Sau sinh, không ít bà mẹ đau lòng vì đã thử ‘trăm phương, nghìn kế’, bé vẫn nhất quyết không chịu bú mẹ.
Bạn đã cố gắng đưa ti vào miệng bé nhiều lần, nhưng vô ích, bé không chịu bú mẹ. Vì sao lại như vậy?
1. Do cách cho bú
– Nếu mẹ cho bé bú bình sẽ cản trở việc ngậm bắt vú mẹ, dần dần bé sẽ bỏ bú mẹ. Vì thế khi bé bú mẹ thì không nên cho bé bú bình, nếu cần phải ăn thêm sữa thì cho bé ăn bằng thìa, tập dần xen kẽ các bữa bú mẹ.
– Ngậm bắt vú kém là nguyên nhân cơ bản khiến bé ‘chê’ ti mẹ. Vì vậy, cần giúp bé dần ngậm bắt đầu ti mẹ chặt hơn. Trong một số trường hợp, mẹ quá nhiều sữa khiến bé phải nuốt vội khi bú, dễ bị sặc nên sinh ra sợ hãi, do đó, trước khi cho bé bú nên vắt bớt sữa và giữa đầu ti để sữa chạy chậm hơn (dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp đầu ti để điều chỉnh không cho sữa xuống quá nhiều).
Bé chê ti mẹ – lỗi một phần do mẹ đã cho bé bú sai cách.
2. Do bé bị mệt, ốm đau
– Khi mệt, bé thường bú kém hoặc không chịu bú mẹ. Bởi thế, nếu nhận thấy bé có biểu hiện lạ, mẹ cần đặc biệt lưu ý để có biện pháp can thiệp kịp thời. Khi trẻ uể oải, mệt mỏi không nên ép bé bú, nên vắt sữa mẹ và cho bé ăn bằng thìa rồi từ từ tập cho bé quen với việc bú mẹ.
– Trong trường hợp sinh khó hoặc sinh non, bé có thể còn bị đau, chấn thương sau khi lọt lòng mẹ. Các chấn thương thường gặp ở những bé này là chấn thương xương đòn, bị bầm, trật khớp… Khi được mẹ bế để cho bú, bé sẽ càng đau hơn và phản ứng bằng cách quấy khóc, không chịu bú. Để khắc phục, mẹ nên cậy nhờ sự tư vấn của bác sĩ, đổi tư thế cho bé bú thích hợp nhất.
– Hoặc, bé khó bú là do bị tưa lưỡi. Có thể đánh tưa lưỡi cho bé bằng mật ong…
– Ngạt mũi, tắc mũi cũng là lý do khiến bé bú kém hoặc không chịu bú.
3. Do bé ‘ác cảm’ với ti mẹ
– Một số bé cố ngậm chặt miệng khi mẹ đưa ti vào miệng bé. Có thể những lần trước mẹ đã cho bé ngậm bầu ti sâu quá khiến bé gặp khó khăn khi bú và thở. Để khắc phục, trước khi cho bé bú, mẹ nên chạm nhẹ đầu ti vào môi để kích thích bé mở miệng. Sau đó, mẹ mới đưa dần ti vào miệng bé. Hãy để bé tự ngậm sao cho phù hợp nhất với mình. Sau vài lần, bé sẽ bú bình thường trở lại.
4. Do sữa mẹ có mùi lạ
– Khi mẹ dùng nước hoa hoặc ăn các gia vị như: hành, tỏi… sữa sẽ có mùi lạ, bé không thích và khó chịu nên sẽ bỏ bú.
– Mẹ quá bận, nhờ người khác chăm sóc và cho bé bú… lâu dần bé không còn bện hơi mẹ và ‘chê’ bú mẹ.
“Tuyệt Chiêu” Chữa Bệnh Lười Bú Của Bé
Có một số bé có thể bú cả mẹ và bình qua lại xen kẽ. Nhưng có những bé chỉ chọn một cách hoặc ở thời điểm này thích 1 cách, thời điểm khác, lại thích cách khác.
Nguyên Nhân Bé Không Bú Mẹ Trực Tiếp – Ti mẹ quá to: ti mẹ to 1 số bé vẫn bú được, 1 số bé cần thêm 1-2 tuần để làm quen ti to của mẹ, 1 số bé thêm 1-2 tuần để miệng bé lớn hơn 1 tí thì mới ngậm được. – Mẹ bị nứt đầu ti khiến mẹ quá đau (nứt đầu ti bé vẫn ti mẹ được trừ khi mẹ quá đau) – Mẹ cho bé bú bình trước 6 tuần tuổi khiến bé quen bú bình – Mẹ và bé bị cách ly
Các Bước Xử Lý Khi Bé Không Bú Mẹ Trực Tiếp
Bước 1: Ngưng không cho bé ti bình, và tập cho bé ăn sữa mẹ vắt ra bằng những dụng cụ sau:
A. Thìa (muỗng)/cốc (ly) nhỏ trong 2, 3 cữ
B. Xi lanh
C. Bộ câu sữa
Bước 2: Tập cho bé bú mẹ trực tiếp trở lại – Bé sẽ đủ no khi được mẹ cho ăn bằng những dụng cụ trên, nhưng bé sẽ có nhu cầu được mút ti, và sẽ đến thời điểm bé sẵn sàng ti mẹ trở lại, mẹ nằm cạnh bé và đưa ti thử cho bé, nếu bé sẵn sàng bé sẽ chủ động tìm ti mẹ để mút, nếu bé chưa sẵn sàng thì mẹ lại thử lại ở những cữ sau. Và quan trọng nhất là mẹ phải tập cho bé khớp ngậm đúng khi bú mẹ Lưu ý: Tuyệt đối không cho bé ngậm ti giả trong quá trình này