Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường và bao nhiêu là nguy hiểm?

Một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể chính là chỉ số đường huyết hay còn gọi là chỉ số Glucose. Hiểu đúng về các chỉ số đường huyết sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng tránh và điều trị các bệnh lý nguy hiểm liên quan tới đường huyết cao, trong đó phổ biến nhất là bệnh tiểu đường.

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index) là nồng độ glucose (một loại đường đơn) có trong máu được đo tại những thời điểm nhất định. Nồng độ glucose trong máu thay đổi liên tục trong mỗi lần đo, thậm chí khác nhau từng phút. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường.

Chỉ số đường huyết được phân thành 4 loại: đường huyết ngẫu nhiên, đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn và HbA1C.

Xét nghiệm đường huyết cho biết nồng độ đường glucose trong máu ở các điều kiện nhất định. Dựa vào những kết quả đó có thể đánh giá được khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể, nhờ vậy có thể xác định một người có mắc các bệnh lý liên quan tới đường huyết (hạ đường huyết, tiểu đường, tiền tiểu đường…) hay không. Hơn nữa, xét nghiệm glucose máu còn giúp đánh giá một người mắc bệnh tiểu đường có đang áp dụng các phương pháp điều trị đúng hay không và hiệu quả như thế nào.

Có 2 đơn vị đo chỉ số chỉ số đường huyết là milligrams trên deciliter (mg/dL) hoặc millimoles trên liter (mmol/L). Để chuyển đổi đơn vị, chúng ta tính như sau:

  • Từ mmol/L -> mg/dL bằng cách nhân (x) với 18
  • Từ mg/dL -> mmol/L bằng cách chia (:) cho 18

 

Bình thường, đường huyết sẽ tăng lên đáng kể sau khi ăn và giảm nếu bạn vừa tập thể dục hoặc vận động. Đường huyết có thể được đo lường bằng nhiều cách, bao gồm: Xét nghiệm glucose máu lúc đói (FTG), đo đường huyết sau ăn, nghiệm pháp dung nạp glucose (OGTT) và HbA1c.

Chỉ số đường huyết an toàn đối với người bình thường như sau:

  • Đường huyết ngẫu nhiên: <140 mg/dL (7,8 mmol/l)
  • Đường huyết lúc đói: <100 mg/dL (< 5,6 mmol/l)
  • Sau bữa ăn: < 140mg/dl (7,8 mmol/l)
  • HbA1C: < 5,7 %

Cụ thể như sau:

Đường huyết lúc đói

Đường huyết lúc đói được đo lần đầu vào buổi sáng cách bữa ăn trước khoảng 8h, khi bạn chưa ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm nào. Chỉ số đường huyết lúc đói ở khoảng giữa 70 mg/dL (3.9 mmol/L) và 92 mg/dL (5.0 mmol/L) là bình thường.

Theo các chuyên gia y tế, những người có chỉ số đường huyết lúc đói trong khoảng trên thì có thể trong vòng 10 năm tới hoặc là lâu hơn sẽ không phát triển bệnh đái tháo đường.

Đường huyết sau ăn

Chỉ số đường huyết sau khi ăn thường được đo trong vòng sau ăn từ 1 – 2 giờ, chỉ số này ở người là dưới 120mg/dL (6.6 mmol/L)

Nghiệm pháp dung nạp glucose (OGTT)

Nghiệm pháp này giúp kiểm tra nồng độ glucose trong huyết tương sau khi người bệnh uống 75gr glucose. Ở người bình thường, OGTT dưới 200mg/dL (11.1 mmol/L).

Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c)

Chỉ số HbA1c giúp bác sĩ chẩn đoán tiền Đái tháo đường và Đái tháo đường, qua đó giúp người bệnh có thể kiểm soát bệnh kịp thời. Chỉ số lý tưởng của HbA1c là 5.0-5.5%.

Với bệnh nhân tiểu đường, đường huyết được kiểm soát tốt nhất khi chỉ số HbA1c < 6.5%.

Đường huyết bình thường trong thai kỳ

Trong quá trình mang thai, lượng máu trong cơ thể của người mẹ tăng lên để đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và em bé. Vì vậy, lượng đường huyết trong máu ở phụ nữ sẽ giảm. Chỉ số đường huyết bình thường ở phụ nữ mang thai sẽ thấp hơn so với người không mang thai. Chỉ số đường huyết bình thường trong thai kỳ nằm trong khoảng:

  • Đường huyết lúc đói: 70,9 mg/dL ± 7,8 (3,94 mmol/L ± 0,43)
  • Đường huyết một giờ sau ăn: 108.9 mg/dL ± 12.9 (6.05mmol/L ± 0.72)
  • Đường huyết hai giờ sau ăn: 99.3 mg/dL ± 10.2 (5.52mmol/L ± .57)

Hotline Tư vấn và chăm sóc sức khỏe Tiểu Đường

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?

Vùng đường huyết nguy hiểm là vùng đường huyết quá thấp hoặc quá cao. Đường huyết được xem là bất thường khi:

  • Lúc đói đường huyết < 70mg/dL (3,9mmol/L)
  • Sau ăn 2 giờ đường huyết > 200mg/dL (11,1mmol/L)

Lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L) thì được coi là hạ đường huyết. Đây là tình trạng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời. Sự tụt giảm đường huyết này nếu để diên ra lâu sẽ khiến cho người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, tổn thương não.

Ngược lại, nếu lượng đường huyết cao sẽ dẫn đến làm giảm khả năng tiết insulin của các tế bào tuyến tụy. Bởi để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, tuyến tụy phải làm việc với công suất nhiều hơn và rất dễ dẫn đến khi bị quá tải và hư hỏng. Ngoài ra, nó còn gây ảnh hưởng lớn đến mạch máu, làm cho mạch máu bị xơ cứng hay còn gọi là tình trạng xơ vữa động mạch. Khi chỉ số đường huyết cao có thể làm tổn thương đến hầu hết các bộ phận trên cơ thể.

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường, hoặc có nguy cơ cao (tiền đái tháo đường) được tóm tắt như sau:

Chỉ số đường huyết lúc đói

Chỉ số đường huyết lúc đói tức là trước khi ăn, được đo vào buổi sáng, sau 8 – 10 tiếng nhịn đói, thực hiện ít nhất 2 lần thử. Sau khi kiểm tra, lượng đường huyết trong máu sẽ cho kết quả như sau:

  • Từ 70 – 100 mg/dL ( 4,0 – 5,6 mmol/L) đối với người bình thường.
  • Từ 101 – 126mg/dL (5,7 – 6,9 mmol/L) đối với người tiền tiểu đường hoặc suy Glucose đường huyết.
  • Trên 126 mg/dL (6,9 mmol/L) đối với người mắc tiểu đường

Chỉ số đường huyết sau khi ăn

Chỉ số đường huyết sau khi ăn được đo sau bữa ăn 1 – 2 tiếng, thực hiện ít nhất 2 lần thử. Chỉ số đường huyết sau khi ăn có kết quả nhu sau:

  • Dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/L) đối với người bình thường.
  • Từ 141 – 200 mg/dL (7,9 – 11,1 mmol/L) đối với người tiền tiểu đường hoặc suy dung nạp Glucose đường huyết.
  • Trên 200 mg/dL (trên 11,1 mmol/L) đối với người mắc tiểu đường.

Chỉ số đường huyết ở nghiệm pháp dung nạp glucose

Sau khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose, lượng đường huyết trong máu sẽ cho ra kết quả sau đây:

  • Dưới 140 mg/dL đối với người bình thường.
  • Từ 140 – 200 mg/dL đối với người tiền tiểu đường hoặc suy dung nạp Glucose đường huyết.
  • Trên 200 mg/dL với người mắc tiểu đường.

Chỉ số đường huyết ở xét nghiệm HbA1c

Lượng đường huyết trong máu sau khi tiến hành xét nghiệm sẽ cho ra kết quả sau:

  • Dưới 5,7% với người bình thường.
  • Từ 5,7 – 6,4% với người tiền đái tháo đường.
  • Trên 6,5% với người đái tháo đường.

Chỉ số đường huyết của phụ nữ mang thai

Nguồn năng lượng để đáp ứng cho cơ thể trong quá trình mang thai nhiều hơn bình thường nên chỉ số đường huyết của phụ nữ mang thai sẽ thấp hơn bình thường. Bên cạnh đó, sự thay đổi nồng độ hormone sinh dục trong thời kỳ mang thai cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số đường huyết của phụ nữ mang thai. Chỉ số đường huyết của phụ nữ mang thai nằm trong khoảng:

  • 70,9 mg/dL ± 7,8 (3,94 mmol/L  ± 0,43) vào lúc đói.
  • 108,9 mg/dL  ± 12,9 (6.05 mmol/L  ± 0,72) tại thời điểm 1 giờ sau khi ăn.
  • 99,3 mg/dL  ± 10,2 (5,52 mmol/L  ± 0,57) tại thời điểm 2 giờ sau khi ăn.

Tuy nhiên, để đảm bảo không mắc phải tình trạng tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên duy trì đường huyết ở mức:

  • 79 mg/dL (4,4 mmol/L) lúc đói.
  • 122 mg/dL (6,8 mmol/L) tại thời điểm 1 giờ sau khi ăn.
  • 110 mg/dL (6,1 mmol/L) tại thời điểm 2 giờ sau khi ăn.

Chỉ số đường huyết của trẻ em

Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, Liên hiệp Tiểu đường Thế giới, chỉ số đường huyết ở trẻ em cũng có sự chênh lệch nhất định so với người lớn. Để chẩn đoán bệnh tiểu đường ở trẻ em thường thực hiện xét nghiệm ngẫu nhiên và xét nghiệm đường huyết lúc đói. Nếu chỉ số đường huyết từ 70 – 90 mg/dL (3,9 – 5,5 mmol/L) là bình thường.

Trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường khi chỉ số đường huyết nằm trong khoảng dưới đây:

  • Từ 100 – 125 mg/dL (5,6 – 6,9 mmol/L) là tiền tiểu đường.
  • Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L), ít nhất 2 lần thử.
  • Đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dL (11,1mmol/L) và có các triệu chứng tăng đường huyết rõ rệt.’
  • HbA1c ≥ 6,5% (chỉ số phản ánh mức đường huyết trung bình trong 2 – 3 tháng).

Như vậy bài viết này đã giải đáp cho câu hỏi :”Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là nguy hiểm?”. Nếu cần thêm thông tin về chỉ số đường huyết hay những vấn đề về bệnh tiểu đường bạn có thể đặt câu hỏi bằng cách để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ sớm nhất.



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE