Tác Dụng Của Dây Thìa Canh – Chữa Trị Tiểu Đường, Mỡ Máu‎

Dây thìa canh hay còn gọi là dây muôi, lõa ti rừng ( danh pháp hai phần: Gymnema sylvestre ) là một loài cây thân thảo thuộc chi lõa ti (Gymnema), thuộc họ Apocynaceae, bản địa của rừng nhiệt đới miền nam và miền trung Ấn Độ.

Tham khảo bài viết:  Dây thìa canh là gì ?

Dây thìa canh được nhiều quý khách hàng quan tâm, bởi vì đây là một trong các vị thuốc quý. Cây thìa canh có nhiều tác dụng đặc biệt đối với sức khỏe con người, nhất là với những bệnh nhân tiểu đường. Bài viết sau đây, xin được chia sẻ, cung cấp thông tin giải đáp để quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về cây dược liệu quý này.

Dây thìa canh có những tác dụng sau đây:

1. Tác dụng hạ đường huyết, ngăn ngừa biến chứng

Hoạt chất chính có trong dây thìa canh là Acid Gymnemic có tác dụng kích thích sản sinh tế bào Beta của tuyến tụy, nhờ đó tăng sản sinh .I. n. s. u. l. i. n. , tăng hoạt lực của .I. n. s. u. l. i. n., giúp cơ thể tái thiết lập được khả năng cân bằng đường huyết tự nhiên.

Acid Gymnemic còn ức chế hấp thu đường ở ruột do có cấu trúc phân tử gần giống với đường Glucose, khi vào đến ruột sẽ cạnh tranh với đường Glucose, lấp đầy thụ thể ruột và ngăn không cho hấp thu đường từ ruột vào máu.

Acid Gymnemic còn ức chế gan tân tạo Glucose vào máu, đồng thời kích thích các Enzyme chịu trách nhiệm tiêu thụ, sử dụng đường tại các mô cơ. Nhờ đó hoạt chất này đem lại hiệu quả giảm đường huyết.

Dây thìa canh được ghi nhận là tác dụng gián tiếp lên sự tiết .I .n .s. u. l. i. n. của tuỵ tạng, hạn chế thoái giáng Glicogen ở gan, làm giảm Glucoza-niệu, làm mất vị ngọt của đường và các vị đắng của thuốc đắng trong một vài giờ, nhờ vậy giúp giảm đường huyết và điều trị bệnh đái tháo đường ( Anti-Diabetes ).

Tác dụng của dây thìa canh này đã được ghi nhận khi làm thí nghiệm trên thỏ khi gây đường huyết cao bằng Alloxan. Hoạt chất này có tác dụng làm suy giảm hoạt tính của Enzym tân tạo đường. Đồng thời đảo ngược quá trình biến đổi thể trạng trong gan suốt giai đoạn tăng đường huyết.

2. Tác dụng làm mất cảm giác vị đắng, vị ngọt

Nếu dùng ở dạng tươi thì cây thìa canh có khả năng làm mất đi cảm giác đối với vị đắng và ngọt. Trong dây thìa canh còn chứa Peptide Gumarin. Khi ăn và nhai lá dây thìa canh tươi thì Peptide này lấp đầy thụ thể lưỡi làm lưỡi không hấp thu được đường Glucose.

Gumarin tác động vào vùng dưới đồi làm mất cảm giác đối với vị ngọt và vị đắng, vì vậy gây mất cảm giác ngọt. Tuy nhiên tác dụng này mất đi khi dây thìa canh được nấu chín hoặc phơi khô.

Tác dụng này do sự hoạt động của hoạt chất Gurmarin gây ra và kéo dài trong thời gian khoảng 2 – 3 giờ. Sau đó, chúng sẽ mất đi bởi tác dụng của chất kháng Gurmarin có trong huyết tương.

3. Tác dụng giảm mỡ trong máu

Dây thìa canh có khả năng làm giảm lượng Cholesterol toàn phần và Triglycerid có trong huyết tương.

4. Tác dụng hạ Lipid trong máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu

Dịch chiết từ cây thìa canh có khả năng tác động lên Lipid, tăng bài tiết Sterol trung tính và Sterol Acid qua sự đào thải của phân.

Ngoài ra, dây thìa canh còn được ghi nhận là làm giảm nồng độ LDL-Cholesterol, Triglicerid trong máu, tăng HDL-Cholesterol nên giảm Lipid máu toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu.

5. Tác dụng hạ huyết áp

Trên thực nghiệm lâm sàng, dây thìa canh còn cho thấy hiệu quả giảm huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp.

6. Tác dụng chống béo phì

Theo một nghiên cứu thử nghiệm trên chuột béo của các nhà khoa học Ấn Độ, kết quả thu lại khá bất ngờ, chuột béo không còn cảm giác thèm ăn và đưa cân nặng về mức chuẩn.

Do đó, có thể kết luận dây thìa canh có tác dụng hạ đường huyết đồng thời giảm đi lượng chất béo thừa trong cơ thể.

 



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE