Dùng thuốc đông y trị bệnh là phương pháp từ xa xưa của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Khi sử dụng loại thuốc này, bạn cần biết những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc để đạt hiệu quả như mong muốn.Từ xưa tới nay, thuốc y học cổ truyền đều an toàn, không độc vì chúng có nguồn gốc tự nhiên. Uống thuốc đông y thế nào cho đúng, nên uống nóng hay lạnh, làm thế nào để hạn chế cảm giác buồn nôn khi uống, có nên uống cùng thuốc tây… những câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Thường thì khi sắc thuốc xong, chắt nước thuốc ra bát, đợi một lát để thuốc nguội đến độ vừa phải, không nóng không lạnh rồi uống, như vậy gọi là uống ấm. Cách uống này hay được sử dụng hơn cả vì rất hợp sinh lý. Nhưng những bệnh nhân bị chứng hàn như cảm mạo phong hàn, đau bụng đi ngoài do lạnh… muốn nâng cao tác dụng tán hàn của thuốc thì phải uống nóng. Ngược lại, bệnh nhân bị chứng nhiệt như sốt sao, môi khô họng khát, miệng lưỡi lở loét, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ… thì phải đợi cho thuốc thật nguội mới uống nhằm mục đích tăng cường hiệu quả thanh nhiệt của dược liệu.
Thuốc có hiệu quả hay không ngoài việc dùng đúng bệnh và sắc đúng cách còn phụ thuộc vào thời gian uống thuốc có hợp lý hay không. Để hấp thu tốt và phát huy tác dụng cao nhất, các thuốc tư bổ nên uống vào sáng sớm khi chưa ăn sáng; các thuốc có công dụng kiện tỳ, tả hạ (tẩy xổ), khu trùng (trừ giun) nên uống khi bụng đói, trước khi ăn; các thuốc tiêu thực và có phản ứng kích thích dạ dày, ruột nên uống sau bữa ăn; các thuốc thăng đề (đưa lên trên) và ôn lương bổ khí nên uống vào khoảng thời gian từ sáng sớm đến trước giữa trưa; các thuốc tư âm dương huyết, thuốc thanh tả phục hỏa ở âm phận nên uống vào buổi tối; các thuốc trừ tà ở khí phận và dương phận nên uống vào sáng sớm…
Tuy nhiên, quan niệm này không đúng bởi vì đã là thuốc thì dù ở dạng nào cũng có thể gây hại nếu không được dùng đúng cách. Thuốc đông y cũng không phải là ngoại lệ
Vậy, khi dùng thuốc đông y phải lưu ý vấn đề gì?
Thế nào là thuốc đông y
“Đông y” là thuật ngữ được sử dụng song song với “Y học cổ truyền”, dùng để chỉ nền y học có nguồn gốc Trung Quốc và Việt Nam xưa, để phân biệt với “Tây y” (Y học hiện đại).
Những thành phần chính của một bài thuốc Đông y
+ Thuốc chính (chủ dược): là vị thuốc nhằm giải quyết bệnh chính.
+ Thuốc hỗ trợ: để tăng thêm tác dụng của vị thuốc.
+ Thuốc tùy chứng gia thêm (tá dược): để giải quyết những chứng phụ của bệnh.
Các dạng thuốc đông y
+ Thuốc thang.
+ Thuốc hoàn.
+ Thuốc tán.
+ Thuốc cao.
+ Thuốc đơn.
Các phương pháp điều trị bằng đông y
+ Châm cứu.
+ Thuốc uống.
+ Thuốc dùng ngoài da.
+ Thuốc xoa bóp…
Những lưu ý khi sử dụng thuốc đông y
1. Dùng thuốc đúng với thể bệnh
Nguyên lý:
+ Theo y học cổ truyền, bệnh tật sinh ra do sự mất cân bằng trong cơ thể về các mặt âm dương, hàn nhiệt, hư thực…
+ Người ta phân chia bệnh thành các thể: hàn (lạnh), thể nhiệt (nóng), thể hư (bản thân các cơ quan trong cơ thể bị hư suy), thể thực (bệnh cấp tính do yếu tố bên ngoài là chủ yếu chưa ảnh hưởng tới công năng của các tạng trong cơ thể)…