SỎI THẬN NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG ĂN NHỮNG GÌ?
Sỏi thận hay sạn trong thận được hình thạnh bởi các tinh thể hay các chất có thể kết tủa lại với nhau trong nước tiểu. Các tinh thể nhỏ thì tự ra ngoài được nhưng các tinh thể lớn và tích tụ ngày càng to ra thì không thể tự ra ngoài được, gây đau và cần được điều trị bằng y tế. Sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì là một vấn đề được nhiều người quan tâm vì chế độ dinh dưỡng có một vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh sỏi thận. Đối với những người bị bệnh sỏi thận thì không nên ăn những thực phẩm có chứ oxalat trong chế độ ăn hàng ngày. Oxalat là một axit hữu cơ tự nhiên có trong thực vật, động vật và cả con người. Người bệnh sỏi thận cũng được đề nghị khiêng các thực phẩm làm tăng axit uric và canxi. Vì cả hai axit uric và canxi có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh sỏi thận.
Nếu bệnh nhân bị nhẹ các sỏi thận đang còn nhỏ thì có thể tự ra ngoài theo đường đại tiện. Nhưng nếu sỏi thận lớn sẽ gây chèn ép các ống dẫn nước tiểu hoặc bị nghẽn trong bàng quang gây đau cho bệnh nhân. Bệnh nhân có thể phải phẫu thuật để lấy sỏi ra ngoài. Vậy chế độ dinh dưỡng có tác động gì tới bệnh sỏi thận không? Bạn có thể tìm hiểu thêm dưới bài viết sau đây.
Sỏi thận kiêng ăn gì?
1. Các loại thịt và thịt gia cầm
Giảm lượng thịt bò, thịt gia cầm và cá vì đây là những thực phẩm rất giàu protein. Nhiều protein trong chế độ ăn uống sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.
2. Một số loại rau quả
Trong khi cố gắng để loại bỏ các loại thực phẩm có chứa oxalate từ thịt thì cũng lưu ý một số loại rau quả có thể là “tòng phạm” gây nên sỏi thận. Ví như rau bina được cho là tạo nhiều oxalat nhất.
Ngoài ra, các loại thực phẩm khác có chứa oxalate bao gồm các loại đậu, củ cải đường, dâu, cam, sô-cô-la, cà phê và đậu phộng.
3. Muối
Bạn nên cố gắng ăn nhạt vì những nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu.
4. Các loại thức ăn khác
Người bị bệnh sỏi thận cần ăn kiêng một số đồ uống giàu oxalat bao gồm cà phê, bia, ca cao và nước chè. Socola, đậu phụ, mùi tây, hẹ, mầm lúa mì cũng cần ăn kiêng.
Nhiều người bệnh cũng chia sẻ về cách điều trị sỏi thận bằng quả dứa như sau: Khoét 1 lỗ trên quả dứa nhét vào đó 1 ít phèn chua rồi hấp cách thủy trong vòng 3 giờ. Sau đó ăn hết cả nước và cái. Áp dụng bài thuốc liên tục trong vòng 7 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Những loại quả trên ăn hoặc uống nước ép đều tốt song người bệnh cũng không nên lạm dụng. Vẫn phải đảm bảo uống đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày.
Những loại quả người bệnh thận ăn vào như “đổ thêm dầu vào lửa”
1. Chuối
Mặc dù chuối có chứa chuối protein, các loại đường, calci, phốt-pho ,tinh bột, chất béo, kali, kẽm, vitamin A, C, E, B1 nhưng lượng kali trong chuối quá nhiều lại ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của thận.
2. Hoa quả khô
Người bị sỏi thận không nên ăn hoa quả khô hoặc nho vì chúng rất nhiều bazơ oxalic kích thích sỏi phát triển.
3. Quả bơ
Giống như chuối, trong bơ cũng chứa 1 lượng kali lớn gây ra nhiều áp lực cho quả thận. Với những người có sức khỏe tốt thì nên ăn bơ hằng ngày, chúng chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn rất có lợi cho tim mạch.
Mổ sỏi thận nên ăn gì?
Người bệnh sỏi thận vừa phải trải qua quá trình phẫu thuật sỏi thận rất nguy hiểm. Do đó, sức khỏe bệnh nhân đang rất yếu vì phải mất quá nhiều máu trong quá trình phẫu thuật. Chính vì thế, một chế độ ăn hợp lý, khoa học và cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết sẽ cực kỳ quan trọng trong giai đoạn hồi phục sức khỏe nhanh hơn. Mổ sỏi thận nên ăn gì?
Để xây dựng một chế độ ăn uống khoa học cho người bệnh sau mổ sỏi thận. Các bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng những thực phẩm sau:
1. Thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ là từ khóa đầu tiên trả lời câu hỏi dinh dưỡng sau mổ sỏi thận. Những thực phẩm này là nguồn cung cấp chất xơ rất hiệu quả giúp hỗ trợ nhu động ruột, giảm khó khăn khi đại tiện, nhất là với những người bệnh sau khi thực hiện tán sỏi thận qua da.
Theo đó, các loại thực phẩm nhiều chất xơ không thể kể đến đó là ngũ cốc nguyên hạt, rau và đậu. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có cách bổ sung chất xơ hợp lý nhất. Kèm theo đó, bạn nên kết hợp với việc đi bộ hoặc tập thể dục nhẹ nhàng để góp phần cải thiện hoạt động đại tiện, tránh tái phát sau mổ sỏi thận.
2. Thực phẩm giàu can xi
Thực phẩm giàu Canxi được khuyến khích cho nhiều người, trong đó cũng có những người bệnh sau khi mổ sỏi thận.
Bằng chứng là có rất nhiều nghiên cứu mới đây chỉ ra, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ canxi hàng ngày sẽ có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc và tái phát sỏi thận canxi.
Để bổ sung canxi, những người hình thành sỏi canxi oxalate nên uống 800 mg canxi mỗi ngày giúp hỗ trợ hồi phục sau mổ. Mỗi ngày, hãy uống một cốc sữa 300 mg canxi hoặc các sản phẩm chứa nhiều canxi từ sữa.
3. Uống nhiều nước
Nước là đồ uống không chỉ tốt cho toàn bộ hoạt động cho cơ thể, mà còn giúp thải độc cơ thể, tốt cho những người bệnh sau khi mổ thận.
Nguyên nhân là do lượng nước khi đưa vào cơ thể sẽ giúp nước tiểu loãng hơn, từ đó làm giảm lượng khoáng, giúp cuốn đi các chất thải lắng đọng hình thanh “sỏi” trong thận, cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
Vì thế, bạn nên bổ sung đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày, hoặc có thể bổ sung bằng các loại nước uống khác mà bạn thích.
Như vậy, có thể nói người bị sỏi thận nếu áp dụng đúng chế độ ăn sẽ giúp tăng cường quá trình điều trị bệnh sỏi thận dứt điểm sẽ được thúc đẩy nhanh chóng hơn. Mong rằng, với những thông tin trên, bệnh nhân sau khi mổ sỏi thận đã giải đáp được câu hỏi sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì? Đồng thời, mang đến lợi ích thúc đẩy quá tình hồi phục sức khỏe tốt hơn để có thể điều trị sỏi thận dứt điểm. Nếu bệnh nhân muốn tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến bệnh sỏi thận. Hãy liên hệ trực tiếp với Sỏi Mật Trái Sung để được tư vấn miễn phí về bệnh sỏi thận và cách điều trị hiệu quả nhất nhé!