Tiểu đường thai kỳ bà mẹ nào cũng phải biết

Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Bệnh đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24 – 28. Đái tháo đường thai khi nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Vì vậy, khám thai định kỳ và kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con trong suốt thai kỳ.

1. Nguyên nhân mắc tiểu đường thai kỳ

Nội tiết sinh sản tác động đến quá trình sản xuất insulin trong quá trình mang thai, khiến cơ thể không có đủ insulin để chuyển hóa đường thành năng lượng. Lượng đường không được chuyển hóa sẽ tích tụ trong máu gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.

2. Những dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ

Thai phụ có thể không biết bản thân bị bệnh cho đến khi kiểm tra nước tiểu và lượng đường. Nhiều trường hợp có những triệu chứng tương tự như sau khi bị bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2.
Dưới đây là một số biểu hiện, triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu có thể bắt gặp như:

2.1 Thường xuyên buồn tiểu là biểu hiện của tiểu đường thai kỳ

Khi nồng độ đường trong máu trở nên quá cao, cơ thể sẽ tự động tìm cách loại bỏ lượng đường này. Nước đi theo đường, vì vậy bạn sẽ mất lượng nước tiểu lớn. Nếu đột nhiên đi tiểu quá nhiều mà không có nguyên nhân rõ ràng. Ví dụ thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu, bạn nên đi khám bác sĩ.

3.2 khát nước là triệu chứng tiểu đường thai kỳ

Việc đi tiểu quá nhiều sẽ dẫn tới một khả năng là cơ thể bị mất nước. Rất nhiều người không biết bản thân mắc bệnh tiểu đường đã giải khát bằng đồ uống có đường. Lưu ý đồ uống có đường khiến tình hình thêm trầm trọng, làm tăng thêm lượng đường trong máu.

Những dấu hiệu cơ thể mất nước bao gồm nước tiểu sẫm màu, sụt cân và cảm giác luôn thấy khát. Nếu thường xuyên cảm thấy khát đi kèm với việc thường xuyên buồn tiểu. Bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ để xét nghiệm tiểu đường ngay.

Ngoài ra việc mất nước liên quan tới tiểu đường góp phần gây ra tình trạng khô miệng, khiến hơi thở có mùi khó chịu. Miệng khô sẽ không tiết ra đủ nước bọt để rửa trôi vi khuẩn và làm cân bằng độ pH trong miệng.

3.3 Thị lực giảm sút là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ

Thị lực giảm sút là một dấu hiệu phổ biến (thường không để ý) của bệnh tiểu đường ở phụ nữ. Nguyên nhân là do chất lỏng có thể hình thành trong tròng mắt khi lượng đường gia tăng trong máu. Khi điều trị tiểu đường và kiểm soát nồng độ đường trong máu sẽ khiến tầm nhìn rõ trở lại.

3.4 Tê bì chân tay là biểu hiện của tiểu đường thai kỳ

Nhiều bà mẹ mang thai thường gặp trường hợp này, cho rằng đó là hiện tượng khi mang thai. Khi có các dấu hiệu khác thì cũng không loại trừ trường hợp khả năng bạn bị tiểu đường.
Nguyên nhân là do tiểu đường làm giảm lượng máu lưu thông tới các chi. Lâu dần làm hư hại các mạch máu và dây thần kinh tại đây. Hiện tượng cánh tay, bàn tay, chân, bàn chân tê bì hoặc có cảm giác châm chích xảy ra ở hơn một nửa bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2

3.5 Các vết thương lâu lành

Nồng độ đường trong máu cao tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn nên khi bị thương, bệnh tiểu đường cũng khiến vết thương khó lành hơn.
Tiểu đường thường đi kèm tình trạng huyết áp và nồng độ cholesterol cao. Đó là nguyên nhân khiến mạch máu bị thu hẹp. Cản trở việc máu lưu thông tới vết thương và khiến vết thương lâu lành.
Tiểu đường cũng làm yếu hệ miễn dịch, do đó làm giảm khả năng phòng vệ của cơ thể trước vi khuẩn.

3.6 Sụt cân mất kiểm soát

Các bà mẹ đang mang thai khi cân nặng thay đổi là dấu hiệu nguy hiểm cho mẹ và bé. Vì vậy không thể chủ quan trong dấu hiệu này.

Insulin giúp cơ thể vận chuyển đường trong máu tới các tế bào. Khi bị tiểu đường – tức là cơ thể gặp vấn đề với insulin, tế bào không được cung cấp đủ năng lượng từ đường. Vì vậy, cơ thể sẽ đốt cháy mỡ và cơ để tạo ra năng lượng, hệ quả là dẫn tới việc sụt cân đáng kể.

Các bác sĩ khuyến cáo nên đi kiểm tra nếu bị sụt 5-10% trọng lượng cơ thể. Quan trọng trong khoảng thời gian 6 tháng mà không rõ nguyên nhân. Việc sụt cân không rõ nguyên nhân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có tiểu đường.

3.7 Thường xuyên mệt mỏi là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Cơ thể phân hủy carbohydrate để tạo ra đường glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Khi mắc tiểu đường, cơ thể không thể sử dụng nguồn năng lượng đó hiệu quả, dẫn tới tình trạng mệt mỏi. Ngoài ra, việc mất nước do tiểu đường cũng có thể gây mệt mỏi.

Tuy nhiên, nếu cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi và thiếu năng lượng thường xuyên dù vẫn sinh hoạt bình thường, bạn có thể đã bị tiểu đường.

3.8 Nhiễm nấm âm đạo và da bị ngứa

Nồng độ đường trong máu cao khiến âm đạo trở thành môi trường lý tưởng cho bệnh nấm cảm giác ngứa ngáy trên da, da khô.

Vùng kín dễ bị nhiễm nấm và khó làm vệ sinh sạch sẽ bằng các thuốc/ kem xức chống khuẩn thông thường. Khi nồng độ đường trong máu được kiểm soát, tần suất nhiễm nấm âm đạo sẽ giảm đi.

3.9 Ăn uống không kiểm soát

Phụ nữ mang thai ăn nhiều hơn thông thường để đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé. Nhưng nếu lúc nào cũng cảm thấy đói, ngay cả khi vừa ăn lượng lớn thức ăn xong. Các bà mẹ hãy nghỉ ngay là rất có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

4. Những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ tăng nguy cơ mắc tiểu đường

  • Mẹ bị thừa cân, béo phì.
  • Gia đình có người bị đái tháo đường (quan hệ huyết thống như bố mẹ, anh chị em ruột,…), đặc biệt là người đái tháo đường thế hệ thứ nhất.
  • Mẹ từng sinh con có cân nặng trên 4kg.
  • Có tiền sử bất thường về dung nạp glucose như đái tháo đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính.
  • Phụ nữ từ 35 tuổi trở nên có nhiều nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao hơn.
  • Phụ nữ có tiền sử sản khoa bất thường như thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.

5. Phòng tránh khi có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Giữ đường huyết ổn định: Cách tốt nhất là giữ lượng đường trong máu ở mức cân bằng. Tránh nguy cơ tăng đường huyết trong giai đoạn mang thai. Bước đầu tiên để ngăn chặn đái tháo đường thai kỳ là cần tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh. Như tình trạng béo phì, có tiền sử bị bệnh ở lần mang thai trước, có người trong gia đình mắc bệnh đái tháo đường…

– Giữ thói quen vận động: Tập thể dục trước và trong khi mang thai có thể giúp bảo vệ chống lại việc phát triển bệnh đái tháo đường thai kỳ. Ăn các thực phẩm lành mạnh. Chọn thực phẩm đa dạng với nhiều chất xơ, ít chất béo và calo. Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.

– Giảm cân hợp lý trước khi mang thai chứ không nên giảm cân trong thời kỳ mang thai vì cơ thể phải làm việc nhiều để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

– Khi có thai cần đi khám thai đúng lịch, tuân thủ chỉ định của bác sĩ và thường xuyên kiểm tra đường máu để có thể có các biện pháp can thiệp kịp thời.



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE