Dây thìa canh được ghi nhận là tác dụng gián tiếp lên sự tiết insulin của tuỵ tạng, hạn chế thoái giáng Glicogen ở gan, làm giảm glucoza-niệu, làm mất vị ngọt của đường và các vị đắng của thuốc đắng trong một vài giờ, nhờ vậy giúp giảm đường huyết và điều trị bệnh đái tháo đường (Anti-diabetes). Ngoài ra Dây thìa canh còn được ghi nhận là làm giảm nồng độ LDL-cholesterol, triglicerid trong máu, tăng HDL-cholesterol nên giảm lipid máu toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu.
Trên lâm sàng, cây này còn cho thấy hiệu quả giảm huyết áp ở bệnh nhân có cao huyết áp.
Điều đáng chú ý là các nghiên cứu lâm sàng ở người bình thường, đường huyết không cao, cây này không cho hiệu quả giảm đường huyết hay huyết áp.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị đái đường, với liều 4g lá khô đủ để làm ngưng glucoza-niệu. Lá cũng dùng làm thuốc dễ tiêu hoá, còn dùng tán thành bột để chống độc, ở Ấn Độ, người ta dùng đắp lên vết cắn và dùng sắc uống trong để trị rắn độc cắn. Ở Trung Quốc, người ta dùng cả cây bỏ rễ và quả làm thuốc trị phong thấp tê bại, viêm mạch máu, rắn độc cắn, trĩ và các vết thương do dao, đạn; còn dùng diệt chấy rận.
Dây thìa canh được tìm thấy đầu tiên tại Ấn Độ. Dược điển Ấn Độ có ghi lại Dây thìa canh (Tiếng Ấn Độ gọi là cây Gumar) được sử dụng tại Ấn Độ từ 2000 năm trước để trị bệnh “Nước tiểu ngọt như mật”. Loại cây này phát triển nhiều nhất ở thung lũng Paltacot miền Trung Nam Ấn Độ, ngoài ra còn phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia.
Tại Việt Nam, loại cây này mới được tìm thấy vào năm 2006. Người đầu tiên phát hiện ra loài cây này là Ts. Trần Văn Ơn – trưởng bộ môn Thực vật – Đại học Dược Hà Nội. Loại cây này ban đầu được tìm thấy tại một số nơi ở miền Bắc Việt Nam từ Hải Hưng, Hải Phòng, Hà Bắc, Ninh Bình tới Thanh Hoá, Quảng Trị
Dây thìa canh giúp hạ đường huyết được ghi vào Dược Điển Việt Nam – Bách khoa toàn thưMới đây, dây thì canh với tác dụng hạ đường huyết, lợi tiểu, nhuận tràng đã được ghi vào dược điển Việt Nam – “văn bản quy phạm kỹ thuật quan trọng về tiêu chuẩn hóa thuốc được áp dụng trong toàn ngành Dược”.
Hành trình hơn 10 năm dây thìa canh Việt Nam được đưa vào Dược điển
Từ xa xưa, Dây thìa canh – một loại cây dây leo có tên khoa học là Gymnema sylvestre đã được dùng rộng rãi ở Ấn độ để trị bệnh “nước tiểu có kiến nhẩy dây”. Ngày nay, thảo dược này đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Australia, Trung Quốc…. sau hơn 70 công trình nghiên cứu lớn nhỏ chứng minh công dụng hạ đường huyết.
Còn ở Việt Nam, loại cây này lần đầu tiên được công bố tìm thấy năm 2016 bởi của PGS.TS Trần Văn Ơn. Phát hiện này đã đưa dây thìa canh Việt Nam trở thành bạn tốt của hàng triệu bệnh nhân tiểu đường.
Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học cũng khẳng định dây thìa canh của Việt Nam cũng có tác dụng hạ đường huyết như dây thìa canh ở nhiều nước khác trên thế giới. Kết luận này càng được khẳng định mạnh mẽ khi tháng 3/2018, tạp chí chính thức của Hiệp hội Thực vật Hóa học Châu Âu và Bắc Mỹ – Phytochemistry công bố nghiên cứu của các giáo sư thuộc Đại học Quốc gia Seoul – Hàn Quốc tìm ra 9 chất mới lần đầu tiên được tìm thấy ở thực vật giúp hạ đường huyết trong dây thìa canh chuẩn hóa GACP-WHO của Việt Nam.
Theo PGS.TS Trịnh Văn Lẩu – Chủ tịch Hội đồng Dược Điển Việt Nam: “Dược Điển Việt Nam là bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc đã được xác định tại Luật Dược và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Điều này khẳng định tính quy phạm kỹ thuật của tiêu chuẩn dược điển. Vì vậy, việc triển khai áp dụng Dược điển Việt Nam là yêu cầu cần thiết trong sản xuất kinh doanh và kiểm tra chất lượng dược phẩm nhằm góp phần vào việc đảm bảo chất lượng thuốc.”
VTC14 Đưa Tin Về nghiên cứu điều trị tiểu đường ở Việt Nam
Ứng dụng của dây thìa canh trong Dược điển vào thực tiễn
Ở Việt Nam, sau các công trình khoa học về dây thìa canh đã đầu tư quy hoạch vùng trồng Dây thìa canh theo quy chuẩn kỹ thuật rõ ràng, đạt chuẩn quốc tế GACP-WHO (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu theo hướng dẫn của tổ chức Y tế thế giới).
Năm 2011 vùng trồng dây thìa canh theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới để chuẩn hóa nguồn dược liệu đầu vào sản xuất thuốc uống hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường. Đây là vùng trồng được tài trợ và giám sát kỹ thuật của dự án BioTrade thuộc tổ chức Helvetas do Cục Kinh tế Liên bang Thuỵ Sĩ tài trợ (trong giai đoạn 2011-2015) và do Liên minh châu Âu tài trợ (trong giai đoạn 2016-2020).
Dây thìa canh Việt Nam chứa 9 chất mới điều trị tiểu đường, Kết quả nghiên cứu gây ấn tượng khi phân lập được 9 hoạt chất saponin có tên là Gymnemosides ND1 – ND9 lần đầu tiên được tìm thấy từ thực vật, có tác dụng giúp hạ đường huyết.
Đây được coi là một phát hiện mang tính đột phá, giúp xác định được hoạt chất thực sự có tác dụng hạ đường huyết từ Dây thìa canh để phục vụ cho việc sàng lọc thuốc điều trị đái tháo đường trong tương lai.