Bệnh Tiểu Đường Có Chữa Khỏi Được Không ?

Thời gian gần đây, chúng tôi liên tục nhận được những câu hỏi như: Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không? Làm thế nào để chữa được bệnh tiểu đường? Thú thật, khi nhận những câu hỏi này, chúng tôi cảm thấy rất buồn. Vì số ca mắc bệnh tiểu đường đang tăng nhanh chóng mặt. Chưa kể đến những người ủ bệnh đã lâu nhưng không phát hiện. Khi đã quá nặng đến giai đoạn biến chứng thì mới bắt đầu đi khám ra bệnh. Vì thế, trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ nhiều hơn cho bà con về mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường cũng như cách phát hiện và điều trị bệnh.

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Nó thực sự nguy hiểm vì nó sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như sau:

– Biến chứng nhiễm trùng: nhiễm trùng máu, nhiễm trùng chân răng, nhiễm trùng tiết niệu,…

– Biến chứng bàn chân: cụt chân

– Biến chứng mắt: suy giảm thị lực, mù lòa,…

– Biến chứng tim: tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bại liệt,…

– Biến chứng thận: suy thận

Tất cả những biến chứng này đều có thể dẫn đến tử vong!

Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không?

Hầu hết những bệnh nhân đến khám hoặc nhờ chúng tôi tư vấn đều hỏi một câu rằng: Thưa bác sĩ, bệnh tiểu đường có chữa được không? Và chúng tôi cũng rất tiếc phải trả lời các bệnh nhân rằng: Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, không có cách nào trị dứt điểm hoàn toàn. Chúng ta bắt buộc phải “sống chung” và chiến đấu với bệnh tật.

“Cuộc chiến” với bệnh tiểu đường là một cuộc chiến dài hơi. Nhưng cũng không cần quá lo lắng bởi chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được căn bệnh này nếu như phát hiện sớm (chưa có biến chứng) và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Vì thế, nếu bệnh nhân hỏi rằng: bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? thì câu trả lời sẽ là . Còn nếu hỏi rằng, bệnh tiểu đường có phải “án tử” không? thì câu trả lời là KHÔNG.

Làm thế nào để phát hiện ra bệnh tiểu đường sớm nhất?

Cách phát hiện ra bệnh tiểu đường sớm nhất là thường xuyên đo đường huyết và đi khám sức khỏe định kỳ. (Xem hướng dẫn CÁCH ĐO ĐƯỜNG HUYẾT

Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để đo đường huyết thường xuyên và đi khám định kỳ. Vậy thì họ làm thế nào để phát hiện bệnh? Với những nhóm đối tượng này thì có thể dựa vào những biểu hiện của bệnh tiểu đường như sau để dự đoán bệnh:

– Khát nước liên tục và đi tiểu nhiều trong ngày

– Thường xuyên thấy đói và mệt mỏi dù ăn uống điều độ. Có dấu hiệu của giảm cân không lý do.

– Xuất hiện các vết sạm da nhìn như vết nhăn ở vùng cổ, nách, khuỷu tay. Hoặc hay bị ngứa, khô da.

– Mờ mắt, thị lực suy giảm, nhìn mọi vật bị méo mó.

– Cơ thể mệt mỏi, tâm trạng căng thẳng, muộn phiền.

– Tê bì chân tay, vùng chân thường bị mất cảm giác.

– Vết thương lâu lành, xuất hiện các vết bầm tím trên da.

Nếu thấy từ 2 triệu chứng trở lên, tốt nhất là bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và chữa trị kịp thời. Tránh trường hợp để quá lâu, những biểu hiện trên có thể biến thành những biến chứng nguy hiểm.

Điều trị bệnh tiểu đường như thế nào cho hiệu quả?

Chúng tôi vừa trả lời cho câu hỏi: Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Và khi bạn đã nhận thức được mức độ nguy hiểm của nó, hãy bắt tay vào phòng bệnh và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một số phương pháp để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả:

Chế độ ăn uống khoa học

Thói quen ăn ngọt, ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh đang rất phổ biến ở thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng béo phì và bệnh tiểu đường ở nước ta. Chính vì thế, bệnh tiểu đường có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào việc bạn điều trị và kiểm soát chế độ ăn như thế nào.

Đầu tiên, giảm thiểu đường và đồ ăn ngọt trong các bữa ăn. Tuyệt đối nên kiêng đường từ các loại kẹo ngọt, mật ong.

Thứ hai, giảm tinh bột đã qua chế biến như cơm trắng, bánh, các loại bột, miến, bún,…

Thứ ba, nên kiêng hoàn toàn nước ngọt, nước uống có ga và đồ uống có cồn.

Thứ tư, tăng cường ăn rau xanh, thịt nạc, cá (đặc biệt là cá hồi, cá mòi, cá thu,…), ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, hạt đậu, hạt chia, hạt lanh,…

Thứ 5, tuân thủ chế độ ăn uống đúng giờ, ăn nhiều bữa nhỏ và tập thể dục thường xuyên, đều đặn.

Dùng thuốc chữa bệnh

Có 2 kiểu dùng thuốc chữa bệnh tiểu đường:

Một là, dùng thuốc Tây Y để kích thích sản sinh insulin giúp chuyển hóa đường glucose thành năng lượng đi nuôi tế bào. Thường thì bệnh nhân tiểu đường type 1 sẽ phải sử dụng thuốc nhiều hơn. Lưu ý rằng, phải có sự chỉ định của bác sĩ thì mới được dùng thuốc, không tự ý uống hay bỏ thuốc.

Hai là, sử dụng các bài thuốc chữa bệnh theo Đông Y: Đây đều là những bài thuốc dân gian từ những loại cây có tác dụng ổn định đường huyết. Ví dụ như sắc búp ổi non, sắc dây thìa canh, sắc lá xoài,… Cách chữa bệnh này Y học chưa thể kiểm chứng được hết về mức độ hiệu quả nhưng nó hoàn toàn có căn cứ để sử dụng.



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE