Thường với người tiểu đường, nên đo đường huyết sau ăn sau 2h thì kết quả sẽ chính xác nhất. Nếu trên 10 mmol/l thì có nghĩa bạn đang bị tăng đường huyết sau ăn.
Việc tăng đường huyết sau ăn trong khi bạn vẫn ăn kiêng có thể do nhiều lý do. Đầu tiên là do bệnh tiểu đường tiến triển. Điều này có nghĩa bạn đang bị kháng lnsulin nặng hơn và tuyến tụy của bạn suy kiệt hơn, khiến cho hiệu quả của các biện pháp điều trị hiện tại bị giảm sút. Điều này cũng giải thích tại sao, người bệnh tiểu đường phải thường xuyên thăm khám định kỳ để bác sĩ điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.
Một số người ăn kiêng quá mức cũng khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone căng thẳng điển hình như cortisol. Các hormone này làm tăng đường máu. Chưa kể đến nhiều yếu tố khác cũng làm đường huyết sau ăn tăng cao như stress, mất ngủ, uống thuốc hay tập luyện chưa đều đặn.
Tốt nhất bạn nên đến viện để kiểm tra chính xác đường khi đói, đường sau ăn và HbA1c để đánh giá toàn diện hiệu quả điều trị hiện tại của mình từ đó bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc phù hợp. Đồng thời bạn nên áp dụng các biện pháp sau:
– Xem xét lại chế độ ăn của mình: Theo quan điểm điều trị mới, người tiểu đường không cần kiêng khem quá mức, chỉ nên ăn hạn chế những thực phẩm nhiều tinh bột và kiểm soát lượng thức ăn. Một chế độ ăn với nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa không ăn quá no, ăn rau xanh vào đầu bữa sẽ giúp người bệnh vừa tránh được hạ đường huyết mà đường sau ăn không quá cao.
– Không nên nằm ngay sau khi ăn.
– Uống đủ nước, có thể uống trà xanh hoặc một chút nước quế để hạn chế hấp thu đường sau ăn.
– Cố gắng ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, stress.
Ngoài những giải pháp trên, bạn có thể tham khảo những sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược giúp tăng cường chức năng tuyến tụy từ đó giúp đường huyết sau ăn ổn định hơn.
Chúc bạn sức khỏe!