Chế độ ăn cho người viêm gan xơ gan

Cho đến nay y học vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu viêm gan do virut. Vì vậy, để cải thiện chất lượng cuộc sống chúng ta cần biết cách chăm sóc và giữ gìn, kiêng khem kỹ càng cho người bệnh viêm gan

Về dinh dưỡng, bệnh nhân viêm gan nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt cá, trứng, sữa…), đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua…; giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán; kiêng tuyệt đối rượu bia; khi ốm cần phải sử dụng thuốc phải hỏi ý kiến thầy thuốc để bảo đảm rằng loại thuốc đó không gây độc cho gan. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Vì gan là cơ quan có chức năng chính là xử lý và đào thải chất độc cho cơ thể, nên khi bị ngộ độc thực phẩm gan sẽ phải làm việc nhiều hơn, có thể đẩy nhanh thêm quá trình tổn thương ở gan.

Không uống rượu, bia vì đồ uống có cồn khi chuyển hóa qua gan sẽ làm độc hại trực tiếp đối với gan khiến gan bị tổn hại nặng thêm…

Các virut gây viêm gan lưu hành hiện nay có 6 loại, bao gồm: virut viêm gan A, B, C, D, E, F và G, riêng virut viêm gan F đang được coi là biến thể của virut viêm gan B. Trong các loại virut gây viêm gan thì virut viêm gan B là nguy hiểm nhất vì khả năng lây nhiễm của virut viêm gan B rất cao (gấp 10 lần viêm gan C và 100 lần HIV) và tỷ lệ biến chứng xơ gan, ung thư khá lớn, do virut âm thầm tàn phá tế bào gan.Viêm gan virut là bệnh lây có những biểu hiện kém ăn, buồn nôn, mệt mỏi, gan sưng to, chức năng của gan bị suy giảm, có những trường hợp xuất hiện vàng da. Sau thời kỳ viêm gan cấp tính có một số bệnh chuyển sang viêm gan mạn tính, chức năng của gan có thể tiếp tục bị tổn hại.

Chế độ ăn trong thời kỳ viêm gan mạn

Khi giai đoạn cấp tính đã qua, bệnh nhân ở vào tình trạng “yếu gan”, thời kỳ này có khi kéo dài rất lâu. Bệnh nhân không chịu được những bữa ăn có quá nhiều chất béo, nhiều loại thực phẩm, hoặc những thay đổi đột ngột về môi trường, khí hậu.

Chế độ ăn cần chú ý đến những điểm sau:

  • Thức ăn phải tươi, tránh để lâu, không nên nấu nướng cầu kỳ
  • Không dùng những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng
  • Nên ăn nhiều bữa để hấp thu tốt hơn, chú ý dùng chế độ ăn nương nhẹ cả gan lẫn dạ dày và ruột
  • Ăn nhiều thịt nạc nhưng tránh ăn thịt súc vật non vì có chứa nhiều nucleoproti
  •  Nên ăn nhiều sữa, trứng ăn vừa phải và chỉ nên dùng trứng tươi
  • Các chất béo chỉ nên dùng ít và dùng dạng dầu thực vật, tránh dùng mỡ động vật
  • Tăng cường chất đường, mật, bột ngũ cốc
  • Rau quả loại tươi, mềm, ít xơ, nhiều ngọt
  • Không dùng gia vị, rượu, bia, chất kích thích…

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn:

  • Năng lượng: 35Kcal/kg cân nặng hiện tại/ ngày
  • Proid: 1-1,5g/kg cân nặng hiện tại/ ngày
  • Lipid: 15-20% tổng năng lượng. Axít béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiến 1/3 và axít béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid
  • Đủ vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B, K) và muối khoáng.
  • Nước: 1,5- 2lít/ngày
  • Số bữa ăn: 3-4 bữa/ ngày

Cơ cấu khẩu phần/ ngày nên như sau:

  • Năng lượng (kcal): 1800-1900
  • Protid (g): 50- 75
  • Lipid (g): 30-40
  • Glucid (g): 310- 340
  • Nước (lít): 1,5- 2

Một số thực đơn tham khảo

Mẫu 1: 1500Kcal/ ngày, Protid: 59g, Lipid: 22g, Glucid: 262g

  • Sáng: Bún thịt bò (bún 200g, thịt bò 30g), quả chín: 100g
  • Trưa: cơm 2 lưng bát (100g gạo), thịt nạc viên hấp 60g, canh bí 200g, nước cam 200ml
  • Chiều: cơm 2 lưng bát (100g gạo), thịt bò xào rau cải (thịt bò 40g, rau cải 200g, dầu ăn 5ml), đu đủ 100g
  • Tối: sữa tươi 200ml

Mẫu 2: Năng lượng 1770 Kcal, Protid: 82g, Lipid: 31g, Glucid: 288g

  • Sáng: cháo thịt (gạo tẻ 30g, thịt nạc 30g), quả chín 100g
  • Trưa: cơm 2 bát, thịt bò xào thập cẩm (thịt bò 50g, hành tây 20g, mộc nhĩ 5g, tỏi tây- cà rốt 30g, đậu cô ve 20g), canh cải 1 bát
  • Chiều: cơm 2 bát, đậu sốt cà chua (đậu phụ 100g, cà chua 50g), tôm rang 50g, canh rau 200g, quả chín 100g
  • Tối: sữa 200ml

Mẫu 3: Năng lượng 2100 Kcal, Protid: 86g, Lipid: 44g, Glucid: 347g

  • 7h sáng: Bánh mì trứng (bánh mì 1 cái, trứng gà 1 quả, dầu ăn 5ml), quả chín 100g
  • 9h: 1 cốc chè đỗ đen (đỗ đen 20g, đường kính 20g, bột đao 5g)
  • 11h: cơm 2 bát, thịt rim 50g, canh bí xanh tôm nõn (bí xanh 200g, tôm nõn 10g, dầu ăn 3ml), quả chín 200g
  • 15h: 1 hộp sữa nước 200ml
  • 17h: cơm 2 bát, thịt gà rang 80g, rau muống luộc 200g, quả chín 200g.

Mục đích của chế độ ăn:

  • Nương nhẹ chức năng gan
  • Tạo điều kiện để tái tạo tổ chức gan,
  • Ngăn ngừa sự hủy hoại thêm của tế bào gan

Viêm gan chia 2 giai đoạn:

  • Viêm gan cấp tính: Giai đoạn đầu và giai đoạn tiếp theo
  • Viêm gan mãn tính

Chế độ ăn trọng thời kỳ viêm gan cấp tính:

Giai đoạn đầu:

Thời kỳ này bệnh nhân có thể sốt, nôn mửa, đau nhức hoặc biếng ăn. Vì gan vẫn phải làm việc khi tế bào gan bị tổn thương do đó phải áp dụng chế độ nương nhẹ gan và nương nhẹ dạ dày, ruột.



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE