Những lưu ý chung khi điều trị bệnh tiểu đường

 Tiểu đường là một bệnh mạn tính, có tác động của yếu tố di truyền, do hậu quả của sự thiếu hụt Insulin (một loại hóc môn do tụy hay còn gọi là lá mía của người tiết ra). Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường ở trong máu và các rối loạn chuyển hóa khác.
Từ xa xưa, các thầy thuốc đã ghi nhận sự xuất hiện của bệnh tiểu đường. Đặc biệt, trong vài thập niên gần đây, số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới gia tăng với tốc độ rất nhanh chóng, do vậy hiện nay tiểu đường được xem như là một đại dịch của toàn cầu.

Điều trị tiểu đường như thế nào?

Để điều trị tiểu đường hiệu quả cần có sự đóng góp của nhiều chuyên khoa:

– Bác sĩ nội khoa, nội tiết

– Chuyên gia về dinh dưỡng

– Điều dưỡng: chăm sóc trong bệnh viện và hướng dẫn việc chăm sóc tại nhà

– Nhân viên y tế khác: bác sĩ vật lý trị liệu, chuyên khoa bàn chân, dược sĩ, bảo hiểm xã hội…

– Sự hợp tác chặt chẽ của bệnh nhân và sự ủng hộ của người thân, gia đình, bạn bè.

Điều trị tiểu đường cần phải có:

– Chế độ dinh dưỡng hợp lý

– Rèn luyện cơ thể

– Chương trình huấn luyện bệnh nhân
Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị tiểu đường. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. Chế độ ăn hợp lý còn giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội.
Hiện nay, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo chế độ ăn của người tiểu đường nên gần giống với người bình thường:

1. Lượng bột đường (gạo, bắp, khoai…) gần với mức người bình thường (50-60%)

2. Cho phép người tiểu đường được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế (đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống…)

3. Giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ cá): 20-30%

4. Tăng chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây).

Người tiểu đường nên có chế độ ăn gần như bình thường, ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 – 6 bữa). Đây là yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh tiểu đường thành công.

Cần lưu ý là không có một thực đơn chung cho mọi bệnh nhân tiểu đường bởi vì mỗi bệnh nhân tiểu đường có sở thích ăn uống khác nhau, mức độ hoạt động thể lực khác nhau, mức đường trong máu khác nhau, hoặc cách sử dụng thuốc khác nhau.
Trường hợp bác bạn muốn thay đổi thuốc thì cần phải trao đổi với bác sĩ điều trị, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE