Bạn có biết rằng uống rượu gây ra 20% đến 50% các bệnh về gan? Nếu bác sĩ bảo bạn rằng gan bạn đang yếu đi, điều đó nghĩa là gan của bạn không còn đủ sức để lọc chất thải ra khỏi máu cũng như hỗ trợ các cơ quan khác trong cơ thể bạn. Hậu quả là phần còn lại của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn về bệnh gan trong bài viết này.
Bệnh gan là gì?
Bệnh gan có thể là do di truyền hoặc do các yếu tố gây tổn hại gan như nhiễm virus, uống rượu, mắc bệnh béo phì. Theo thời gian, tổn thương gan để lại sẹo (xơ gan) có thể dẫn đến bệnh suy gan khiến tính mạng người bệnh bị đe dọa.
Gan là cơ quan làm việc vất vả nhất trong cơ thể. Nó có kích thước gần bằng một quả bóng nằm dưới xương sườn của bạn ở phía bên phải bụng. Nó được tạo thành từ 2 phần: thùy trái và thùy phải. Gan cần thiết cho việc tiêu hóa thức ăn, lọc chất độc hại ra khỏi cơ thể cũng như dự trữ năng lượng để cơ thể sử dụng khi cần.
Ký sinh trùng và virus có thể lây nhiễm vào gan, gây viêm và làm giảm chức năng gan. Các virus gây tổn thương gan có thể lây lan qua máu, tinh dịch, thực phẩm bị nhiễm bẩn, nước hoặc tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh. Các loại virus phổ biến nhất gây bệnh gan là virus viêm gan, bao gồm:
- Viêm gan siêu vi A;
- Viêm gan siêu vi B;
- Viêm gan siêu vi C.
Hệ miễn dịch bất thường
Là bệnh mà trong đó hệ miễn dịch của bạn tấn công vào các bộ phận trong cơ thể (tự miễn) và có thể khiến gan bị ảnh hưởng. Ví dụ về các bệnh gan tự miễn bao gồm:
- Viêm gan tự miễn;
- Xơ gan ứ mật nguyên phát;
- Viêm đường mật xơ hóa nguyên phát.
Di truyền
Khi bạn có một gen bất thường được di truyền từ bố hoặc mẹ, gen này sẽ làm tích tụ những chất không tốt trong gan, từ đó làm tổn thương gan. Bệnh di truyền về gan bao gồm:
- Gan ứ sắt;
- Oxalat trong nước tiểu cao;
- Bệnh Wilson.
Những nguyên nhân khác
- Nghiện rượu;
- Tích tụ chất béo trong gan (bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu).
- Uống nhiều rượu;
- Sử dụng chung kim tiêm khi tiêm chích ma túy;
- Xăm hoặc xỏ khuyên;
- Có truyền máu trước năm 1992;
- Tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể của người khác;
- Quan hệ tình dục không an toàn;
- Tiếp xúc với hóa chất hoặc chất độc nhất định;
- Mắc bệnh tiểu đường;
- Bị béo phì;
- Nồng độ triglycerid trong máu cao.
- Da và mắt xuất hiện màu vàng (bệnh vàng da);
- Trướng bụng;
- Sưng ở chân và mắt cá chân;
- Ngứa da;
- Màu nước tiểu đậm;
- Phân bạc màu hoặc phân có máu;
- Mệt mỏi kéo dài;
- Buồn nôn hoặc nôn mửa;
- Ăn mất ngon;
- Dễ bị bầm tím.
Tìm ra nguyên nhân và mức độ tổn thương gan là rất quan trọng trong việc hướng dẫn điều trị. Bác sĩ thường chẩn đoán bằng cách hỏi bệnh sử của bạn kỹ lưỡng và thăm khám lâm sàng.
Bác sĩ có thể khuyên:
- Bạn nên làm xét nghiệm máu. Đây là một nhóm các xét nghiệm máu với tên gọi là xét nghiệm chức năng gan được dùng để chẩn đoán bệnh gan. Các xét nghiệm máu khác có thể được thực hiện để tìm ra chính xác bệnh mắc phải hay bệnh di truyền;
- Hoặc bạn sẽ phải làm xét nghiệm hình ảnh. Các xét nghiệm như CT scan, MRI và siêu âm có thể giúp thấy được tổn thương gan;
- Bạn có thể phải làm sinh thiết gan. Công việc này được tiến hành bằng cách đưa một cây kim dài vào gan sau đó lấy ra một ít mô gan. Mẫu mô sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm mục đích chuẩn đoán bệnh.
Bệnh gan có rất nhiều biến chứng. Khi gan của bạn bắt đầu suy yếu, các cơ quan khác của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Dưới đây là một số biến chứng của suy gan cấp tính:
- Phù não: xảy ra khi các chất lỏng trong não tích tụ quá mức gây tăng áp lực khiến não không có đủ oxy để hoạt động.
- Rối loạn đông máu: vì gan chịu trách nhiệm sản xuất các chất đông máu, suy gan cấp tính sẽ gây chảy máu không kiểm soát được, thường là ở đường tiêu hóa.
- Nhiễm trùng: bạn sẽ dễ bị nhiễm khuẩn hơn, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tiết niệu
- Suy thận: Khi gan suy yếu, thận sẽ phải làm việc nặng nhọc hơn để lọc độc tố trong cơ thể. Do đó, thận sẽ là cơ quan tiếp theo dễ bị suy yếu.
Các biến chứng có thể được ngăn ngừa bằng cách làm giảm tiến triển của bệnh gan. Điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ để tìm cách ngăn chặn những biến chứng trên.
Bạn nên làm gì để kiểm soát bệnh gan?
Khi mắc bệnh gan, nếu bạn có chế độ ăn uống lành mạnh thì gan sẽ làm dễ dàng hơn và có thể tự hồi phục một số tổn thương. Ngược lại, chế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm cho gan của bạn làm việc vất vả hơn và có thể gây ra nhiều tổn thương hơn.
Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn uống tốt nhất cho gan cũng như có được lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Nếu bị bệnh gan nặng, bạn nên tuân theo chế độ ăn như sau, sẽ giúp bạn cải thiện tình hình:
- Ăn một lượng lớn thực phẩm giàu carbohydrate. Carbohydrates nên là nguồn cung năng lượgn chính trong chế độ ăn uống.
- Ăn một lượng chất béo vừa phải. Các carbohydrate và chất béo sẽ ngăn ngừa sự tiêu hủy các protein trong gan.
- Mỗi ngày ăn khoảng 1 g protein cho mỗi kilogram trọng lượng cơ thể. Điều này có nghĩa rằng một người đàn ông 70 kg nên ăn 70 g protein mỗi ngày. Người có lá gan bị hư hỏng nặng có thể cần phải ăn ít protein. Tham khảo ý kiến bác sĩ về nhu cầu protein của bạn.
- Hãy bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B.
- Giảm lượng muối đưa vào cơ thể (thường ít hơn 1500 mg mỗi ngày) nếu bạn đang bị thừa dịch trong cơ thể.