Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn sẽ khác nhau giữa tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Tiểu đường type 1 không phân chia giai đoạn, trong khi đó tiểu đường type 2 được chia thành 4 giai đoạn, bao gồm: Giai đoạn đề kháng lnsulin hay còn gọi là tiền tiểu đường hoặc rối loạn dung nạp glucose, giai đoạn tăng đường huyết lúc đói, giai đoạn kiểm soát đường huyết khó khăn và cuối cùng là giai đoạn người bệnh xuất hiện nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Hiểu rõ về các giai đoạn của bệnh tiểu đường sẽ giúp bạn cũng như người thân trong gia đình chủ động trong việc phòng ngừa, điều trị giảm nhẹ hoặc trì hoãn hậu quả của bệnh.
Bệnh tiểu đường bắt đầu với sự đề kháng lnsulin – Giai đoạn tiền tiểu đường
Để hiểu về giai đoạn đề kháng lnsulin thì trước hết bạn cần biết lnsulin là gì? lnsulin là một hormon được sản xuất bởi nhóm tế bào beta của các tiểu đảo tuỵ. Nhờ hormon này mà tế bào của cơ thể có thể sử dụng đường glucose (sản phẩm của quá trình tiêu hóa carbohydrate trong chế độ ăn) để tạo thành năng lượng, đồng thời làm giảm lượng đường trong máu.
Đề kháng lnsulin là tình trạng xảy ra khi các tế bào bắt đầu ngăn cản hoạt động của lnsulin và không thể sử dụng lnsulin một cách hiệu quả. Điều này gây nên tình trạng giảm sự hấp thu glucose vào trong tế bào. Lúc này cơ thể sẽ cố gắng bù đắp bằng cách tăng sản xuất lnsulin.
Giai đoạn 2 – Bệnh tiểu đường tiến triển ở giai đoạn tăng đường huyết lúc đói
Tình trạng đề kháng lnsulin tiếp tục tăng dần lên tới một lúc nào đó thì việc bù đắp bằng cách tăng sản xuất lnsulin của các tế bào beta của đảo tụy sẽ không thể theo kịp. Lúc này, lượng đường trong máu bắt đầu tăng lên, dấu hiệu nhận biết đặc trưng của là tăng đường huyết lúc đói: Đường huyết lúc đói lớn hơn 7mmol/l.
Ở giai đoạn này cơ thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khá đặc trưng bao gồm: mờ mắt, ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, sút cân nhiều, mệt mỏi triền miên… Người bệnh bắt buộc phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu không bệnh sẽ tiến triển nặng lên nhanh chóng.
Giai đoạn 3 – Bệnh tiểu đường nặng lên khi đường huyết khó kiểm soát, HbA1c cao
Tình trạng đề kháng lnsulin của tế bào tiếp tục tăng lên ở mức cao, tuyến tụy hoạt động quá mức trong thời gian dài dẫn tới suy giảm chức năng làm giảm khả năng sản xuất lnsulin, các thuốc điều trị tiểu đường sử dụng lâu dài bắt đầu kém hiệu quả (hiện tượng nhờn thuốc) khiến cho đường huyết trở nên khó kiểm soát hơn rất nhiều. Lúc này người bệnh thường được các bác sĩ chỉ định nhiều loại thuốc điều trị tiểu đường kết hợp với nhau và cũng có thể kết hợp với tiêm lnsulin liều cao. Các biến chứng tiểu đường như biến chứng thần kinh, biến chứng nhiễm trùng… đã bắt đầu xuất hiện.
Giai đoạn 4 – Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối với nhiều biến chứng phối hợp
Giai đoạn 4 và cũng là giai đoạn tiến triển cuối cùng của bệnh tiểu đường là khi mức độ bệnh đã trở nên nghiêm trọng, các biến chứng xuất hiện nhiều, đặc biệt là các biến chứng như:
– Biến chứng thần kinh: Đây là biến chứng phổ biến nhất ở người bệnh tiểu đường và có thể được nhận biết với các dấu hiệu như tê, ngứa ran, đau, mất cảm giác, rối loạn cảm giác ở một số vùng trên cơ thể, rối loạn cương dương ở nam giới…
– Biến chứng tim mạch: bệnh mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên… Có tới khoảng 65-75% nguyên nhân tử vong ở người bệnh tiểu đường là do các biến chứng về tim mạch
– Biến chứng trên mắt: điển hình như bệnh võng mạch tiểu đường khiến người bệnh mất dần thị lực và cuối cùng là mù lòa.
– Biến chứng trên thận còn gọi là bệnh thận tiểu đường: bệnh thận mãn tính, suy thận…
– Biến chứng nhiễm trùng: có thể gây ra những vết loét ở bàn chân và rất khó điều trị. Nhiều trường hợp người bệnh phải cắt cụt chi do biến chứng này.
Bệnh tiểu đường tiến triển qua 4 giai đoạn, nhưng không có nghĩa là bệnh sẽ tiến triển nặng dần lên. Và người bệnh hoàn toàn có thể chặn đứng diễn tiến của bệnh tiểu đường. Ví dụ, ở những người phát hiện sớm khi mới ở giai đoạn tiền tiểu đường, họ sẽ có 70% cơ hội không chuyển thành bệnh tiểu đường type 2.
Thời gian mỗi giai đoạn có thể dài ngắn khác nhau và phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát đường huyết, phát hiện sớm biến chứng và điều trị các bệnh lý mắc kèm. Để làm được điều này, người bệnh cần kiên trì thực hiện chế độ ăn khoa học, tăng cường luyện tập thể dục và dùng thuốc thường xuyên theo khuyến cáo của bác sĩ. Hàng năm, nên đến bệnh viện kiểm tra mắt, thận, tim… ít nhất 2 lần.
Giải pháp nào giúp ngăn chặn tiến triển bệnh tiểu đường ?
Xu hướng sử dụng các thảo dược truyền thống để hỗ trợ điều trị tiểu đường, giúp ổn định đường huyết và ngăn chặn tiến triển của bệnh ngày càng được người bệnh quan tâm. Nổi bật trong số đó phải kể đến Cao Dây Thìa Canh Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh chúng giúp hạ đường huyết lúc đói, không gây tăng đường huyết sau ăn, giảm chỉ số HbA1c, ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa mỡ (chất béo), hiệu quả tương đương với các thuốc chính điều trị bệnh tiểu đường.
Bạn có thể xem thêm đánh giá của chuyên gia Đông y Hoàn Khánh Toàn về sản phẩm tại đây: