động của chuột nhắt.

3. Cây Đinh Lăng có tác dụng trực tiếp lên cơ tim ếch  làm cô lập ( phương pháp Straub) với liêu lượng nhất định để làm giảm thiểu trương lực cơ tim. Làm tim co bóp yếu đi, thưa và dẫn đến tim ngừng đập.

4. 0.2 đến 1% dung dịch nước rễ Đinh Lăng gây co mạch cô lập tai thỏ theo cách của Kravkov

5. Với dung dịch Đinhg Lăng liều 0.5ml và với 100% đến 200%. Trên 1kg thể trọng tĩnh mạch vành tai, giúp tăng cường hô hấp về cả về biên độ và tần số làm cho huyết áp giảm xuống tạm thời.

6. Tại chỗ trên tử cung, với dung lượng 1 ml chất cao đinh lăng 100% cho 1kg thể trọng tiêm tĩnh mạch vành tai giúp cho chúng tăng co bóp nhẹ tử cung.

7. Tăng gấp trên 5 lần đường tiết liệu so với bình thường khi sử dụng đinh lăng với liều uống 2ml dung lượng dung dịch 100% cho 100g thể trọng. Đã được áp dụng trên thì nghiệm chuột bạch.

8. Liều độc: Đinh lăng khá là an toàn, so với nhân sâm thì Đinh Lưng ít độc hơn. Đã có nhiều thí nghiệm về độ độc của cây thì chủ yếu gây ra các thương tật trên nội tạng ở gan, tim , não, thận rồi cuối cùng chết. Liều độc tiêm phúc mạc DL50 của nhân sâm là 16,5g/ kg tuy nhiên lộc tiêm phúc mạc DL50 của đinh lăng là 32,9g/kg, của nũ gia bì (Eleutherococcus) là 14.5g/kg. Điều đó chứng tỏ độ độc tố của cây Đinh Lăng rất ít, có nhiều thí nghiệm đối với chuột với 50g/kg tuy nhiên chuột vẫn bình thường.

Độc tính được diễn ra xung quanh tại gan, phổi, dạ dầy, tim, ruột. Gây rối loạn dinh dưỡng đối với thận, gan, tim. Trước lúc chết có biểu hiện ỉa chảy, mệt mỏi, sụt cân, kém ăn.

9. Làm tăng sức đề kháng của chuột thí nghiệm đối với các tia xạ tầng cao, và siêu cao tần. Có tác dụng làm tăng tuổi thọ hơn so với ngũ gia bì Eleutherococcus, ba kích , đương. Đay là các chất bổ sung chung, tuy nhiên còn có thể do sự diều chỉnh của cơ chế điều nhiệt của Đinh Lăng.

10. Xavaev và Ngô Ứng Long đã cho biết cây có tác dụng rất tốt đối với các nhà phi hành gia, áp dụng tốt trong khi tập luyện tư thế đầu dốc người và tĩnh. Đối với con người, bột rễ Đinh Lăng làm tăng khản ăng vận động, thể dục thể thao.

Công dụng và liều dùng cây Đinh Lăng

Trong quá trình nghiên cứu của viện y học quân sự cho thử nghiệm trực tiếp trên người với 0.23gam đến 0.5 gam bột đinh lăng trên ngày dưới dạng thuốc ngâm rượu nhẹ hoặc sắc lên để uống. Két quả nhận được là sức khỏe tăng hẳn lên, tăng sức dẻo dai như thí nghiệm đã nghiên cứu.

Trên thực tế chúng ta ngoài công dụng ăn làm rau thơm. ăn với gỏi cá, mọi người còn dùng Đinh Lăng để chữa ho ra máu, thông tiểu, kiết lỵ nặng, ho, thông sữa. Ở Ấn độ loại cây này còn được chữa sốt và làm đẹp cho da (làm săn da).

Đơn thuốc có đinh lăng

1. Chữa bệnh biếng hoạt động, mệt mỏi

Rễ Đinh Lăng phơi khô, thái  mỏng đến 0.5 gam. Sắc với 100ml nước, đung phải sôi khoảng 15 phút. Uống đến 2 hoặc 3 lần trong ngày

2. Thông tia sữa, căng vú sữa

Rễ Đinh Lăng khoẳng 30 gam – 40 gam. Sắc với 500ml nước đến khi còn 250 ml. Uống khi nước còn ấm ngay sau khi sắc. Uống liền 2-3 ngày để chữa bệnh nhức vú, sau đó sữa có thể chảy bình thường.

3. Chữa vết thương.

Giã nát lá Đinh lăng đắp đều lên vết thương.



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE