Những ai dễ mắc bệnh tiểu đường

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường đang ngày một gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam. Trong đó bệnh tiểu đường typ 2 xuất hiện phần nhiều là do lối sống chưa khoa học. Bệnh tiểu đường không phân biệt lứa tuổi, không phân biệt là nam hay nữ. Vậy những trường hợp nào có nguy cơ dễ mắc tiểu đường và làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ?

Những người dễ bị mắc tiểu đường

– Độ tuổi: Tuổi > 45; có BMI (chỉ số cơ thể) = ( trọng lượng cơ thể)/(chiều cao x chiều cao) >=23, vòng eo > 90 cm (nam), > 80 cm (nữ).
– Di truyền: có người thân tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
– Lười vận động: việc lười vận động và ăn uống không khoa học có thể sẽ khiến cơ thể béo phì – một trong những nguyên nhân của bệnh tiểu đường.
– Chế độ ăn uống thiếu thực phẩm xanh: tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường rõ ràng tỉ lệ nghịch với hàm lượng rau quả tươi trong khẩu phần. Ngược lại, với những người mà thường xuyên sử dụng thực phẩm công nghệ (đồ hộp, thức ăn nhanh,…) càng dễ bị bệnh tiểu đường.
– Những người thường xuyên uống bia rượu: việc sử dụng bia rượu không điều độ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên nhiều lần.
– Cao huyết áp: những người bị cao huyết áp thường có nguy cơ bị tiểu đường cao gấp 3 lần những người bình thường.
– Mắc các bệnh về gan: rối loạn chức năng gan có thể sẽ kéo theo rối loạn biến dưỡng chất đường và chất béo. Khi đó bệnh tiểu đường và tăng mỡ máu sẽ tự hình thành.
– Tiền sử bị tiểu đường khi có thai hoặc có buồng trứng đa nang: những người có tiền sử sản khoa như tiểu đường thai nghén, sinh con to ≥ 4kg
– Cơ địa: người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết lúc đói.

Vậy làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ mắc tiểu đường?

Mặc dù bệnh tiểu đường đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây tại Việt Nam nói riêng, tuy nhiên, vẫn sẽ có những cách giúp mọi người ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ mắc bệnh, có thể kể đến như:
– Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn ít mỡ, đặc biệt là các loại mỡ no (có nhiều trong thịt), ăn nhiều chất xơ và ăn vừa phải chất carbon hydrate (có nhiều trong ngũ cốc). Ngoài ra cũng không nên ăn mặn.
– Duy trì chế độ tập thể dục thể thao đều đặn: phải tập ít nhất 30-45 phút mỗi ngày và ít nhất 3 ngày mỗi tuần.
– Kiểm tra đường máu thường xuyên, duy trì đường máu trong giới hạn được khuyến cáo.
– Kiểm tra huyết áp và mỡ máu định kỳ, nếu có huyết áp tăng hoặc có rối loạn mỡ máu thì phải điều trị.
– Người bệnh tiểu đường nên tuyệt đối kiêng hút thuốc lá. Có thể bỏ dần dần tiến đến bỏ hoàn toàn để tránh ảnh hưởng xấu tới bệnh.

Vì thế, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn là điều tốt nhất trong mọi trường hợp. Bằng cách áp dụng những lưu ý trên, người bệnh hoàn toàn có khả năng miễn nhiễm hoặc thậm chí có thể chung sống “hòa bình” với căn bệnh tiểu đường.



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE