Trong kho tàng hàng ngàn các loại cây của núi rừng Việt Nam thì mỗi loại cây đều có một tác dụng nhất định đối với đời sống con người.
Có những loại cây vừa là gia vị cho bữa ăn, vừa giúp con người chữa bệnh…Trong đó, đinh lăng là một loại cây cảnh, vị thuốc nam thân thuộc đối với phụ nữ, gia vị của các món gỏi cá … Vậy, cây đinh lăng có những tác dụng như thế nào đối với đời sống con người?
Tìm hiểu về cây đinh lăng
Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, tên khoa học là Polyscias Fruticosa Harms thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae).
Cây đinh lăng có lá kép, mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, mép khía có răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành tán. Quả dẹt, dài 3 – 4 mm, dày khoảng l mm. Lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng rất ngon, khi lá còn tươi không có mùi thơm này.
Dược tính
+ Đinh lăng tính mát.
+ Lá đinh lăng có vị đắng, tính mát.
+ Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng…
Tác dụng của cây đinh lăng
+ Chữa ho ra máu.
+ Chữa tắc tia sữa.
+ Làm mát huyết, lợi tiểu.
+ Chữa mẩn ngứa.
+ Thông huyết mạch, giải độc thức ăn.
+ Chống dị ứng.
+ Chữa kiết lỵ.
+ Sử dụng làm thức ăn bồi bổ cho sản phụ, người già, người ốm mới dậy.
+ Tăng sức dẻo dai của cơ thể…
+ Đinh lăng có tác dụng gần giống như nhân sâm.
Tại Ấn Độ, đinh lăng được dùng chữa sốt, làm săn da.
Theo nghiên cứu của Học viện Quân sự Việt Nam, dung dịch cao đinh lăng có tác dụng:
– Tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta và giảm tỉ lệ sóng delta.
– Tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng.
– Tăng nhẹ quá trình hưng phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ.
– Tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt.
Dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.
Một số bài thuốc sử dụng đinh lăng
Chữa tắc tia sữa
Nguyên liệu:
+ Rễ đinh lăng 40 g.
+ Gừng tươi 3 lát.
Phương pháp:
+ Đổ 500 ml nước vào nồi đun sôi.
+ Cho rễ cây đinh lăng và 3 lát gừng tươi đã rửa sạch vào nồi để sắc (nhỏ lửa).
+ Sắc đến khi lượng nước còn 250 ml là được.
Cách dùng:
+ Chia lượng nước làm 2 lần uống trong một ngày.
+ Uống khi thuốc còn nóng.
Bồi bổ cơ thể, ngừa dị ứng
Nguyên liệu:
+ Lá đinh lăng tươi (150 – 200 g).
Phương pháp:
+ Đun sôi khoảng 200 ml nước.
+ Lá đinh lăng sau khi rửa sạch cho vào nồi đun (5 – 7 phút).
+ Sau đó chắt nước đầu tiên rồi đổ thêm khoảng 200 ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai.
+ Sau 5 phút chắt lấy nước.
Cách dùng:
+ Sử dụng hỗn hợp nước đã chắt được để uống trong ngày.
+ Uống khi thuốc còn nóng sẽ tốt hơn.
Lưu ý: dùng lá tươi thuận tiện không tốn thời gian khi nấu, lượng nước ít và đảm bảo lượng hoạt chất cần thiết.
Đinh lăng kho với cá
Nguyên liệu:
+ Các loại cá: cá quả, cả điêu hồng..
+ Lá đinh lăng.
+ Các loại gia giảm..
Phương pháp:
+ Làm sạch cá, sau đó cắt từng khúc ướp gia vị.
+ Rán sơ cá rồi kho trên bếp nhỏ lửa.
+ Khi cá sôi trong vài phút tiếp tục cho lá đinh lăng (đã rửa sạch và cắt ngắn).
+ Để lửa nhỏ cho đến khi lá đinh lăng chín mềm và thịt cá đã đậm vị là được.
Cách dùng:
+ Ăn đinh lăng kho với cá khi vừa chín tới.
+ Có thể thay cá bằng thịt bò, lợn…
+ Một tuần ăn 2 lần rất tốt cho sức khỏe.
Lời kết
Đinh lăng là một trong những loại cây cảnh được sử dụng để làm thuốc. Lá đinh lăng có công dụng: chữa ho ra máu, tắc tia sữa, làm mát huyết, chữa mẩn ngứa… Ngoài ra, có thể lấy lá đinh lăng làm nguyên liệu chế biến một số món ăn để bồi dưỡng cơ thể.
Vì vậy, chúng ta nên trồng đinh lăng để làm cây cảnh cung cấp ô xi cho gia đình và sử dụng những công dụng khác của đinh lăng để phục vụ cuộc sống thường ngày.
– Thấu hiểu được những khó khăn và bất tiện khi khách hàng muốn sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, nhưng phải thu hái,sao chế và sắc hoặc đun sôi rất mất thời gian mà kết quả thu được lại không như mong muốn vì trong thời gian ngắn hoạt chất có trong cây dược liệu chưa ra hết.