Chỉ số đường huyết là gì? Chắc hẳn trong chúng ta rất nhiều người đang còn chưa nắm bắt được những chỉ số đường huyết trong cơ thể. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về những chỉ số này từ đó có thể dễ dàng đánh giá mức độ sức khỏe và sớm phát hiện liệu mình có bị mắc phải căn bệnh tiểu đường hay không?Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index), là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. Theo đó, chỉ số GI của một thực phẩm được phân loại: thấp, trung bình hoặc cao.
Chỉ số GI của một thực phẩm được phân loại: thấp, trung bình hoặc cao. Thực phẩm có chỉ số GI cao thường chứa loại đường glucose hấp thu nhanh. Điều đó có nghĩa là sau khi ăn các thực phẩm loại này, thì mức đường glucose trong máu sẽ tăng vọt lên rất nhanh, nhưng cũng giảm nhanh ngay sau đó. Trong khi đó, các thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn vì mức đường huyết được tăng lên từ từ đều đặn và cũng giảm xuống một cách chậm rãi, giúp giữ được nguồn năng lượng ổn định, có lợi hơn cho sức khỏe và trí não.
Với bệnh nhân tiểu đường, việc dùng các loại thức ăn chỉ số đường huyết thấp làm cho đường huyết dễ kiểm soát hơn, vì sẽ tăng từ từ sau ăn chứ không tăng vọt một cách đột ngột. Ngoài ra, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp còn cải thiện chuyển hóa lipid, đặc biệt đối với bệnh tiểu đường tuýp 2. Chỉ số đường huyết của mỗi người biến động từ trước khi ăn đến sau khi ăn.
Chỉ số đường huyết được đo như thế nào?
Chỉ số đường huyết trong cơ thể chúng ta không hề giống nhau ở các thời điểm trong ngày, nên để thống nhất, người ta sẽ dựa vào 4 xét nghiệm sau đây:
- Xét nghiệm chỉ số đường huyết ngẫu nhiên: mẫu máu được lấy tại các thời điểm bất kỳ trong ngày.
- Xét nghiệm chỉ số đường huyết khi đói: mẫu máu sẽ được lấy ít nhất 8h sau khi ăn.
- Xét nghiệm chỉ số đường huyết qua dung nạp glucose: người cần xét nghiệm sẽ uống 75g glucose, sau đó lấy mẫu máu kiểm tra sau 2, 4, 6, 8h…
- Xét nghiệm HbA1c: là giá trị phản ánh nồng độ đường huyết trung bình trong vòng 2-3 tháng qua, cho kết quả chính xác, ít sai lệch.
Tùy theo lứa tuổi, giai đoạn của bệnh, mức độ của các biến chứng…mà chỉ số đường huyết của mỗi người sẽ khác nhau, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa khám cho bạn.
Chỉ số đường huyết an toàn, bình thường
- Đường huyết bình thường trong có thể rơi khoảng từ 70-99 mg/dL tương đương với 3.9 – 5.55 mmol/L.
- Khi hoạt động bình thường, lượng đường trong máu phục hồi ở khoảng 82-110mg/dL tương đương với 4,4 – 6,1 mmol/L.
- Đường huyết sau ăn 2h: đường huyết có thể tăng tạm thời lên đến 7,8 mmol/L (140 mg/dL)
Chỉ số đường huyết chuẩn đoán tiền tiểu đường
- Xét nghiệm đường huyết lúc đói: 100 – 125 mg/dL tương đương với 5.6-6.9 mmol/L.
- Chỉ số HbA1c: 5,7 – 6,4%.
- Nghiệm pháp dung nạp glucose: 140 – 199mg/dL tương đương với 7,8 – 11,0 mmol/L.
Chỉ số đường huyết của người mắc bệnh tiểu đường
Khi mắc bệnh đái tháo đường, chỉ số đường huyết của người bệnh sẽ như sau:
- Thực hiện xét nghiệm đường glucose hai lần liên tiếp: >=126 mg/dL (7mmol/L)
- Đường huyết ngẫu nhiên được do bất kỳ thời điểm nào trong ngày: >=200 mg/dL (11.1 mmol/L)
- Chỉ số đường huyết trước bữa ăn: 4 – 7 mmol(72 mg/dL – 128mg/dl) cho những người bệnh loại 1 và loại 2.
- Chỉ số đường huyết sau ăn: dưới 9mmol/L (162 mg/dl) cho những bệnh nhân có loại 1 và 8,5mmol (153mg/dl) cho người bệnh loại 2.
- Xét nghiệm HbA1c: >= 6,5%.
- Nghiệm pháp dung nạp glucose sau 2h (uống một lượng đường trước khi tiến hành): <=200 mg/dL (11.1mmol/L).
Chỉ số đường huyết của phụ nữ đang mang thai
Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể phụ nữ tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho hai người, vì thế, lượng đường trong máu sẽ giảm. Mức đường huyết bình thường đối với phụ nữ mang thai thấp hơn so với những người không mang thai.
Dựa trên các nghiên cứu hiện nay, đường huyết bình thường trong thai kỳ nằm trong khoảng:
– Đường huyết lúc đói: 70,9 mg/dL ± 7,8 (3,94 mmol/L ± 0,43)
– Đường huyết một giờ sau ăn: 108.9 mg/dL ± 12.9 (6.05mmol/L ± 0.72)
– Đường huyết hai giờ sau ăn: 99.3 mg/dL ± 10.2 (5.52mmol/L ± .57)
Phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường nên duy trì đường huyết ở mức:
– Đường huyết lúc đói: 79 mg/dL (4.4 mmol /L)
– Đường huyết một giờ sau ăn: 122 mg/dL (6.8 mmol/L)
– Đường huyết hai giờ sau ăn: 110 mg/dL (6,1 mmol/L)
Cách xác định chỉ số đường huyết nhằm chẩn đoán bệnh tiểu đường
Có 2 cách để kiểm tra và chẩn đoán người nào đã mắc bệnh tiểu đường.
1/ Kiểm tra chỉ số đường huyết trước khi ăn:
Việc kiểm tra chỉ số đường huyết nên thực hiện vào buổi sáng và bạn cần phải nhịn ăn sáng để kiểm tra, lượng đường trong máu sẽ như sau:
- Đối với người bình thường: 4,0 – 5,9 mmol/l (70-107 mg/dl)
- Đối với người tiền tiểu đường hoặc suy Glucose đường huyết: 6,0 – 6,9 mmol/l (108-126 mg/dl)
- Chẩn đoán người bệnh tiểu đường: hơn 6,9 mmol/l (126 mg/dl)
2/ Kiểm tra lượng đường huyết sau khi ăn 2 giờ:
- Đối với người bình thường: dưới 7,8 mmol/l (140 mg/dl)
- Đối với người tiền tiểu đường hoặc suy dung nạp glucose: 7,9-11,1 mmol/l (141 đến 200 mg/dl)
- Chẩn đoán người bệnh tiểu đường: hơn 11,1 mmol/l (200 mg/dl)
Nguyên nhân khiến chỉ số đường huyết bị thay đổi
Lượng đường trong máu không giữ ở mức ổn định, thường lên xuống thất thường là nguyên nhân của những biến chứng từ căn bệnh tiểu đường hoặc do những thói quen ăn uống hay sinh hoạt của mỗi người. Dưới đây là một số những nguyên nhân mời gọi vị khách rắc rối này:
+ Do chế độ ăn uống: Việc thay đổi giờ ăn, thức ăn và số lượng thức ăn đưa vào cơ thể cũng khiến chỉ số đường huyết bị ảnh hưởng. Do đó bạn cần chú ý đến chỉ mức đường chứa trong phẩm khi lựa chọn. Những loại thực phẩm có chỉ số đường thấp hơn 70 là tốt nhất và nó có trong những loại như: đậu xanh, khoai lang, cà rốt, bún, bưởi, đào, cam…
+ Do tập thể dục thể thao hoặc lao động chân tay: Đừng tưởng việc luyện tập thể thao và hoạt động mạnh là tốt. Nếu bạn hoạt động cơ thể quá sức có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ của toàn cơ thể. Hơn nữa, vận động mạnh còn làm tiêu hao nhiều năng lượng, từ đó dẫn đến việc ăn nhiều hơn để bù đi phần năng lượng tiêu hao, hoặc nếu vượt quá giới hạn cho phép có thể khiến bạn bị hạ đường huyết.
+ Uống thuốc đái tháo đường: Việc tự ý uống thuốc điều trị bệnh đái đường mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ có thể dẫn đế những tác dụng phụ. Kể cả bạn đang uống thuốc mà dừng lại đột ngột sẽ làm chỉ số đường huyết tăng bật trở lại, gây những nguy hiểm cực lớn.
+ Do tâm lí bất ổn, stress hoặc bệnh lý kéo dài: Những căng thẳng về tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân đẩy mức đường trong máu của bạn lên cao và vượt quá ngưỡng an toàn.
+ Do mắc các bệnh lí khác như: Cảm cúm, đau dạ dày, viêm phổi, tiêu chảy…
+ Uống nhiều rượu bia hoặc đang dùng thuốc: Theo khuyến cáo những người bệnh đái đường nên tránh xa các loại rượu bia vì nó là nguyên nhân khiến đường huyết của bạn tăng cao.