Bệnh tiểu đường và tổng hợp những kiến thức liên quan đến bệnh tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh mãn tính nguy hiểm, đứng thứ 3 thế giới chỉ sau các căn bệnh ung thư và tim mạch. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO năm 2013 số người mắc bệnh tiểu đường đã lên đến con số 382 triệu người, trong đó có 46% số ca không chẩn đoán được, tại Đông Nam Á có 73 triệu ca. benh-tieu-duong-la-gi

Trong bài viết này, bạn đọc sẽ được cung cấp tổng hợp kiến thức về: bệnh đái tháo đường là gì, cách kiểm soát đường huyết hiệu quả giúp ngăn chặn tối đa biến chứng của bệnh tiểu đường có thể xảy ra.

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LÀ GÌ?

Bệnh đái tháo đường (hay bệnh tiểu đường) là căn bệnh rối loạn chuyển hóa chất bột đường glucose gây tăng đường huyết mãn tính trong cơ thể. Do hậu quả của việc thiếu hụt, hoặc sự suy giảm hoạt động của insulin, hoặc cũng có kể kết hợp cả 2 nguyên nhân trên.

Vai trò của insulin trong đường huyết: insulin là hormon được sản xuất từ tuyến tụy trong cơ thể, có vai trò cân bằng đường huyết và giúp hộ tống chất đường glucose trong máu đi nuôi tế bào trong cơ thể. Trong trường hợp, có sự đề kháng insulin, insulin không được sản xuất ra hoặc sản xuất ra nhưng không hoạt động (bị vô hiệu hóa) sẽ làm cho lượng đường trong máu không được hộ tống đi nuôi tế bào trong cơ thể, từ đó dẫn đến dư thừa lượng đường glucose trong máu hay còn gọi là đường huyết tăng cao, buộc lượng đường dư thừa phải thải ra ngoài bằng đường nước tiểu. Và đó chính là câu trả lời cụ thể, dễ hiểu nhất cho câu hỏi

BIỂU HIỆN CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LÀ GÌ?

Bệnh đái tháo đường thường rất khó để nhận biết, hầu hết chỉ khi sự đã rồi người bệnh mới phát hiện ra. Điều này đã gây ra những hệ quả khó lượng cho rất nhiều bệnh nhân. Cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh tiểu đường là thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt những người ở độ tuổi 40 trở đi.

9 dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường

1 – Khát nước và đi tiểu nhiều, lượng nước tiểu cũng nhiều hơn bình thường.

2 – Sụt giảm cân đột ngột.

3 – Cơ thể suy nhược mệt mỏi, luôn rơi vào tình trạng thiếu năng lượng và không muốn hoạt động.

4 – Da khô, ngữa hoặc có vảy, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng da, viêm da.

5 – Ngứa ban hoặc tê bì chân tay, chuột rút.

6 – Đói liên tục, vừa ăn xong đã có cảm giác đói.

7 – Vết thương khó lành.

8 – Tầm nhìn bị thu lại, nhìn mờ.

9 – Tính tình thay đổi, hay cáu gắt, nổi nóng.

Dấu hiệu bệnh tiểu đường

PHÂN LOẠI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Bệnh tiểu đường được chia làm 3 dạng khác nhau: bệnh tiểu đường tuýp 1, bệnh tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Về mức độ nguy hiểm, biến chứng thường gặp, cách chữa trịvà đối tượng mắc bệnh thường là khác nhau.

 Bệnh tiểu đường tuýp 1: người bệnh phụ thuộc hoàn toàn vào insulin đến suốt cuộc đời, thường xuyên phải tiêm insulin. Đối tượng mắc bệnh thường là trẻ em, thanh thiếu niên, người dưới 40 tuổi, tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường.

 Bệnh tiểu đường tuýp 2: Người bệnh ít hoặc không phụ thuộc vào insulin. Bệnh xuất hiện sau 40 tuổi, người có chế độ ăn uống không hợp lý, thừa cân, ít hoạt động thể chất,…

 Bệnh đái tháo đường thai kỳ: Xuất hiện ở phụ nữ mang thai từ tuần thứ 24- 28. Sau sinh thường bệnh sẽ tự khỏi nhưng nếu không điều trị đúng cách bà bầu có thể gặp những biến chứng nguy hiểm, dễ phát triển lên tiểu đường tuýp 1 hoặc 2 sau khi sinh bé (em bé cũng có thể mắc bệnh trong tương lai).

BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LÀ GÌ ?

Nếu bạn không may mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc ĐTĐ tuýp 2 thì biến chứng là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn yên tâm việc kiểm soát  và ngăn chặn biến chứng tiểu đường hoàn toàn có thể thực hiện được.

*Các biến chứng thường gặp ở người mắc bệnh đái tháo đường:

Tổn thương hệ thần kinh: Bệnh tiểu đường gây tổn thương hệ thần kinh theo nhiều cách khác nhau, có thể  trực tiếp do đường huyết tăng cao gây gián đoạn dẫn truyền, cũng có thể gián tiếp qua hệ thống vi mạch có vai trò nuôi dưỡng hệ thần kinh. Phần lớn là gây tổn thương vùng ngoại biên bao gồm bàn chân, ống chân và bàn tay.bien-chung-benh-tieu-duongMù lòa vĩnh viễn (võng mạc bị tổn thương): 

Các mạch máu nhỏ có vai trò nuôi dưỡng võng mạc bị tổn thương do đường huyết tăng cao là tiền đề dẫn đến mù lòa.

Bệnh về tim mạch: Tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh về động mạch vành, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, áp huyết cao,…

Suy thận: Đường huyết tăng cao có thể gây tổn hại đến hjee thống mao mạch lọc cầu thận. Nếu không kiểm soát tốt được đường huyết sẽ xảy ra hệ lụy suy thân. Người mắc chứng tiểu đường phải chạy thận suốt đời.

Loét bàn chân: Khi hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương mà không được kiểm soát tốt kết hợp với lượng máu nghèo nàn làm chậm lành vết thương, từ đó dẫn đến hoại tử buộc phải cắt cụt chi.

Nhiễm toan Ceton: Khi tế bào không nhận đủ lượng glucose, cơ thể buộc tăng tạo glucose từ chất béo được đưa vào cơ thể làm giải phóng nhiều acid, từ đó gây nên tình trạng nhiễm toan Ceton – dễ dẫn đến tử vong.

Hạ đường huyết: Hạ đường huyết thường xảy ra khi tiêm quá liều insulin hoặc do nhịn đói trong thời gian dài. Hạ đường huyết khiến người bệnh bị đau đầu, chóng mặt, run rẩy, ngất,… thậm trí là hôn mê.

Ngoài ra biến chứng tiểu đường có thể gây ra một số căn bệnh về xương khớp, phổi.

BẢNG CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾTchi-so-duong-huyet

GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT HIỆU QUẢ

Để kiểm soát đường huyết hiệu quả, người bệnh cần có 1 chế độ ăn uống và luyện tập điều độ.

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường:

Đối với thức ăn chứa tinh bột: Người mắc bệnh đái tháo đường nên ăn các loại bánh mì không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, khoai tây, khoai sọ, gạo lứt,… lượng tinh bột đưa vào cơ thể người đái tháo đường chỉ nên duy trì ở khoảng 50-60% so với người thường.

Đối với chất đạm: Người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế tối đa các loại đồ ăn chế biến sẵn như thịt hộp, patê, xúc xích… mà thay vào đó hãy ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu… nên ưu tiên cá chích và cá mòi vì trong cả hai loại cá này có chứa chất béo có lợi cho việc chống lại bệnh tim mạch và ung thư. Bên cạnh đó, người đái đường (tiểu đường) có thể ăn các loại thịt bò, thịt lợn,… đã lấy sạch mỡ. Tuyệt đối tránh da gà, da vịt bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol không tốt cho đường huyết. Cũng như thực phẩm chứa tinh bột, hạn chế chế biến món ăn bằng cách chiên, nên chọn cách chế biến là luộc, kho, nướng.

Đối với chất béo: Người đái đường cân hết sức hạn chế mỡ, các bác sĩ chuyên khoa đã khuyến cáo lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực vật như dầu olive, dầu đậu nành, dầu mè.

Rau, trái cây tươi bệnh nhân tiểu đường cần ăn như thế nào?:

Mỗi ngày bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường) nên ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi. Rau quả tươi không những có tác dụng chống lão hóa mà còn là thức ăn bổ sung muối khoáng, vitamin tốt nhất.

Chất ngọt người tiểu đường nên ăn như thế nào?:

Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa hãy tuyệt đối tránh xa các loại bánh kẹo, rượu, nước ngọt có ga… Bệnh nhân tiểu đường (đái đường) nên sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như Aspartam và sacharine không chỉ giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giúp bạn ăn ngon miệng hơn.

TIN VUI CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG

Tính đến thời điểm hiện tại Y học thế giới vẫn chưa tìm ra giải pháp chữa dứt điểm bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể chung sống hòa bình với cặn bệnh đến suốt cuộc đời.

Ngoài giải pháp chứa trị bằng phương thuốc duy trì của Tây Y thì hiện nay ngành Đông dược đang vùng lên một giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường ưu việt hơn, không lo tác dụng phụ như tây y, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người tiểu đường. Người bệnh có thể ngưng sử dụng thuốc trong thời gian dài 3-4-5 năm mà vẫn không lo đường huyết tăng cao. Người bệnh không cần phải kiêng kem quá nhiều, có thể ăn uống, sinh hoạt như người bình thường.

Sản phẩm Đông dược đã giúp hơn 10.000 người tiểu đường thoát khỏi căn bệnh nguy hiểm này đó là thuốc tiểu đường Cao Dây Thìa Canh. Mọi thông tin chi tiết bạn vui lòng Click vào bài viết sau:

Tạm biệt tiểu đường nhờ bí quyết vàng từ thiên nhiên

Nội dung bài biết hôm nay, tôi xin khép lại tại đây. Hi vọng bài viết đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ bệnh tiểu đường là gì?, nguyên nhân bệnh tiểu đường từ đâu. Chúc quý bạn đọc thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE