Biến chứng của bệnh Tiểu Đường – Tê Bì Chân Tay

Ngày nay, bệnh nhân tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường) không bị nguy hiểm bởi đường huyết cao nữa vì không thiếu thuốc chữa trị hạ đường huyết rất tốt. Tuy nhiên, họ lại gặp nguy hiểm bởi các BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG.

Trong đó, BIẾN CHỨNG THẦN KINH, MẠCH MÁU với biểu hiện ban đầu TÊ BÌ CHÂN TAY là một trong những biến chứng đến sớm, bị nhiều nhất và gây nhiều nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường.

NHỮNG BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

 Các chuyên gia của Hội Đái tháo đường Quốc tế (IDF) lưu ý rằng, bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương mô ở nhiều cơ quan trong cơ thể, nhưng thận, mắt, thần kinh ngoại biên và mạch máu, là những nơi xảy ra tổn thương nhiều nhất, và đưa đến nguy cơ “đoạt mạng” rất cao. Cụ thể:

cta kiến thức tiểu đườngBiến chứng gây tổn thương thần kinh: Là biến chứng phổ biến và xuất hiện sớm nhất gồm bệnh thần kinh ngoại biên và thần kinh thực vật. Tổn thương thần kinh ngoại biên với biểu hiện bắt đầu là TÊ BÌ CHÂN TAY, khi xảy ra ở bàn chân có thể gây loét bàn chân. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới phải “đoạn chi” cao, thậm chí “đoạt mạng”.Tổn thương thần kinh thực vật sẽ dẫn đến loạn nhịp tim, da khô, tiêu chảy, táo bón, đại tiện không kiểm soát được, khô âm đạo ở nữ hay rối loạn cương dương ở nam…

 Theo thống kê thì có khoảng 60 -70% bệnh nhân tiểu đường có biến chứng thần kinh, mạch máu, và 10% trong số đó phát hiện bị tê bì tay chân và biến chứng thần kinh khác ngay khi phát hiện ra bênh tiểu đường.

 Biến chứng mạch máu gây tổn thương ở tim mạch là cực kỳ nguy hiểm và rất thường gặp, phổ biến nhất là gây tắc mạch vành tim, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong.

 Biến chứng bàn chân: Nguyên nhân do tổn thương thần kinh và mạch máu nuôi ở bàn chân. Vết thương hoại tử ở bàn chân không lành, càng ngày càng nặng lên dẫn đến phải đoạn chi.

 Dễ bị nhiễm trùng do đường huyết cao, điển hình như: răng miệng, lợi, nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục…

Khi nhiễm trùng kết hợp với biến chứng thần kinh, mạch máu càng gây hậu quả nặng nề và đẩy người bệnh tiểu đường phải “đoạn chi” sớm hơn.

Biến chứng gây tổn thương thận: Bởi đường máu luôn cao nên gây tổn thương hàng triệu vi mạch máu tại thận dẫn đến suy giảm các chức năng lọc, bài tiết của thận và suy thận.

Biến chứng gây tổn thương mắt: Bởi những mạch máu nhỏ tại võng mạc dễ bị nghẽn, vỡ trong lòng mắt dẫn đến các bệnh lý về võng mạc. Tiểu đường cũng gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, mù loà.

Biến chứng của tiểu đường thực sự rất nguy hiểm nhưng chúng ta có thể ngăn chặn được nếu có ý thức phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm các biến chứng.

cta kiến thức tiểu đườngTÊ BÌ CHÂN TAY LÀ DẤU HIỆU BẮT ĐẦU CỦA BIẾN CHỨNG THẦN KINH, MẠCH MÁU CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Biến chứng thần kinh ngoại biên với dấu hiệu tê bì chân tay thường xuất hiện sớm, tổn thương chủ yếu ở chi trên và chi dưới.

 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT: Cảm giác tê bì, kiến bò, kim châm, đau cơ hoặc mất cảm giác; nóng bỏng hay tê lạnh, thậm chí rát bỏng ở đầu ngón tay, ngón chân. Đau hay tê tự phát vào ban đêm, không có chu kỳ, không khu trú. Đặc biệt là đau cả lúc nghỉ ngơi, nhưng lại giảm đi khi vận động. Đây là dấu hiệu phân biệt với tổn thương các mạch máu ở chi dưới trong bệnh tiểu đường (viêm động mạch chi dưới).

Khi tổn thương thần kinh ngoại biên nặng do tiểu đường, bệnh nhân có thể bị teo cơ, liệt nhẹ. Khi đó, cảm giác ở bàn tay bàn chân giảm, mức độ sừng hoá da tăng lên, có thể xuất hiện các ổ loét da giữa các vùng sừng hoá mà người bệnh không biết. Biến chứng thần kinh ở chi dưới cũng có thể gây ra tình trạng hoại tử khiến cho người bệnh có nguy cơ phải chịu tàn phế vì phải phẫu thuật tháo dần các khớp.

cta kiến thức tiểu đườngNgoài ra, còn hai nhóm tổn thương do biến chứng thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường là:

Biến chứng thần kinh vận động: Thường ít gặp hơn. Trong biến chứng này, các dây thần kinh bị viêm với các biểu hiện: sụp mi mắt (tổn thương dây thần kinh số 3), lác ngoài (dây thần kinh số 4), liệt mặt (dây thần kinh số 7), mất vận động nhìn ngoài (dây số 6), điếc (dây số 8).

Biến chứng thần kinh thực vật: Thường kết hợp với các biến chứng thần kinh ngoại biên, và được coi là rối loạn thần kinh nội tạng. Có thể gặp như: nhịp tim nhanh khi nghỉ, giảm sự tiết mồ hôi, giảm sự co giãn của đồng tử, giảm trương lực cơ hệ tiêu hoá (buồn nôn, nôn hay đầy bụng sau khi ăn,…), giảm co bóp cơ bàng quang (gây ứ đọng nước tiểu), liệt dương ở nam giới.

 Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường gây tổn thương mạch máu ngoại vi, gặp chủ yếu gặp ở chi dưới do các mảng vữa xơ làm tắc mạch gây tê bì chân. Các dấu hiệu lâm sàng bao gồm mất cảm giác bàn chân, đau cách hồi, đau ở đùi, bắp chân, giai đoạn nặng có các dấu hiệu thâm tím, hoại tử đầu chi do thiếu máu.

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG GÂY TÊ BÌ CHÂN TAY VÀ TỔN THƯƠNG THẦN KINH, MẠCH MÁU như thế nào?

Cơ chế gây tổn thương thần kinh ở các bênh nhân tiểu đường, có thể do tình trạng đường máu cao kéo dài sẽ gây tổn thương (tắc, hẹp) các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Mặt khác đường máu cao còn sinh ra các sản phẩm chuyển hóa gây độc cho dây thần kinh.

Hậu quả là các dây thần kinh bị thoái hóa, tốc độ dẫn truyền các tín hiệu bị chậm lại, có khi mất hẳn. Hầu hết những tổn thương này có tính chất thoái hóa vĩnh viễn, và khi có trên 50% số sợi trục bị tổn thương thì khả năng phục hồi là không thể. Lúc này, tình trạng tê bì và mất cảm giác đã rất nặng, và là thời điểm nguy hiểm đến tính mạng.

 Ngoài việc kiểm soát đường máu không tốt, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc biến chứng thần kinh ở bênh nhân đái tháo đường như: Thời gian bị đái tháo đường lâu; Tuổi cao: Tỷ lệ bị biến chứng thần kinh là 5% ở những bệnh nhân 25-29 tuổi, nhưng tăng cao tới 44,2% ở những người 70-79 tuổi.

HẬU QUẢ NGUY HIỂM CỦA TÊ BÌ CHÂN TAY, BIẾN CHỨNG THẦN KINH VÀ MẠCH MÁU CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – NẶNG NHẤT LÀ TỬ VONG

Khi bệnh nhân tiểu đường bị TÊ BÌ CHÂN TAY và biến chứng thần kinh, mạch máu mà không được phát hiện, điều trị sớm, đúng cách sẽ gây ra rất nhiều hậu quả xấu, thậm chí nguy hiểm.

Đầu tiên là bệnh nhân rất đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và giảm khả năng lao động, vận động.

Thứ hai, người bệnh rất dễ gặp nguy hiểm do tê bì, mất cảm giác. Ví dụ:

  • Khi va phải hoặc dẫm lên vật cứng, có thể gây tổn thương bàn chân nhưng người bệnh không phát hiện ra do mất cảm giác đau.
  • Có thể bị bỏng khi ngâm chân tay trong nước quá nóng mà không biết do mất cảm giác.
    Khi đó, vết thương, vết bỏng sẽ tạo thành ổ nhiễm khuẩn dễ dẫn tới nhiễm trùng huyết, rồi hoại tử chi và phải tháo dần từng khớp từ bàn chân, đến cẳng chân,…. Nhưng, bệnh nhân tiểu đường khi phải tháo khớp thì cũng rất lâu hoặc không thể lành tổn thương, dẫn tới tàn phế rồi tử vong.
  • Các biến chứng mạch máu có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, tắc mạch vành tim,… và gây liệt hoặc tử vong.

Chính vì vậy, biến chứng thần kinh, mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường rất nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị sớm!

CẦN ĐIỀU TRỊ SỚM TÊ BÌ CHÂN TAY, BIẾN CHỨNG THẦN KINH VÀ MẠCH MÁU Ở BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

 Nếu đang mắc các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa như tiểu đường thì tê bì chân tay chính là biến chứng thường gặp, đến sớm và rất nguy hiểm, có thể gây hậu quả nặng nề, cần điều trị sớm



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE