Có rất nhiều phụ nữ sau sinh bị tắc tia sữa nhưng không có cách xử lý đúng dẫn đến viêm vú, áp xe vú… Để có cách xử lý đúng khi bị tắc tia sữa Bệnh viện phụ sản Trung ương chỉ dẫn.
Nhiều trường hợp tắc tia sữa dẫn đến áp xe vú
Trước hết các bạn cần hiểu sơ lược cấu tạo, chức năng của cơ quan sản xuất sữa (bầu vú).
Bầu vú bao gồm mô liên kết trong đó có mô mỡ tạo hình dạng của bầu vú do đó hình dạng và kích thước của bầu vú không quyết định khả năng tiết sữa của người phụ nữ hay nói cách khác bất cứ hình dạng kích thước bầu vú như thế nào cũng đủ điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ.
Ngay trong thai kỳ, khoảng tuần thai 16 đến 20 cấu trúc sản xuất(nang sữa) đã hoàn thiện để sản xuất những giọt sữa non đầu tiên. Nên ngay khi em bé chào đời sữa đã có sẵn trong bầu ngực và chỉ cần em bé ngậm bú đúng sẽ nhận được sữa mẹ. Sữa mẹ sản xuất tại nang sữa được các sợi cơ trơn co thắt tống ra các đường uống dẫn sữa đổ vào xoang sữa và đi ra ngoài núm vú
Tắc tia sữa là vì một lý do nào đó đường ống dẫn sữa bị bít hẹp từ bên trong hay bên ngoài làm cho sữa bị ứ tắc tại nang sữa và các đường ống phía sau chỗ tắc gây sưng to và đau vú vùng tắc.
Quá trình điều trị viêm tắc tia sữa chị đã từng gặp rất nhiều trường hợp chị em bị tắc tia sữa vì không biết xử lý đúng khi vào bệnh viện kiểm tra thì hậu quả dẫn đến áp xe vú phải phẫu thuật. Áp xe vú diễn biến qua hai giai đoạn, giai đoạn viêm ban đầu và giai đoạn tạo thành ổ áp xe, biểu hiện của hai giai đoạn này ở từng bệnh nhân sẽ rất khác nhau chứ không phải lúc nào cũng bao gồm sốt cao, sung tấy đỏ vùng viêm. Nhiều sản phụ sau khi có dấu hiện viêm tắc tia sữa lại tự tìm thông tin trên mạng thấy trường hợp của mình không giống mà chỉ là tắc sữa đơn thuần nên vẫn tiếp tục xử trí sai và hậu quả là tổn thương vú nặng nề hơn rất nhiều.
Xử trí tắc sữa đúng cách
Khi phát hiện tắc sữa cấp, bà mẹ cần bình tĩnh xử trí theo các bước sau: chườm ấm (bằng khăn ấm túi chườm hoặc tắm vòi sen, khi chườm da sẽ có cảm giác ấm nóng dễ chịu) làm dãn giảm co thắt cơ trơn nang sữa và ống dẫn sữa, làm lỏng tan sữa vón cục. Sau đó nhẹ nhàng mát xa dọc từ ổ sữa ứ hướng về quầng thâm, matxa xoay tròn vùng ranh giới giữa đau và không đau (nút tắc), matxa làm mền quầng thâm vú (vùng xoang sữa) lau sạch núm vú và cho bé bú, hoặc vắt sữa bằng tay vùng quầng thâm tương đương với vị trí tắc.
Các mẹ tích cực cho bé bú vú hướng xuống theo chiều trọng lực là tốt nhất. Trong khi trẻ bú vẫn tiếp tục hút vắt, matxa vùng nút tắc hướng xuống quầng thâm. Khi thấy vùng sữa ứ được giải phóng ta cần chườm mát vú (đắp khăn hoặc túi chườm mát lên da thấy mát rượi là được).
Những chỗ có dấu hiệu bị tắc các mẹ không được sợ mà phải cho bé bú hoặc hút lên tục rồi chườm mát là biện phát điều trị tại nhà đúng đắn nhất để thông tắc sữa và hạn chế tổn thương vú thứ phát như viêm mủ áp xe vú.
Nếu sau khi xử trí tại nhà mà bà mẹ thấy sốt nhiều hơn, đau và nổi cục nhiều hơn không đỡ thì nên đi khám cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Phòng tránh hạn chế tắc tia sữa
Để phòng tránh, hạn chế tắc tia sữa ở các sản phụ trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ cần lưu ý.
Cho bé bú ngay sau sinh, bú liên tục và theo nhu cầu của em bé.
Thực hành có tư thế và khớp ngậm bú đúng.
Trước mỗi khi bú hoặc hút sữa nên mát xa vú làm tăng phản xạ xuống sữa làm giảm nguy cơ tắc sữa.
Không cho em bé bú bình ngay từ lúc mới sinh cho đến khi em bé tròn 6 tuần.
Không chờ đến khi bầu vú căng mới cho bú, khi bầu vú và quầng thâm căng cứng, cần mát xa là mền quầng thâm kỹ mới cho bú hoặc hút sữa Mỗi khi bú xong lau sạch nước bọt của bé, nhỏ một vài giọt sữa bôi xung quanh núm vú và quầng thâm, không cần phải làm sạch vú trước khi cho con bú vì vú có cơ chế tự bảo vệ.