Những sai lầm nghiêm trọng khiến trẻ biếng ăn, chậm tăng cân

ài viết quan trọng với các mẹ có con đang tập ăn dặm, ăn cơm, trẻ đang biếng ăn, ăn tốt nhưng không tăng ký, chậm tăng cân, đứng cân, hay nôn trớ, tiêu chảy, đi phân sống, …
Các nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ biếng ăn được tổng hợp từ hơn 1.000 mẹ có con biếng ăn, chậm tăng cân, chậm lớn, hay bệnh vặt, tiêu hóa kém, hay nôn trớ. Và cách cải thiện, khắc phục cho bé.
Các mẹ quan tâm hãy đọc kĩ để tránh mắc phải các sai lầm ấy. Nếu mẹ nào con đã mắc phải rồi thì cũng biết để điều chỉnh ngay lại cho con mình.

1. TẬP TRẺ ĂN DẶM SỚM KHIẾN CON NÔN TRỚ, ĐẦY BỤNG, TIÊU CHẢY, HẤP THU KÉM
Đây là sai lầm thường gặp nhất của nhiều bà mẹ. Có hơn 80% trường hợp trẻ bị nôn trớ, rối loại tiêu hóa đi phân sống, tiêu chảy kéo dài, trẻ biếng ăn, bỏ ăn, chậm tăng cân, đứng cân là do mẹ đã bắt trẻ tập dặm sớm.
Rất nhiều mẹ, con mới 3- 4 tháng tuổi đã vội tập ăn, khi con khóc không chịu ăn, khi con trớ ra thì vào hỏi và quy kết là con biếng ăn, khó ăn.
Đó là lỗi của mẹ chứ không phải vấn đề do con!
Khi đường ruột con chưa tiêu hóa nổi sao mà ép được? ép để làm gì? ép con ăn mà con ăn không tiêu cứ hay nôn trớ, đi phân sống, con ăn mà con chậm tăng cân thì ép ăn để làm gì?
– Trẻ nên bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu.
– Từ 6 tháng mới nên BẮT ĐẦU tập cho con ăn dặm
– Từ tháng thứ 12 trở đi mới nên ăn dặm ngày 3 cữ.
– Và đến tháng thứ 10 thì trẻ vẫn cần uống từ 800ml – 900ml sữa mỗi ngày.
Sữa vẫn phải là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ dưới 18 tháng tuổi mới có thể giúp trẻ tăng cân, đủ chất, khỏe mạnh và phát triển tốt nhất. Chứ không phải trông chờ vào việc cho trẻ ăn dặm, cứ ép con ăn dặm sớm nghĩa là con sẽ tăng cân tốt, cứ nghĩ rằng cho con ăn thêm tinh bột, gạo thì con mới mau lớn, mới tăng cân nhanh.
Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm!
Trẻ dưới 12 tháng và cả dưới 18 tháng tuổi cũng vậy. Khi trẻ đang gầy yếu, chậm tăng cân, chậm lớn, cần bổ sung thêm sữa cho con chứ không phải nên tập trung cho trẻ ăn nhiều hơn. Nhất là với các bé dưới 8 tháng tuổi, đã gọi là chế độ ăn dặm nghĩa là ăn phụ chứ không xem đó là bữa chính, trẻ đang tập ăn chứ không ăn nhiều ngay được.
Sữa mới là nguồn thức ăn chính của các bé dưới 18 tháng đặc biệt là trong năm đầu đời.
NÊN TẬP CHO TRẺ ĂN DẶM NHƯ THẾ NÀO?
Trẻ bước sang tháng thứ 6 có thể “thử” tập ăn dặm.
Lưu ý: Với trẻ đang bệnh, tiêu hóa kém, hay nôn trớ khi bú mẹ hoặc bú bình, càng không nên tập ăn dặm sớm. Các bé ấy, mẹ nên đợi con gần 6 tháng hay được 6 tháng mới bắt đầu tập ăn. Khi trẻ đang bệnh hãy để cho con hết bệnh hẳn và bú bình thường trở lại mới nên bắt đầu tập ăn cho bé.
Người lớn khi sức khỏe yếu, đang bệnh tiêu hóa cũng kém hẳn so với lúc khỏe mạnh. Trẻ đang bệnh, hệ miễn dịch đang yếu thì hệ tiêu hóa hoạt động cũng yếu hẳn lại, nếu tập ăn lúc này rất dễ khiến đường ruột của con bị rối loạn dẫn đến nôn trớ, tiêu chảy kéo dài.
Với trẻ dễ ăn uống, khi tập ăn dặm cũng nên cho trẻ ăn nhiều quá so với tháng tuổi của con khi thấy bé có biểu hiện muốn ăn thêm. Không nên tăng số cữ ăn, ăn quá nhiều so với tháng tuổi sẽ khiến hệ tiêu hóa ở trẻ hoạt động quá tải, lâu ngày sẽ dẫn đến bị rối loạn tiêu hóa, sẽ có nguy cơ khiến bé từ trẻ háu ăn trở thành sợ ăn, biếng ăn, hấp thu kém và chậm tăng cân, đứng cân.

2. DO MẸ ÉP TRẺ ĂN QUÁ NHIỀU KHIẾN CON SỢ ĂN, ĐƯỜNG RUỘT BỊ QUÁ TẢI
Trẻ mới ăn dặm chỉ ăn được bột ngọt, từ 6-7 tháng chỉ cần cho bé ăn 100 – 150ml bột lỏng/ngày. Từ tháng thứ 8 trở đi mới bắt đầu tập cho bé ăn bột mặn và ăn ngày 2 cữ bột đặc, mỗi cữ từ 150 – 180ml. Trẻ 10 tháng mới tập ăn cháo và từ 12 tháng trở đi mới nên ăn ngày 3 cữ. Trẻ 18 tháng trở lên và có ít nhất 16 chiếc răng mới nên tập ăn cơm nát từ ít một (Cơm nát là cơm tán nhuyễn và được chưng mềm)
Thực tế, nhiều trẻ mới 6 tháng tuổi, lý ra chỉ mới bắt đầu ăn dặm thì mẹ đã cho con ăn ngày 2 cữ và cứ cố ép con ăn mỗi cữ nửa bát của người lớn rồi than “bé nhà em ăn bột 1 lần chỉ ăn được có nửa bát cơm, mà mỗi lần ăn gần hết là ói lên ói xuống, có hôm ăn được 1/3 bát là ói ra hết …” Trong khi trẻ từ 7 tháng mới nên tập ăn cữ thứ 2 và đến 8 tháng mới nên ăn hẳn ngày 2 bữa.
 3. BỎ QUA TIÊU CHUẨN SỮA – CHỈ NHẮM VÀO THỰC ĐƠN ĂN DẶM
Nhiều mẹ khi cho con ăn dặm là giảm luôn lượng sữa cần có đủ trong ngày ở trẻ.
– Trẻ 5 tháng mỗi ngày cần uống từ 1.200 – 1.400 ml sữa
– Trẻ 6 tháng, bắt đầu tập ăn dặm, nhưng chỉ là tập vài muỗng nhỏ đến 2 tuần sau mới nên cho ăn thành 1 cử, nên trẻ 6 tháng cũng cần uống lượng sữa từ 1.200 – 1400 ml sữa
– Trẻ 8 tháng tuổi ngoài ăn dặm cần uống từ 900ml – 1200ml sữa
– Trẻ 10 tháng tuổi vẫn cần uống từ 700ml – 1.000 ml sữa mỗi ngày (tùy nhu cầu của từng bé)
Và nấu đủ loại thực phẩm vào bột/cháo cho con ăn, nhưng thực tế đường ruột của trẻ không tiêu hóa và hấp thu nổi. Nên có ăn đủ loại, ăn nhiều cữ con vẫn tăng cân kém thậm chí đứng cân vì thiếu dinh dưỡng.
 4. CHO TRẺ ĂN THỊT CÁ SỚM KHIẾN BÉ KHÓ TIÊU, HẤP THU KÉM
Có đến 70% các mẹ đã nhờ trang tư vấn về việc con hay bị nôn trớ, ăn vào là muốn ói, hay nhè ra, … mà nguyên nhân chủ yếu là do mẹ cho bé ăn đạm quá sớm, ăn nhiều. Trẻ mới 6, 7 tháng mẹ đã vội vàng cho con ăn bột mặn, kèm theo thịt, cá, trứng, xay nhuyễn làm sao đường ruột ở trẻ tiêu hóa nổi? Thức ăn khi không được tiêu hoá hoàn toàn nghĩa là chưa chuyển hóa thành nguồn dinh dưỡng, chưa thể hấp thu vào cơ thể cung cấp cho trẻ phát triển. Thức ăn khi không được tiêu hoá hoàn toàn sẽ gây ra tình trạng trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, cảm thấy khó chịu nhưng lại không thể nói được chỉ biết nhè ra, nôn trớ, đó là các phản kháng tự nhiên của cơ thể. Nhiều trẻ đã bị nôn trớ, đi phân sống, tiêu chảy cả tháng, con trở nên biếng ăn, sợ ăn, chậm tăng cân và đứng cân, là do sai lầm này của mẹ.
Các thức ăn nhiều đạm như thịt, cá, trứng, …, chỉ nên bắt đầu tập ăn khi trẻ từ 8 tháng tuổi trở lên và chỉ nên cho bé ăn từng ít một. Với bột ăn dặm mua loại đóng gói sẵn hay nấu cho con ăn cũng vậy, khi cho trẻ ăn cần “để ý kỹ xem trẻ có tiêu hóa tốt không?” Nếu thấy con hay nôn trớ, đi phân sống hay tiêu chảy là phải ngưng hay giảm loại ấy lại, tập ăn từng ít một rồi mới tăng dần lên.
Nhiều mẹ cứ tưởng thức ăn nhà tự nấu thì trẻ ăn gì cũng tiêu hóa được nên gì cũng muốn cho con ăn. Nấu đủ loại thịt trứng, rau củ, cả tôm cá, từ lúc con mới có 7-8 tháng tuổi. Mà quên điều quan trọng nhất là: Trẻ trong giai đoạn đầu tập ăn, không cần đủ chất hay đủ các nhóm thực phẩm, trước tiên đường ruột phải tiêu hóa nổi, không tiêu hóa được làm sao chất nó vào? Trẻ dưới 18 tháng tuổi lớn và phát triển tốt nhất là nhờ sữa không phải nhờ ăn. Nhất là với trẻ dưới 1 tuổi.
Con ăn mà không tiêu hóa nổi thì mẹ có nấu cỡ nào con cũng không hấp thu được gì, coi như phí công vô ích mà còn hại cả hệ tiêu hóa của trẻ khi để xảy ra tình trạng nôn trớ, đi phân sống, tiêu chảy kéo dài.
 5. CHỌN CÁCH ĂN DẶM KHÔNG PHÙ HỢP VỚI TRẺ
Rất nhiều mẹ quá cứng nhắc trong các công thức nấu ăn cho trẻ, vô tình lúc nào cũng cảm thấy stress với việc nấu ăn và chế biến món ăn cho con. Trong thời gian qua có nhiều mẹ đã hỏi nhiều câu như:
“Trong công thức ấy nói cho dầu oliu vậy em cho dầu nành được không?” “bé em không thích ăn ngọt vậy mình kg cho đường vào được kg?” “mình xay nhuyễn cở nào thì bé ăn được ?” hay, “thêm bao nhiêu nước cho vừa… bé em không ăn đặc quá được …” hoặc “em không nấu bí đỏ nấu chung với khoai loang mà em nấu cà rốt chung với khoai lang có được không …?”
 Đừng quá cứng nhắc khi nấu ăn cho trẻ!
Thực tế, không trẻ nào giống trẻ nào, mỗi đứa một tính thì cũng một kiểu ăn khác nhau. Các công thức hướng dẫn chỉ mang tính tương đối và mẹ cần phải linh động, uyển chuyển trong quá trình chế biến như: gia giảm liều lượng thực phẩm và gia vị, con mình không thích loại nào thì thế thay bằng loại khác, tuần này tập cho bé ăn loại thức ăn ấy chưa được thì để 1 vài tuần nữa tập lại, hoặc mẹ xay nhuyễn vừa bé không ăn được thì phải xay mịn, từ từ xay thành hạt to hơn, …, việc ấy thì mẹ phải thử và tự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế con của mẹ có ăn được hay không? Có thích ăn không? Ăn vào có tiêu hóa tốt không?
Nếu mẹ quá cứng nhắc trong mớ công thức nấu ăn thì cả mẹ và con đều mệt mỏi với “chế phẩm” sau khi hoàn thành, mẹ thì nấu mệt còn con lại ăn không hợp và còn bị mẹ quy kết tội “biếng ăn hay kén ăn”
 Vậy, nên cho trẻ ăn dặm theo chế độ gì?
Câu trả lời là: Mẹ muốn cho con ăn kiểu gì cũng được!
– Miễn sao là con ăn và tiêu hóa tốt được, nhất là trong thời gian mới tập ăn 1-2 tháng đầu. Đừng để trẻ thường xuyên bị nôn trớ, đi phân sống hay tiêu chảy kéo dài, trẻ không biếng bú bỏ bú, đừng để con ăn mà chậm tăng cân hẳn hay đứng cân cả tháng là được.
– Ăn kiểu gì mà để xảy ra các dấu hiệu ấy ở trẻ nghĩa là không hợp với con mình. Dù có ăn theo kiểu Nhật, kiểu Mỹ hay kiểu gì cũng phải ngưng ngay lại, càng để kéo dài sẽ càng hại hệ tiêu hóa, hại đường ruột của con mình.
 6. MẸ NÓNG VỘI KHÔNG KIÊN TRÌ VỚI TRẺ
Nhiều mẹ vào hỏi luôn than thở con mình rất khó ăn, khó tập món mới cho con, có mẹ bảo “Con em tập ăn bột với cá tán nhuyễn nhưng bé cứ không chịu ăn, tập mãi nhưng bé cứ không ăn thì phải làm sao?” hay “mình tập cho bé ăn bơ nhưng đút vào con cứ nhè ra mãi rồi cũng chán, …”
Vấn đề là gì?
Đó là do mẹ không kiên trì thật sự với trẻ.
Đa số các mẹ than tập mãi mà con không chịu ăn món này món kia, thật ra là do mẹ mau nản chỉ sau vài lần tập mà con không hợp tác, mẹ đã chán và quy kết là con khó ăn, kén ăn, chịu ăn món ấy. Vậy là không công bằng với bé!
Khi thử tập cho trẻ ăn một món mới, một loại thức ăn mới, một thức uống hay 1 loại bổ sung dinh dưỡng nào đó cho trẻ. Thông thường, ít nhất cần tập cho trẻ ăn 5 để theo dõi các dấu hiệu dị ứng và giúp trẻ quen dần với món ăn. Có bé phải cần đến 1 tuần, thậm chí 2,3 tuần để tập 1 món ăn mới.
Và đã gọi là tập ăn món mới (hay 1 loại thức ăn mới) thì chỉ cần cho bé ăn 1 vài muỗng nhỏ là đủ. Nếu con không muốn ăn tiếp cũng đừng ép sẽ khiến trẻ có phản xạ “chối bỏ” khi ngửi đến hay nếm lại mùi – vị ấy.
Như nhiều mẹ có con biếng ăn, chậm tăng cân, đứng cân 2-3 tháng, con đang bệnh, … vào nhờ tư vấn, được trang tư vấn uống sản phẩm bổ dưỡng dành cho trẻ để cải thiện, sau vài ngày vào phản hồi “em đã cho bé uống nhưng bé không chịu uống, cứ nhè ra nên mình cũng bó tay thôi chứ không làm gì được hay “loại ấy ngọt bé nhà em không chịu uống nên em không cho uống nữa … có cách nào khác không ạ
Vậy, mẹ có thật sự đã tìm đủ mọi cách giúp con uống được chưa? Trong khi con của các mẹ ấy đang ở tình trạng suy dinh dưỡng, hay ốm vặt, đang nôn trớ, tiêu chảy, …, và mẹ đang rất xót xa vào nhờ tư vấn nhưng chỉ được vài ngày hay 1 tuần thấy con không hợp tác, không thích uống mẹ lại bảo rằng mình “chịu” và muốn tìm cách khác …
Nếu cách khác trẻ cũng không hợp tác thì sao? Nếu mẹ kiên trì và quyết tâm cải thiện cho con thì chắc chắn mẹ sẽ phải có cách để khác phục vấn đề ấy như các mẹ khác. Như trường hợp này có thể linh động tập cho con uống chia nhỏ ra làm ½ hay 1/3 gói, để tập cho bé quen dần mùi vị, hay pha thêm nước cho nhiều hơn cho ít ngọt lại, ít béo hơn, hoặc cho vào bình sữa và lắc đều cho bé không phân biệt mùi vị sẽ chịu uống. Thực tế có rất nhiều mẹ vào than, sau đó áp dụng theo cách trên thì con đã chịu uống và vào khoe lại.
Nên đừng chỉ vì mới đầu con không chịu uống, không ăn thử gì đó mà mẹ đã vội vàng chịu thua, lại muốn quay sang tư vấn hình thức khác. Khi thiếu sự kiên nhẫn mẹ sẽ khó thể tập cho trẻ ăn các món ăn dặm, ăn thịt cá, ăn hoa quả, rau củ, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Khi đã chọn hình thức nào, sản phẩm nào để cải thiện tình trạng sức khỏe, cân nặng cho con, mẹ cần xem hình thức đó là “liều thuốc” cần thiết và cần kiên trì áp dụng để cải thiện cho con. Nhiều mẹ cho con dùng sản phẩm này 1 – 2 tuần chưa thấy gì lại đổi sang sản phẩm khác, tuần sau lại đổi, như có mẹ nói là đã đổi hơn chục loại chỉ trong vòng 3 tháng … Đó cũng là nguyên nhân khiến mẹ chưa cải thiện được tình trạng cân nặng, biếng ăn, gầy yếu, chậm lớn ở con mình.
Quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng con trẻ trong 3 năm đầu đời là cực kỳ quan trọng. Sẽ quyết định quá trình phát triển về thể chất và cả trí não của trẻ sau đó.
Ngoài ra, để trẻ không bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng, hay ốm ở giai đoạn giảm bú mẹ và ăn dặm. Khi trẻ xảy ra dấu hiệu biếng ăn, ngủ không ngon giấc, tăng cân kém, nôn trớ, đi phân sống, tiêu chảy, mẹ nên bổ sung kịp thời cho trẻ nguồn dưỡng chất cần thiết



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE