Những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường luôn có vô vàn câu hỏi thắc mắc về tình trạng bệnh của mình. Vì vậy, bài viết dưới đây chúng tôi xin gửi đến bạn hàng loạt câu hỏi về bệnh tiểu đường dưới đây!
Có hàng loạt thắc mắc về bệnh tiểu đường, tuy nhiên có 30 câu hỏi mà bệnh nhân hay thắc mắc nhất cụ thể như sau:
1. Bệnh tiểu đường có di truyền không?
trả lời: Có.
Một trong các nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường là do di truyền khi các thành viên trong gia đình đã có tiền sử tiểu đường rồi thì bạn cũng có khả năng mắc bệnh.
2. Bệnh tiểu đường có lây không?
trả lời: Không.
Bệnh tiểu đường không phải do virus, vi khuẩn gây ra nên không lây.
3. Bệnh đái tháo đường không thể chữa khỏi?
trả lời: Hiện nay, y học vẫn chưa chữa khỏi được bệnh này vì tiểu đường là bệnh mãn tính.
Người bệnh chỉ có thể kiểm soát bệnh và làm chậm tiến triển của bệnh qua việc dùng thuốc và chế độ dinh dưỡng tập luyện hợp lý.
4. Người mắc bệnh đái tháo đường không nên dùng thuốc tránh thai?
trả lời:Trong thuốc tránh thai có thành phần estrogen làm tăng sự hấp thu đường và chất béo trong máu do đó sẽ làm tăng đường máu.
5. Người mắc bệnh đái tháo đường dễ suy sụp tinh thần và trầm cảm?
trả lời: Hầu hết, các bệnh nhân khi biết mắc bệnh tiểu đường đều lo lắng vì biết là bệnh mãn tính, ngoài ra khi bị bệnh phải kiêng ăn uống nhiều nên dễ suy sụp.
Các bệnh nhân trầm cảm thường ở giai đoạn biến chứng của bệnh nặng.
Lời khuyên cho các bệnh nhân là phải lạc quan đối diện với bệnh và tìm cách điều trị đúng và an toàn nhất.
6. Giảm cân nhiều có giúp tôi hết bệnh đái tháo đường không?
trả lời: Việc giảm cân không giúp chữa khỏi bệnh tiểu đường vì như đã nói ở trên tiểu đường là bệnh mãn tính nên dùng thuốc cũng không chữa khỏi.
Do vậy, giảm cân chỉ giúp cải thiện bệnh, cải thiện sức khỏe, phòng ngừa biến chứng chứ không chữa khỏi bệnh.
7. Người mắc bệnh đái tháo đường cần vận động thường xuyên?
trả lời: Hoạt động cơ bắp giúp tiêu thụ lượng đường lớn nhất là khi vận động, vì vậy khi hoạt động sẽ giúp giảm lượng đường trong máu.
Vì vậy, muốn cải thiện bệnh nhân phải duy trì thói quen vận động thường xuyên.
8. Các vết thương ở người mắc bệnh đái tháo đường khó liền đúng không?
.trả lời: Khi lượng đường trong máu cao làm quá trình liền da ở bệnh nhân gặp khó khăn và lâu.
Khi bị thương, các vi khuẩn, nấm càng phát triển do chúng nạp nhiều chất dinh dưỡng, nhiều đường trong máu.
9. Kiểm tra bàn chân mỗi ngày có giúp theo dõi bệnh đái tháo đường không ạ?
trả lời: Các biến chứng bệnh tiểu đường dễ nhìn nhất là các vết loét ở bàn chân. Vì vậy, nên kiểm tra bàn chân nếu thấy lạnh tức là luồng máu lưu thông bị gián đoạn.
Khi bị trầy xước, sưng ở chân lâu hoặc khó lạnh bạn cũng cần phải lưu ý.
10. Người mắc bệnh đái tháo đường không nên hút thuốc?
trả lời: Hút thuốc sẽ khiến tình trạng bệnh càng trở nên tồi tệ hơn vì hút thuốc làm tăng áp lực động mạch và nhồi máu cơ tim.
11. Người bị bệnh đái tháo đường nên ăn uống như thế nào cho hợp lý?
trả lời: Người bệnh nên thiết lập 1 chế độ ăn theo đúng chỉ định của bác sĩ và tuân thủ như sau:
- Chia đều các bữa ăn trong ngày, mỗi bữa ăn ít nhưng không để cơ thể quá đói.
- Sử dụng các thực phẩm nguyên hạt, giàu dưỡng chất.
- Không ăn các chất béo, đồ quá ngọt, chứa nhiều kalo.
- Ăn rau củ giàu chất xơ.
- Ăn lượng muối đúng quy định của bác sĩ dưới 2300mg/ngày.
12. Bệnh đái tháo đường nếu không chữa trị thì có nguy hiểm không?
trả lời: Rất nguy hiểm bởi vì tiểu đường đang là bệnh top đầu hiện nay gây nhiều biến chứng đặc biệt là tim mạch, đột quỵ, mù lòa, thủng loét bàn chân,…
13. Về định mức glucose máu bao nhiêu là chỉ số an toàn?
trả lời: Vì mức glucose luôn dao động nên có 2 tiêu chí đo như sau:
- Glucose máu khi thức dậy là từ 3.8 – 5.5 mmol/L.
- Glucose máu đo 2 tiếng sau bữa ăn là < 7.8mmol/L.
14. Tôi bị bệnh tiểu đường 2 năm nay, lúc đầu có dùng thuốc, 6 tháng nay đã ngưng, tôi đi khám kiểm tra thấy đường máu bình thường vậy bệnh tiểu đường của tôi đã hết chưa?
trả lời: Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính do vậy chưa có phương pháp điều trị khỏi, khi bệnh nhân dừng thuốc đi khám và kiểm tra thấy đường máu bình thường thì vẫn phải duy trì chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý và đi khám thường xuyên bởi vì bệnh có thể tái phát bất kì.
15. Em thường xuyên bị stress thì có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường không?
trả lời: Không hẳn. Bởi vì stress không phải là nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường mà khi bị tiểu đường người bệnh mới hay stress.
16. Tôi bị bệnh đái tháo đường thì có cần kiêng uống rượu không?
trả lời: Chắc chắn phải kiêng bởi vì rượu phá hủy các tế bào sản xuất insulin từ từ. Vì vậy, không những phải kiêng khi bị đái tháo đường mà ngay cả không mắc thì cũng không nên uống rượu vì ảnh hưởng đến sức khỏe.
17. Với người cao tuổi thì mức đường huyết bao nhiêu là ổn định?
trả lời: Do người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh và sức khỏe khác nhau và thể trạng yếu hơn so với người trẻ nên có mức đường huyết khác nhau:
- Đường huyết lúc đói là khoảng 7mmol/L.
- Đường huyết sau ăn 2h khoảng 10 – 11mmol/L.
18. Tôi có nên sử dụng các loại thuốc thảo dược để điều trị ĐTĐ không?
trả lời: Có nhưng phải các loại thảo dược an toàn được kiểm định chặt chẽ và có minh chứng cải thiện tiểu đường.
Những loại thảo dược này nếu dùng riêng biệt thì áp dụng cho người mới phát hiện tiền tiểu đường nên dùng để kiểm soát khi chưa phải dùng thuốc.
Khi đã có chỉ định dùng thuốc thì nên phối hợp với các thảo dược này theo hướng dẫn cụ thể để kiểm soát đường huyết tốt nhất và an toàn hơn cho người bệnh.
Một số thảo dược được nghiên cứu, chứng minh có tác dụng hỗ trợ điều trị ĐTĐ nổi tiếng là: dây thìa canh, giảo cổ lam,…
19. Tôi có thể ngưng uống thuốc ĐTĐ khi đường huyết của tôi ổn định không?
trả lời: Trong trường hợp này bệnh nhân không nên tự ý tự ngừng mà phải tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi bác sĩ đồng ý đây là điều cực kì tốt với bệnh nhân vì đã giảm được chi phí và tránh được tác dụng phụ của thuốc, vì vậy phải tuân thủ chế độ ăn và luyện tập và duy trì bằng việc dùng các thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị như trên.
Lưu ý, với các trường hợp này phải theo dõi định kỳ đường huyết ít nhất 3 tháng 1 lần để bác sĩ có chỉ định tiếp theo.
20. Bệnh tiểu đường như thế nào là nặng?
trả lời: Thông thường người Việt Nam hay phát hiện bị bệnh tiểu đường khi ở giai đoạn nặng tức là vào giai đoạn biến chứng của bệnh tiểu đường như tim mạch, huyết áp, đột quỵ, nhiễm trùng, bệnh thận,…
Vì vậy, hãy tuân thủ khám định kỳ 6 tháng 1 lần để nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình bạn nhé!
21. Tôi có thể cảm nhận mình mắc bệnh qua các triệu chứng được mô tả?
trả lời: Các triệu chứng của bệnh tiểu đường rất dễ nhìn thấy nếu bạn để ý như sau:
- Khát nước, tiểu nhiều
- Ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân
- Mắt mờ, thị lực kém
- Bị thừa cân, béo phì
- Gia đình có người bị hoặc từng bị tiểu đường thai kỳ
22. Tiền tiểu đường là gì?
trả lời: Là tình trạng tăng đường huyết nhưng chưa đến mức là mắc bệnh, cụ thể như sau:
- Đường huyết lúc đói là 5,6 – 6,9 mmol/L
- Đường huyết sau ăn 2h từ 7,8 – 11 mmol/L
- HbA1c từ 5,7% – 6,4%
Khi được chẩn đoán bị tiền tiểu đường, cần phải nghiêm túc thực hiện chế độ ăn và luyện tập, ngoài ra đây là lúc cần dùng các thảo dược hoặc các sản phẩm từ cây thuốc hỗ trợ điều trị làm kiểm soát đường máu để tránh tiến đến mắc tiểu đường thật sự.
23. Khám tiểu đường như thế nào?
trả lời: Khi đã nghi mình có thể bị tiểu đường, bệnh nhân có thể xét nghiệm tại nhà để theo dõi bằng máy đo đường huyết lấy máu ở đầu ngón tay.
24. Người tiểu đường có cần kiêng đường hoàn toàn không?
trả lời: Không.
Người tiểu đường phải ăn uống đầy đủ nhóm chất, trong đó có nhóm đường bột chiếm 50 – 60 % khẩu phần ăn hàng ngày. Vì vây, chỉ hạn chế ăn đường, chứ không kiêng hoàn toàn.
25. Nên xét nghiệm HbA1c bao lâu 1 lần?
trả lời: Nên làm xét nghiệm HbA1c 3 – 6 tháng 1 lần ở các cơ sở uy tín để đảm bảo tiến độ của bệnh chính xác nhất.
26. Người tiểu đường có thể ăn hoa quả thoải mái, đúng hay sai?
trả lời: Sai.
Mặc dù người bị tiểu đường được khuyến khích ăn hoa quả nhưng không phải loại nào cũng ăn được mà phải căn cứ vào chỉ số GI và GL của nó.
27. Người bình thường cần kiểm tra xét nghiệm này không?
trả lời: Có. Nên kiểm tra khi bạn thấy dấu hiệu của tiểu đường như trên.
28. Trẻ em có bị tiểu đường không?
trả lời: Có.
Trẻ em mắc bệnh tiểu đường thường là type 1 do di truyền từ mẹ và một số nguyên nhân khác.
29. Bà mẹ đã mắc bệnh tiểu đường có nên mang thai?
trả lời: Có. Bà mẹ bị tiểu đường vẫn được mang thai bình thường bởi vì tỷ lệ di truyền từ mẹ sang con chỉ từ 10 – 20%. Và nếu bé gen nhưng chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý thì cũng không nguy hiểm gì.
30. Trẻ béo phì có dễ bị tiểu đường?
trả lời: Béo phì mắc tiểu đường thường là tiểu đường type 2 và ở người lớn, ở trẻ e thường không gặp hoặc hiếm.
Hơn nữa, béo phì không phải là nguyên nhân của tiểu đường mà nó làm bệnh tiểu đường nặng hơn dễ gây biến chứng,…
Như vậy, bài viết trên đã giúp các bệnh nhân giải đáp các thắc mắc các câu hỏi về bệnh tiểu đường. Hãy ghi nhớ các câu hỏi này bạn sẽ có cách điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, an toàn nhất.
Để đẩy lùi bệnh tiểu đường nhanh chóng, an toàn, liên hệ ngay tới Hotline dưới đây để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.
Nếu thấy bài viết hay đừng ngại like và share để nhiều người biết hơn nhé. Cảm ơn bạn nhiều