Tinh dầu tràm trà và tràm gió khác nhau thế nào ?

Tinh dầu tràm gió và tràm trà là 2 loại của tinh dầu tràm có thành phần tương tự nhau và một số công dụng như nhau. Tuy nhiên, dầu tràm trà được thiên dùng về dưỡng da, trị mụn, trị nấm…Còn tràm gió thiên về trị và phòng cảm cúm, gió máy… Phân tích chi tiết về ưu điểm và sự khác biết của từng loại sau đây.

Tinh dầu tràm gió và tràm trà khác gì nhau?

Tinh dầu tràm được chia làm 2 loại là tinh tràm gió và tràm trà, thành phần tương tự gần như giống nhau. Điều này làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn là cả 2 đều có công dụng như nhau nhưng thực ra là không phải. sẽ chỉ rõ sự khác nhau của 2 loại tinh dầu tràm này giúp bạn đọc phân biệt rõ

Trước tiên cần phân biệt, tinh dầu Tràm có 2 loại, là Tràm trà và Tràm gió, thành phần tương tự gần giống nhau, tuy nhiên Tràm gió thường chỉ được dùng trong các liệu pháp trị bệnh, còn Tràm trà được dùng phổ biến ở  làm đẹp.

Về xuất xứ:

– Tinh dầu tràm gió: Chiết xuất từ cây tràm gió thiên nhiên. Các cây tràm này thường được phân bố ở Thừa Thiên Huế.

– Tinh dầu tràm trà (tràm úc): Chiết xuất từ cây trà tràm. Tràm trà phổ biến phân bố ở Úc.

Về thành phần:

– Tinh dầu tràm trà:  thành phần chủ đạo là terpinen – 4-ol,

– Tinh dầu tràm gió: thành phần chủ đạo là  cineol 1,8. Ngoài ra còn có α-Terpineol và các hoạt chất khác…

Về 2 thành phần Terpinen – 4-ol và Eucalyptol

Eucalyptol có tác dụng:

  • Làm ấm cơ thể, làm sạch hệ hô hấp, giúp làm thông thoáng đường thở.
  • Giảm các yếu tốt gây viêm, vảo vệ và giảm viêm mũi, xoang, họng và thanh quản. Gây kích thích tức thời các tế bào niêm mạc mũi xoang làm tiết dịch cuốn trôi chất nhầy.

α-Terpineol có tác dụng:

  • Có tính sát trùng (diệt khuẩn, nấm, siêu vi) tốt.
  • Không độc ở liều có tác dụng kháng khuẩn, dùng cho mọi lứa tuổi kể cả trẻ em và trẻ sơ sinh.
  • Giúp ức chế và diệt virut cúm A H5N1 và H1N1 theo nghiên cứu của Bộ Y Tế thực hiện tại viện Pasteur Tp.HCM năm 2008.

Công dụng:

  • Tinh dầu tràm gió: Chiết xuất từ cây tràm gió thiên nhiên. Dùng để trị bệnh. Xoa bóp chống nhức mỏi cơ thể, đau nhức, tê thấp, phòng và điều trị cảm cúm và ngạt mũi, chống co thắt, chữa ho, long đờm, giúp tiêu hoá, …
  • Tinh dầu tràm trà: Chiết xuất từ cây tràm trà. Tràm Trà được dùng phổ biến trong làm đẹp giúp  trị mụn, sáng da, mờ vết thâm, hạn chế da bóng nhờn, chăm sóc tóc, trị gàu,…
  • Tìm hiểu chi tiết về tinh dầu tràm gió

    Tràm gió là một cây cao, thường xanh với vỏ cây màu xám như giấy, lá thơm và gai hoa màu trắng hoặc xanh lá cây. Vỏ cây có màu sáng, và do đó nó có biệt danh là cây Trắng.

    Mặc dù tinh dầu tràm không có nguồn gốc đặc biệt như bạc hà, không tráng lệ như trầm hương nhưng tinh dầu tràm gió cũng có một nền tảng lịch sử tuyệt vời. Công dụng của nó bắt nguồn từ thời cổ đại khi con người sử dụng nó cho cả mục đích trị liệu và thẩm mỹ.

Cách sử dụng tinh dầu tràm cho từng công dụng

Trị mụn

Dùng tăm bông thấm tinh dầu tràm gió lên nốt mụn, hoặc nhỏ thêm 1 giọt tinh dầu tràm gió vào sửa rửa mặt để làm sạch sâu da mặt, hạn chế mụn.

tinh-dau-tram-tri-mun-hieu-qua

Làm đẹp

Nhờ tính sát khuẩn, làm se nên tinh dầu tràm giúp trị mụn trứng cá, mụn mủ, viêm da, nhiễm nấm da, vảy nến, lang ben,… Vậy nên dầu tràm cũng là thành phần hoàn hảo bổ sung cho thói quen chăm sóc da hàng ngày giúp da săn chắc và láng mịn

tinh-dau-tram-tri-seo-tham-hieu-qua

Trị ho cảm

Nhỏ tinh dầu tràm vào bát nước nóng rồi xông hơi, hoặc massage tinh dầu tràm lên vùng lưng, ngực để giảm ho

Tinh Dầu Tràm có tính chất đặc tính kháng khuẩn, sát trùng, chống viêm hiệu quả. Chúng được sử dụng để phòng và trị nhiễm trùng móng, nấm chân, mụn cóc, trị mẩn ngứa, sát khuẩn chống nhiễm trùng, phòng ngừa viêm lợi, loét miệng……

Bạn có thể chuẩn bị sẵn cả tinh dầu tràm gió và tinh tràm trà trong gia đình để ứng dụng được công dụng của cả hai loại, phòng những trường hợp khi trái gió trở trời lại an toàn cho mọi đối tượng kể cả trẻ nhỏ.

Hi vọng qua bài viết này, có thể giúp bạn phân biệt rõ hơn về tinh dầu tràm gió và tinh dầu tràm trà cũng như biết cách ứng dụng từng loại và những tình huống cụ thể



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE