Uống thuốc chữa mất ngủ – Những điều bạn cần biết

Khi bị mất ngủ, người bệnh thường tự tìm mua thuốc để uống với mục đích cải thiện triệu chứng mất ngủ thay vì đi khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

1. Mất ngủ kéo dài là bệnh gì? Tác hại của mất ngủ kéo dài

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe của con người, giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng sau một ngày hoạt động.

Bệnh mất ngủ có thể gặp ở mọi độ tuổi. Nếu bị mất ngủ ở tuổi càng nhỏ thì có thể bị ảnh hưởng kéo dài đến sau này, nhất là khi về già, mất ngủ còn gây nhiều tác hại trầm trọng hơn. Mất ngủ phải làm sao khi mà mất ngủ trong thời gian dài gây ra những bệnh lý phức tạp và điều trị khó khăn hơn, ví dụ như các bệnh về tim mạch hoặc tâm thần, trầm cảm.

Thực tế, nếu người bệnh chủ động thăm khám và tìm hiểu tốt về giấc ngủ sẽ phòng ngừa bệnh mất ngủ tốt hơn, từ đó sử dụng thuốc sẽ thận trọng và hiệu quả hơn.

2. Mất ngủ uống thuốc gì?

Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị mất ngủ:

  • Thuốc bình thần: Gồm có các thuốc như Diazepam, Bromazepam, Clonazepam, Rotunda… Tác dụng của các thuốc này là giúp các người bệnh có giấc ngủ gần như ngay lập tức. Tuy nhiên, các thuốc này chỉ nên áp dụng cho các trường hợp mất ngủ ngắn và mức độ bệnh chưa trầm trọng, bởi việc dùng thuốc bình thần lâu ngày sẽ gây quen thuốc.

Lúc đó, dù tăng liều thuốc thì người bệnh vẫn bị mất ngủ. Lưu ý, mất ngủ uống thuốc gì thì cũng không nên sử dụng nhóm thuốc bình thần nhiều quá 3 ngày. Bởi thuốc có tác dụng phụ là làm suy giảm trí nhớ.

  • Thuốc ngủ: Gồm có các thuốc như Phenobarbital, Zolpidem… Đây là nhóm thuốc có tác dụng mạnh, tuy nhiên, chúng cũng rất dễ gây quen thuốc tương tự như thuốc bình thần. Do đó, nhóm thuốc này chỉ được sử dụng trong trường hợp mất ngủ ngắn và không trầm trọng. Lưu ý, cũng không nên dùng nhóm thuốc này nhiều quá 3 ngày. Khi sử dụng, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, nhức đầu hay rối loạn tiêu hóa… Nếu lo lắng về tác dụng phụ, thắc mắc mất ngủ uống thuốc gì, có thể dùng thuốc này không, thì có thể yên tâm là khi dùng ngắn ngày thì các tác dụng phụ này cũng nhanh chóng hết khi người bệnh ngưng dùng thuốc.
  • Thuốc kháng histamin: Gồm có các thuốc như Promethazine, Dimedrol, Clorpheniramin… Đây là các thuốc kháng histamin thế hệ cũ, chống dị ứng và gây ngủ khá mạnh. Thuốc được chỉ định dùng đối với các bệnh nhân mất ngủ do ngứa, gãi nhiều như hắc lào, eczema, tổ đỉa… Thuốc gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, khô mũi, mệt mỏi, ảnh hưởng đến trí não… Khi sử dụng, người bị bệnh mất ngủ uống thuốc gì thì cũng lưu ý không nên lạm dụng mà phải dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Mất ngủ uống thuốc gì?

  • Thuốc an thần kinh mới: Gồm có các thuốc như Olanzapine, Quetiapine, Amisulpride… Đây là các thuốc có tác dụng gây ngủ mạnh. Nếu sử dụng lâu dài thì sẽ gây béo do người bệnh cảm thấy ăn ngon miệng, do đó ăn nhiều hơn. Thuốc được chỉ định dùng cho trường hợp bị mất ngủ đối với các bệnh chán ăn tâm lý, trầm cảm, lo âu lan tỏa. Lưu ý, mất ngủ uống thuốc gì để tránh bị tăng cân thì khi dùng các thuốc này, bệnh nhân nên kiêng các chất dễ gây tăng cân như chất bột đường, chất ngọt, chất béo, ngoài ra, cần tích cực tập thể dục và vận động cơ thể.
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, đa vòng: Gồm có các thuốc như Clomipramine, Mirtazapine… Mất ngủ kéo dài nên uống thuốc gì thì có thể uống thuốc này bởi chúng tác động đúng cơ chế của giấc ngủ là hệ Serotonin trong não. Sử dụng trong thời gian dài không gây ra tình trạng quen thuốc. Tuy nhiên, thuốc lại không có tác dụng ngay lập tức. Thường sau 3 – 4 tuần điều trị, giấc ngủ mới được cải thiện rõ ràng. Ngoài ra, nhóm thuốc này gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, đắng miệng, táo bón, gây bí tiểu ở bệnh nhân có u xơ tiền liệt tuyến. Thuốc thường được chỉ định dùng để điều trị mất ngủ do trầm cảm, lo âu, mất ngủ tiên phát, mất ngủ do đau (chấn thương, ung thư, đau dây thần kinh).
  • Mất ngủ uống thuốc gì để tăng tác dụng của thuốc và hạn chế tác dụng phụ, thông thường, các bác sĩ sẽ kết hợp hai hoặc ba thuốc khác nhóm, thường gặp nhất là kết hợp ba nhóm thuốc bình thần (Bromazepam) – liều thấp, an thần mới (Olanzapine) và thuốc chống trầm cảm 3 vòng (Clomipramine) – liều trung bình. Sau khoảng 2 tuần điều trị, các bác sĩ sẽ cắt thuốc bình thần. Sau khoảng 4 tuần điều trị, thì cắt tiếp thuốc an thần mới và chỉ duy trì thuốc chống trầm cảm 3 vòng trong thời gian tối thiểu là 36 tháng. Với cách kết hợp như vậy sẽ giúp người bệnh ngủ được ngay (nhờ thuốc bình thần và thuốc an thần mới). Sau khoảng 4 tuần điều trị, lúc thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tác dụng thì bỏ hai loại thuốc còn lại.

3. Mất ngủ phải làm sao?

Khi bị mất ngủ kéo dài, người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn và chỉ định dùng thuốc điều trị. Để việc điều trị mang lại hiệu quả, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị. Đặc biệt, người bệnh không nên tự ý tăng hoặc giảm bớt liều dùng, không tự ý dùng thuốc theo đơn cũ, không tự ý đổi thuốc hoặc ngừng sử dụng khi thấy các triệu chứng thuyên giảm… Việc dùng thuốc không theo đúng chỉ dẫn có thể khiến bệnh nhân gặp những biến cố bất lợi khó lường, gây nguy hại đối với sức khỏe.

Mất ngủ phải làm sao? Câu trả lời là nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ.

Mất ngủ phải làm sao nếu người bệnh biết rằng, bên cạnh việc dùng thuốc, còn có thể kết hợp các biện pháp hỗ trợ khác như:

  • Đi ngủ và thức dậy đúng giờ.
  • Không nên tập luyện quá nặng, ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất béo gây khó tiêu, uống quá nhiều nước vào buổi tối, nhất là lúc đi ngủ.
  • Nên tắm nước ấm, tập một số động thư giãn, nhẹ nhàng, uống sữa ấm trước khi đi ngủ…
  • Phòng ngủ cần được yên tĩnh, thoáng mát, hạn chế nhiều ánh sáng, đặc biệt không nên để các thiết bị điện tử trong phòng ngủ…
  • Không sử dụng các chất kích thích như trà cà phê, rượu… trước giờ ngủ.

 



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE