Sữa mẹ vắt ra có màu trắng đục, vàng đậm, xanh, hồng, nâu vì sao?

Vì sao sữa mẹ vắt ra và rã đông có lúc màu trắng trong, trắng đục, rồi có lúc lại chuyển sang màu vàng đậm, xanh, hồng, trong như nước gạo, thậm chí cả màu nâu? Trong những trường hợp này, bà mẹ phải làm sao?

Về cơ bản sữa mẹ vắt ra có màu gì?

Không có đáp án cụ thể cho câu hỏi sữa mẹ vắt ra có màu gì, bởi vì tùy vào từng thời điểm và tùy theo cơ địa của người mẹ mà sữa mẹ có thể có màu trắng trong, trắng đục, vàng đậm, hồng, xanh hoặc màu nâu.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời một số câu hỏi liên quan đến màu của sữa mẹ sau khi vắt ra. Các mẹ cùng theo dõi nhé!

Vì sao sữa mẹ vắt ra có màu vàng đục, vàng đậm?

– Tại sao sữa mẹ vắt ra có màu vàng? Màu vàng đục, vàng đậm của sữa mẹ sau khi vắt ra là do sữa mẹ giàu beta-carotene. Đây là một loại tiền vitamin A. Đó cũng là lý do tại sao những loại quả màu vàng, đỏ hoặc màu cam rất giàu vitamin A.

– Khi nào sữa mẹ vắt ra có màu vàng? Thông thường, sữa non tiết ra ngay sau khi sinh con sẽ có màu vàng đục, vàng đậm, thậm chí vàng cam và đặc sánh. Đây là dòng sữa giàu dinh dưỡng nhất mà người mẹ có được trong suốt quá trình nuôi con. Cho con bú ngay sau khi sinh là cách tuyệt nhất để con được tận hưởng dòng sữa này.

Khi nào sữa mẹ vắt ra sẽ có màu trắng đục?

Sau khi sinh con từ 3 – 5 ngày, vú mẹ ngừng tiết sữa non và thay vào đó là sữa trưởng thành. Sữa này loãng hơn, ít chất béo hơn. Khi vắt ra, chúng ta sẽ thấy sữa trưởng thành có màu trắng đục.

Tại sao sữa mẹ màu trắng nhưng sau khi rã đông lại màu vàng?

Có nhiều trường hợp sữa mẹ vắt ra có màu trắng đục, nhưng sau khi đông lạnh và rã đông thì sữa lại chuyển sang màu vàng.

Nguyên nhân là do bình thường sữa mẹ chứa rất nhiều hạt casein nhỏ tán xạ ánh sáng, khiến mắt chúng ta nhìn thấy sữa mẹ có màu trắng đục. Khi bị đông lạnh, chúng tạo thành những hạt casein lớn hơn để phân tán ánh sáng hiệu quả, và chúng ta sẽ nhìn thấy màu sắc thực của chúng là màu vàng.

Tại sao sữa mẹ  vắt ra có màu xanh?

Nếu sữa mẹ sau khi vắt ra có màu xanh thì rất có thể là trước đó mẹ đã ăn những thực phẩm có màu xanh, chẳng hạn như rau xanh (với lượng nhiều), rong biển hoặc bổ sung một số loại vitamin nào đó vào chế độ ăn uống.

Tại sao sữa mẹ vắt ra có màu hồng?

Sữa mẹ sau khi vắt ra có màu hồng có thể là do trước đó bà mẹ đã ăn thực phẩm nào đó có màu hồng, chẳng hạn như củ dền đỏ, nước cam, nước trái cây màu đỏ. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường.

Vì sao sữa mẹ có màu nâu?

Nếu như sữa mẹ vắt ra có màu hồng, vàng, cam, xanh đều là bình thường thì sữa mẹ vắt ra có màu nâu lại cảnh báo rằng bà mẹ có thể đang bị nứt núm vú hoặc máu từ bên trong ngực đã bị rò rỉ vào ống dẫn sữa. Nếu như màu sữa không đổi sau vài ngày, hãy đến gặp bác sĩ.

Tại sao sữa mẹ vắt ra lại có màu trong như nước vo gạo?

Sữa mẹ ở đầu cữ chứa thành phần chính là nước để giải tỏa cơn khát cho em bé, đó là lý do tại sao sữa mẹ vắt ra lại có màu trong như nước gạo.

Càng về cuối cữ, sữa mẹ sẽ càng đục dần do lượng chất béo và dinh dưỡng ở sữa tăng lên. Do đó khi cho con bú, nên để bé bú cạn 1 bầu rồi mới chuyển sang bên còn lại để bé được tận hưởng dinh dưỡng trong dòng sữa béo này.

Sữa mẹ trắng trong, không đục phải làm sao?

Trong trường hợp đã về đến cuối cữ nhưng sữa mẹ vắt ra vẫn có màu trắng trong không đục thì có nghĩa là sữa bị loãng. Sữa này có thể không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của em bé.

Vậy thì sữa mẹ bị trong phải làm sao? Cách tốt nhất là cho con bú thật nhiều, bổ sung chất dinh dưỡng vào các bữa ăn. Ngoài ra, bà mẹ có thể tham khảo tại một số bài viết:

MẸ LƯU Ý:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Mẹ cần cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh.

Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng thiếu sữa, ít sữa, sữa loãng hay mất sữa cho con hãy tham khảo CAO CHÈ VẰNG LỢI SỮA  không chỉ giúp sữa mẹ nâng cao số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE