Lý do uống thuốc tiểu đường mà đường huyết vẫn cao

Bạn mắc bệnh tiểu đường, mặc dù đã dùng thuốc thường xuyên nhưng đường máu vẫn cao? chúng tôi sẽ chỉ ra đầy đủ các sai lầm phổ biến nhất trong việc sử dụng thuốc của người bệnh tiểu đường trong bài viết sau đây. Bạn sẽ biết lý do vì sao dùng thuốc thường xuyên mà đường huyết vẫn cao, thậm chí còn có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim, thận, mắt, thần kinh…

Không dùng thuốc khi đường huyết đã ổn định
Nhiều người bệnh tiểu đường cho rằng, đường huyết cao gây ra bệnh tiểu đường, vì vậy giảm đường huyết, đường máu về bình thường là đã khỏi bệnh. Vì lẽ đó mà khi đường huyết ổn định họ sẽ ngưng dùng thuốc, và chỉ dùng lại khi thấy mức đường lên cao.

Một số trường hợp khác lại cho rằng sử dụng thuốc lâu dài sẽ dẫn tới nhiều tác dụng phụ lên gan, thận, rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa… Vì vậy họ cũng không có ý định dùng thuốc thường xuyên, mà có xu hướng sử dụng ngắt quãng để hạn chế tác dụng phụ của thuốc.

Trên thực tế, đây là những quan niệm rất sai lầm. Các chuyên gia cho biết, tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính, bệnh chưa thể chữa khỏi hoàn toàn vì vậy cần phải dùng thuốc cả đời. Ngay cả khi đường huyết của bạn đã ổn định, điều đó đồng nghĩa là bạn đang áp dụng phương pháp điều trị đúng và bạn cần tiếp tục duy trì chúng chứ không phải bỏ đi.

Chuyên gia cho biết, khi bạn ngưng sử dụng thuốc, điều đó tai hại hơn rất nhiều lần so với việc bạn lo lắng tác dụng phụ. Bởi khi ngừng thuốc đột ngột, đường huyết có thể tăng cao bất cứ lúc nào, làm tăng nguy cơ hôn mê và biến chứng.

Uống thuốc trong mọi thời điểm, không đúng thời gian
Các bác sĩ khi kê toa cho người bệnh, thường sẽ lưu ý luôn thời gian dùng thuốc. Chẳng hạn như uống thuốc trước ăn, uống sau ăn. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh tiểu đường quên mất điều này mà dùng thuốc không đúng thời gian. Điều này có thể làm giảm tác dụng của thuốc điều trị hoặc tăng nguy cơ tác dụng phụ.

Do đó, người bệnh tiểu đường nên chú ý đọc kỹ tờ toa hướng dẫn sử dụng thuốc để dùng thuốc đúng thời gian, từ đó mới đảm bảo hiệu quả điều trị.
Luôn cho rằng chỉ cần dùng thuốc là đủ

Mặc dù quan niệm này hiện nay không còn nhiều, nhưng vẫn có một số trường hợp cho rằng chỉ cần dùng thuốc là đủ, không cần ăn uống, tập luyện vẫn có thể điều chỉnh được lượng đường trong máu. Tuy nhiên, ngày nay, các chuyên gia điều trị Đái tháo đường luôn cố gắng khuyến cáo người bệnh nâng cao nhận thức về việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng và tập luyện. Cụ thể ở đây, 3 phương pháp điều trị chính của bệnh tiểu đường không thể thay thế bao gồm: chế độ ăn, dùng thuốc và tập luyện. Điều này được ví như kiềng 3 chân không thể thay thế. Nếu chỉ dựa vào việc dùng thuốc thì chắc chắn chỉ số đường huyết sẽ không bao giờ có thể kiểm soát, dần dần điều này sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm lên nhiều cơ quan trong cơ thể. Chỉ dùng thuốc hạ đường huyết mà bỏ qua các loại thuốc điều trị bệnh liên quan Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, vì vậy đường huyết cao thường đi kèm với mỡ máu cao, các bệnh tim mạch, huyết áp. Đây chính là biến chứng mạch máu lớn gây tử vong cho khoảng 70% bệnh nhân tiểu đường. Chính vì lý do đó mà trong việc điều trị bệnh tiểu đường, bạn không chỉ nên dùng mình thuốc hạ đường huyết, mà cần sử dụng thêm các loại thuốc kiểm soát bệnh cơ hội như huyết áp cao, mỡ máu cao… Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn có thể tự đối chiếu với chính bản thân mình để tìm ra lý do, từ đó sớm điều chỉnh. Điều quan trọng nhất là cần hướng tới mục tiêu hạ và ổn định đường huyết dài hạn, từ đó có thể sống lâu, sống khỏe với căn bệnh này.


THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE