Những câu hỏi thường gặp về cây trinh nữ hoàng cung

Cây trinh nữ hoàng cung không còn xa lạ với nhiều người tuy nhiên không phải ai cũng có hiểu biết chính xác về loại cây này trong quá trình điều trị bệnh. Cùng bổ sung kiến thức về vị thuốc này qua tuyển tập câu hỏi bên dưới.

Câu hỏi: Cây náng trắng và cây trinh nữ hoàng cung

Trả lời: Trinh nữ hoàng cung (hay Náng lá rộng, Tỏi lơi lá rộng, Tây nam văn châu lan, Tỏi Thái Lan) tên hán văn là Vạn châu lan hay Thập bát học sỹ là một loài thực vật có hoa trong họ Amaryllidaceae. Trong Y học cổ truyền Việt Nam, từ lâu trinh nữ hoàng cung đã được coi là vị thuốc quý. Trước đây, trinh nữ hoàng cung chỉ được dành riêng cho hoàng tộc, vì thế nó thường được gọi với các tên như “cây thuốc của hoàng cung” hay “cây thuốc dành cho nữ giới trong hoàng cung”.

Nhiều nghiên cứu cả trong và ngoài nước đã chứng minh trinh nữ hoàng cung có chứa 32 loại alkaloids tác động lên hệ thần kinhtrong đó một số alkaloids có tác dụng chống sự phát triển của tế bào khối u, kháng khuẩn,… từ đó giúp phòng ngừa và chữa trị các bệnh như u nang buồng trứngu xơ tử cung, tăng cường sức khỏe, miễn dịch, đẩy lùi những rối loạn ở nữ giới. Cây náng hoa trắng (còn có tên là cây lá náng, Hoa náng, Tỏi lơi, Đại tướng quân, Chuối nước, Náng sumatra). Tên khoa học: Crinum asiaticum L. Thuộc họ Náng hay họ Thủy tiên (Amaryllidaceae). Cây náng hoa trắng cũng là một cây thuốc cùng họ với Trinh nữ hoàng cung, nhưng có những công dụng khác. Trong nhân dân thường dùng lá cây Náng hơ nóng, đắp và bóp vào những nơi sai gân, bong gân, bầm tím, sưng tấy khi ngã. Còn dùng xoa bóp khi bị tê thấp, nhức mỏi. Không dùng để uống. Tại Ấn Độ, người ta hay dùng củ ép lấy nước pha loãng để dùng thuốc gây nôn; không gây tẩy và không gây đau đớn. Cới kiều nhỏ, nó gây buồn nôn và ra mồ hôi. Thường dùng củ tươi giã nát, thêm chừng 4 phần nước vắt lấy nước, rồi cứ vài phút lại uống chừng 8-16 g cho tới khi nôn được. Có thể thêm đường cho dễ uống. Trẻ con dùng cũng được. Cần chú ý theo dõi tránh ngộ độcNgười ta còn dùng nước ép củ để ngỏ vào tai chữa đau tai. Hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy uống lá cây náng trắng gây vô sinh, nhất là khi chỉ uống trong một thời gian ngắn. Do đó em không nên quá lo lắng.

Câu hỏi: Cây trinh nữ hoàng cung campuchia có gây vô sinh?

Nếu uống nhầm cây trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc từ Campuchia có bị vô sinh không? Uống khoảng bao nhiêu thì bị ?

Trả lời : Trinh nữ Hoàng cung (TNHC) tên khoa học là Crinum Latifolium L., vốn là cây hoang dại, thường gặp tại các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế và một số tỉnh ở Miền Nam của Việt Nam. Ở Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc cũng có những cây Náng giống cây TNHC ở Việt Nam, có tên khoa học là Crinum asiaticum L. nhưng không thấy các hoạt chất có hoạt tính sinh học chữa bệnh như cây TNHC. TNHC tại Việt Nam có đặc tính chữa bệnh là một loại cây thân thảo, gần giống cây náng hoa trắng.

Cây có hình thái: thân hành như củ hành tây, lá mỏng màu xanh nhạt hơi vàng, đường kính lá dài 80-100cm, rộng 3-8 cm, bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lá lõm thành rãnh, mặt dưới lá có một gờ sống lá nổi rất rõ, đáy bẹ lá nơi sát đất có màu tím. Hoa mọc thành tán thường từ 6 (có khi 9, 10, 12) trên một tán lá đôi, cán hoa dài 20-60 cm. Cánh hoa mảnh, rộng màu trắng có điểm màu phớt hồng, hoa dài 10-20cm. Nụ hoa lúc chưa nở phồng to, ngắn, nhị màu trắng, vòi nhị mảnh, vượt lên trên nhị. Cuống hoa tròn, ngắn, đế tán hơi cong, dài khoảng 7cm, đế và cuống hoa màu xanh. Khi hoa nở hết, cánh hoa xếp sát nhau giữ hình ống. Hoa ít thơm. Thân cây thường ngắn có màu đỏ tía, từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thể tách ra để trồng riêng một cách dễ dàng.

Ở Việt Nam có 12 cây thuộc chi Crinum giống cây TNHC. Trong chi này có cây náng trắng có độc tính rất cao, nếu uống nhầm tác động đến gan, thận. Nếu cây chưa ra hoa thì rất khó phân biệt được bằng mắt thường các cây này với nhau. Trong chi Crinum chỉ có Crinum latifolium L. (TNHC) là có tác dụng chữa bệnh. Hiện nay, nhiều người nhầm lẫn cây TNHC với một số cây Náng khác hoặc cây Huệ biển, đã tùy tiện lấy lá đun sôi làm nước uống chữa bệnh nhưng đã bị ngộ độc, nôn ói. Để phân biệt cây TNHC với cây Huệ biển, cây Náng trắng phải dùng phương pháp phân tích khoa học trong phòng thí nghiệm – điều này không phải dễ dàng. Có một số loài cây náng được nhập từ các nước Châu Á khác dễ nhầm lẫn là cây TNHC, nếu uống nhầm có thê gây ngộ độc. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào khẳng định là uống nhầm phải những cây này sẽ bị vô sinh, cũng như chưa rõ uống với liều bao nhiêu thì sẽ bị vô sinh. Do đó, tốt nhất bệnh nhân không nên dùng lá tươi nếu không biết chắc đó có phải là lá TNHC hay không mà nên tìm mua những sản phẩm đã được Bộ y tế công nhận là thuốc để chữa trị bệnh

 Lá trinh nữ hoàng cung có chữa được u xơ tử cung?

Em bị u xơ tử cung và em được biết uống lá cây trinh nữ hoàng cung thì có thể chữa khỏi bệnh này. Bác sĩ cho em hỏi nếu không có lá tươi thì uống lá đã phơi khô có tác dụng hiệu quả như lá trinh nữ hoàng cung tươi không ạ?

Trả lời: Trinh nữ hoàng cung được các nghiên cứu khoa học chứng minh có tác dụng chữa u xơ tử cung, u nang buồng trứng và u xơ tiền liệt tuyến. Tuy nhiên việc sử dụng cũng cần thận trọng vì lá cây trinh nữ hoàng cung rất dễ nhầm lẫn với các loại lá cây khác tác động đến sức khỏe. Em có thể dùng 10 lá (khô)/ngày, cắt thành từng đoạn ngắn, sao khô, hạ thổ, sắc lấy nước uống.

Cách sắc: đun sôi 3 bát ăn cơm nước, thả lá khô vào, đậy nắp, đun trong 15 phút với lửa nhỏ, đến khi chỉ còn một bát, chia làm 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn 1 tiếng đồng hồ, bã còn lại tiếp tục ngâm nước sôi uống thay nước trong ngày.

Có cách chữa trị u xơ tử cung mà không phải mổ không?

Nghe nói bệnh u xơ tử cung khi đến tuổi khoảng 55-63 tuổi không còn kinh nguyệt thì bệnh cũng hết phải không bác sĩ? Tôi năm nay 50 tuổi, mới phát hiện bệnh u xơ khoảng 3 tháng nay có cách gì chữa trị mà không mổ không bác sĩ? Tôi đã uống 3 hộp thuốc Trinh Nữ Hoàng Cung mà không có giảm.

Trả lời: U xơ tử cung bản chất là cơ tử cung phì đại và phát triển, u xơ tử cung chỉ phẫu thuật khi:

  • U quá to chèn ép các bộ phận gây đau.
  • U gây biến chứng rong kinh, rong huyết, băng kinh.
  • U quá to (trên 50mm).

Bạn đã 50 tuổi, không rõ u to bao nhiêu? Kinh nguyệt thế nào? Vẫn bình thường hãy đã có triệu chứng bất thường? Nếu vẫn bình thường thì bạn có thể theo dõi có thể khi hết kinh u sẽ nhỏ đi không cần phẫu thuật, còn nếu bất thường thì phẫu thuật là biện pháp tốt nhất. Điều trị Nội khoa thường không có tác dụng. Bạn cần đi khám chuyên khoa Sản để có kết quả chẩn đoán chính xác khi đó mới quyết định được.

Điều đáng lưu ý với bạn là khi sử dụng bất kỳ thuốc hay sản phẩm nào cần theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên canh đó, bạn nên lưu ý đi khám kiểm tra lại theo hẹn để xem mức độ tiến triển của khối u, cũng như khả năng đáp ứng của cơ thể với thuốc. Trong quá trình chữa trị nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường (đau bụng, rong kinh, rong huyết) thì nên sớm tới cơ sở y tế để khám và khắc phục kịp thời.

>> uống trinh nữ hoàng cung có bị vô sinh không

>> người bình thường có uống được trinh nữ hoàng cung không

>> uống lá trinh nữ hoàng cung tươi

>> trinh nữ hoàng cung dạng viên



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE