Mối liên hệ giữa đái tháo đường và huyết áp cao

Đái tháo đường và huyết áp cao là 2 bệnh lý riêng lẻ, độc lập nhưng có mối liên quan mật thiết với nhau. Vậy mối liên hệ giwuax đái tháo đường và huyết áp cao là gì? Khi mắc 1 trong 2 bệnh thì người bệnh lại có xu hướng mắc bệnh còn lại. Hai bệnh đều tiến triển âm thầm và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tỷ lệ mắc bệnh luôn tăng theo lứa tuổi, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị tăng huyết áp cao gấp 2 lần người bình thường. Cùng tìm hiểu tại sao đái tháo đường gây tăng huyết áp qua bài viết này nhé!

Đái tháo đường là bệnh gì?

– Bệnh Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, lượng đường glucose trong máu tăng khó kiểm soát. Nguyên nhân chính là tuyến tụy trong cơ thể tiết ra ít hoặc không tiết ra insulin hoặc tế bào trong cơ thể đề kháng insulin.

– Do sự thiếu hụt insulin, cộng với tính kháng insulin, glucose sẽ quay lại trong máu chứ không được dẫn đi nuôi dưỡng tế bào. Glucose sẽ tích tụ lại trong thành mạch máu trong thời gian lâu dài dần dần làm ảnh hưởng tới rất nhiều tới chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới biến chứng tiểu đường lên thận, thần kinh, xương khớp, tim mạch, huyết áp cao…

Đái tháo đường có 2 loại chính là:

  • Tuýp 1 (tiểu đường không insulin), thường xảy ra ở trẻ em.
  • Tuýp 2 (tiểu đường thiếu hụt insulin).
  • Một loại đái tháo đường là tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra trong thời kỳ phụ nữ mang thai nhưng sẽ biến mất sau khi sinh em bé.

– Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường cao, chiếm 5,5% dân số trong độ tuổi 20 – 79; 13,7% dân số mắc tiền đái tháo đường.

Cao huyết áp là gì?

– Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là bệnh lý mãn tính, xảy ra khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Bệnh huyết áp cao gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim như suy tim, trụy tim, nhồi máu cơ tim, mạch vành tim, tai biến mạch máu não…

– Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), chỉ số huyết áp tốt cho cơ thể là thấp hơn 120/80 mmHg (120 là huyết áp tâm thu; 80 là huyết áp tâm trương).

Huyết áp cao là huyết áp lớn hơn 140/90 mmHg.

– Các loại cao huyết áp:

  • Cao huyết áp vô căn (hay nguyên phát, bệnh tăng huyết áp): chiếm đến 90% bệnh nhân tăng huyết áp.
  • Tăng huyết áp thứ phát: liên quan đến các bệnh thận, động mạch, bệnh van tim và nội tiết.
  • Cao tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường.
  • Tăng huyết áp khi mang thai: Bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật, có kèm cảnh báo nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai.

Huyết áp cao gây ra đái tháo đường:

 

– Theo nghiên cứu của trường đại học Oxford (Anh), gần 4 triệu người Anh mắc bệnh huyết áp cao có kèm bệnh đái tháo đường cao hơn 70% so với người có mức huyết áp bình thường. Trường Whitehall (Anh) cũng có nghiên cứu cho thấy, nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường có kèm bệnh huyết áp cao tăng gấp 2 lần bệnh nhân chỉ mắc đái tháo đường.

– Huyết áp khiến đường huyết tăng cao, làm bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng nhanh hơn và gia tăng tỷ lệ tử vong. Nguyên nhân do tăng huyết áp cản trở dòng máu được lưu thông tới thận (gây tác động tới tiểu đường); gây biến chứng võng mạc, mù lòa, thận

– Bên cạnh đó, các loại thuốc điều trị huyết áp cao như thuốc lợi tiểu (diuretics) có kèm tác dụng phụ là tăng mức glucose trong máu. Do đó người bệnh tiểu đường có kèm huyết áp cao luôn được ưu tiên điều trị làm giảm tăng huyết áp.

Sự nguy hiểm khi mắc cùng lúc đái tháo đường và huyết áp cao

Khi mắc 1 trong 2 bệnh mãn tính trên, người bệnh đã gặp rất khó khăn trong công việc và cuộc sống vì cả 2 bệnh đều rất nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe của người bệnh, đáng tiếc nhất là gây tử vong. Nếu người bệnh mắc cả đái tháo đường và huyết áp cao cùng một lúc thì sẽ nguy hiểm như thế nào?

Tăng mạnh quá trình xơ vữa động mạnh:

– Xơ vữa động mạch là việc động mạch bị tê cứng, mất khả năng đàn hồi, thu nhỏ, hẹp đường kính trong của mạch máu. Bệnh này còn nghiêm trọng hơn rất nhiều so với bệnh đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

– Có 4 lý do gây ra bệnh xơ vữa động mạch: Tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, béo phì. 4 yếu tố tác động lẫn nhau gọi là “hội chứng chuyển hóa”.

– Nguy cơ bệnh đái tháo đường và huyết áp cao gây ra đối với các bệnh tim mạch và bệnh mạch máu não của người bị bệnh tiểu đường và tăng huyết áp cao gấp 6 – 7 lần đối với người bình thường.

Thúc đẩy tiến triển biến chứng đái tháo đường:

Như đã nói ở trên, tại sao đái tháo đường gây tăng huyết áp tiến triển thành biến chứng tiểu đường nhanh hơn tại võng mạc (có thể bị mù lòa), mạch máu nhỏ gây lở loét bàn chân, biến chứng thận.

Bệnh đái tháo đường và huyết áp cao cực kì nguy hiểm, lâu dài ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng người bệnh. Vì vậy, nếu mắc 2 bệnh này cùng lúc, người bệnh cần ưu tiên giảm huyết áp cũng như chỉ số đường huyết, tuân thủ quy trình trị liệu theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống, tăng cường vận động, uống thuốc đúng giờ.

Ngoài ra, bệnh nhân nên kết hợp sử dụng dược phẩm có nguồn gốc thiên nhiên

Cao Tiểu Đường Dây Thìa Canh – Chữa Tiểu Đường



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE