Bí quyết kiềng ba chân trong điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh Đái tháo đường (tiểu đường) rất nguy hiểm và có tốc độ gia tăng chóng mặt ở nước ta. Ước tính, toàn quốc hiện có hơn 5 triệu người bị tiểu đường.

Điều đáng nói là 60% trong số đó được chẩn đoán là có biến chứng cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn tới đột quỵ, suy thận, mờ mắt, hoại tử chi, thậm chí tử vong. Bí quyết để phòng tránh biến chứng nguy hiểm là việc tuân thủ các nguyên tắc của kiềng ba chân: chế độ dinh dưỡng, luyện tập và dùng thuốc.

Vì sao phải dùng kiềng ba chân kiểm soát bệnh tiểu đường?

Vì lượng đường chứa trong thức ăn khi nạp vào cơ thể tỷ lệ thuận với lượng đường hấp thu vào máu. Do đó, chế độ ăn uống là yếu tố nguy cơ nhưng cũng chính là giải pháp giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Bên cạnh đó, lười vận động là một trong những nguy cơ hàng đầu gây bệnh tiểu đường tuýp 2. Vì khi đó, cơ thể không tiêu thụ được năng lượng (năng lượng được giải phóng từ đường), khiến lượng đường trong máu tăng cao và gây áp lực lớn khiến tuyến tụy suy yếu và mất dần khả năng sản xuất insulin. Ngược lại, việc tập luyện thường xuyên làm cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng, năng lượng này được sản sinh do việc tiêu thụ đường ở mô cơ. Từ đó, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống.

Ngoài ra, cho đến nay, vẫn chưa có giải pháp chữa khỏi bệnh tiểu đường. Điều đó có nghĩa là người bệnh phải duy trì dùng thuốc đến suốt cuộc đời. Nếu không, đường huyết sẽ tăng cao không kiểm soát được và dẫn tới những biến chứng nguy hiểm

Ba yếu tố trên có tác dụng bổ trợ, tương hỗ cho nhau giúp cho bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm soát tốt được chỉ số đường huyết của mình ở mức ổn định hàng ngày. Đây cũng chính là cẩm nang gối đầu giường cho các bệnh nhân mà các chuyên gia khuyến cáo.

Áp dụng kiềng ba chân trong điều trị tiểu đường như thế nào?

Chân kiềng thứ nhất là chế độ dinh dưỡng. ThS. BS Doãn Thị Tường Vy – Nguyên Trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện 198 cho biết “Người bị tiểu đường không nên kiêng khem quá mức mà cần có chế độ dinh dưỡng phong phú, cân bằng giữa các nhóm chất đạm, đường, bột, vitamin và khoáng chất”. Nên chia nhỏ bữa ăn để tránh nguy cơ đường huyết tăng cao. Một ngày, người bị tiểu đường nên ăn 5 bữa. Mỗi bữa nên ăn chỉ miệng bát cơm nhỏ. Đồng thời nên ăn nhiều thực phẩm có chỉ số GI thấp (<55) như rau xanh, bún, khoai lang, sữa, bưởi, táo, lê, xoài … Và hạn chế các loại thức ăn có chỉ số GI cao (>70) như mật ong, khoai tây chiên, bánh mỳ, mía, củ cải, cơm, dưa hấu, …”

Chân kiềng thứ hai là chế độ luyện tập. Theo các chuyên gia, người bệnh nên duy trì thói quen tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút một ngày với các động tác nhẹ nhàng, phù hợp với điều kiện sức khỏe như đi bộ, yoga, đạp xe đạp,… hoặc đi lại vận động tại nhà. Thêm vào đó, cần kiểm tra đường huyết để điều chỉnh chế độ vận động cho phù hợp.

Chân kiềng thứ chân kiềng then chốt cuối cùng là duy trì sử dụng thuốc. Theo PGS.TS Trần Văn Ơn, trưởng bộ môn Thực vật học, Đại học Dược Hà Nội: “Việc dùng thuốc đối với người bị tiểu đường là bắt buộc. Tuy nhiên sử dụng thuốc tây lâu dài sẽ khiến người bệnh có nguy cơ bị nhờn thuốc, kháng thuốc, và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do vậy, bệnh nhân nên sử dụng thảo dược kết hợp với dùng thuốc điều trị. Nhờ đó, kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời giúp giảm các tác dụng phụ và giảm liều của thuốc điều trị. Thảo dược số một trong điều trị tiểu đường hiện nay là Dây thìa canh được chuẩn hóa”.

Hoạt chất trong Dây thìa canh chuẩn hóa giúp hạ và ổn định đường huyết ở mức an toàn, giảm chỉ số HbA1c thông qua 3 cơ chế: ức chế hấp thu đường ở ruột khi ăn vào, tăng sản xuất và hoạt tính insulin, tăng men sử dụng đường tại mô cơ, từ đó tăng chuyển hóa đường từ máu vào tế bào.

Bện cạnh đó, Dây thìa canh chuẩn hóa không gây tụt đường huyết khi đường huyết đã ở mức an toàn, bằng việc tái sinh đảo tụy, phục hồi tế bào beta nhờ Acyd Gymnemic và giúp tăng bài tiết Cholesterol, LDL-c và Trigliceride ra khỏi cơ thể theo đường phân, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng xơ vữa động mạch, đẩy lùi nguy cơ mắc biến chứng tim mạch như tai biến mạch máu não, nhồi máu não, đôt quỵ, nhồi máu cơ tim.

Cao Tiểu Đường Dây Thìa Canh – Chữa Tiểu Đường



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE