Vì sao người tiểu đường uống thuốc mà đường huyết vẫn cao?

Lý giải vì sao người tiểu đường uống thuốc mà đường huyết vẫn cao?
VIỆC CẦN LÀM KHI PHÁT HIỆN TIỂU ĐƯỜNG
 
Tiểu đường (hay đái tháo đường) là bệnh mạn tính liên quan đến rối loạn chuyển hóa đường huyết. Cho tới nay, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, người bệnh chỉ có thể kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng bệnh nhờ kết hợp chế độ sinh hoạt hợp lý và dùng thuốc hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người tiểu đường dùng thuốc đều nhưng đường huyết vẫn cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do những sai lầm phổ biến trong thực hành điều trị tại nhà của người tiểu đường.
 
Sai lầm 1: Ngưng thuốc đột ngột khi thấy đường huyết ở mức tốt
 
Mỗi ngày khoa Đái tháo đường Bệnh viện Nội tiết Trung ương lại tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân đái tháo đường bị tăng đường huyết quá cao do bỏ thuốc điều trị. Khi hỏi về lý do chủ quan không dùng thuốc, đa phần người bệnh đều trả lời: do thấy chỉ số về bình thường rồi nên không cần uống nữa, sợ bị lờn thuốc, sợ gây hại lên gan thận hay một số trường hợp ngừng uống thuốc do bị tác dụng phụ của thuốc như mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi…
Các chuyên gia y tế cho biết, việc bỏ thuốc, hoặc không uống thuốc hàng ngày là vô cùng nguy hiểm. Bởi khi đó, đường huyết không được kiểm soát có thể tăng vọt lên cao bất cứ lúc nào, gây hôn mê, biến chứng cho người bệnh. Nếu người bệnh uống thuốc và bị tác dụng phụ thì có thể yêu cầu bác sĩ tư vấn đổi sang loại thuốc khác phù hợp hơn.
Sai lầm 2: Lạm dụng thuốc điều trị mà không chú ý chế độ ăn uống, luyện tập
Các chuyên gia y tế cho biết, bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ dinh dưỡng và luyện tập là hai chân kiềng rất quan trọng giúp kiểm soát đường huyết. Đường trong máu là loại đường đơn có trong thức ăn. Do đó, lượng đường chứa trong thức ăn khi nạp vào cơ thể tỉ lệ thuận với lượng đường hấp thu vào máu.
Thêm vào đó, cơ thể cần năng lượng để hoạt động, năng lượng này được sản sinh do việc tiêu thụ đường ở mô cơ. Khi lười vận động, cơ thể không tiêu thụ được năng lượng, khiến lượng đường trong máu tăng cao và gây áp lực lớn khiến tuyến tụy suy yếu và mất dần khả năng sản xuất insulin.
Nếu ỷ lại vào thuốc điều trị mà không chú ý đến chế độ dinh dưỡng, luyện tập thì dần dần sẽ gây rối loạn chuyển hóa lipid, làm ảnh hưởng đến chức năng gan, đưa bệnh nhân vào vòng luẩn quẩn tăng liều thuốc – tăng gánh nặng cho gan.
Sai lầm 3: Sử dụng dược liệu tùy tiện, không rõ nguồn gốc
Nhiều người tiểu đường đang mắc phải tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương”, nghe đâu mách gì, bảo gì cũng làm và chữa trị theo. Điều này khiến bệnh không những không khỏi mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thời gian qua đã có rất nhiều vụ việc người bệnh tiểu đường nhập viện, thậm chí là tử vong do đường huyết tăng cao đột ngột, do sử dụng thảo dược không rõ nguồn gốc hay các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường chưa được kiểm chứng…
Các chuyên gia y tế cho biết, cùng một loại thuốc có hiệu quả với người này nhưng không có hiệu quả với người khác, do thể trạng, giai đoạn bệnh và các bệnh lý liên quan đến bệnh của mỗi người là khác nhau. Vì vậy người bệnh cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được dùng chung đơn thuốc với người khác.
Ngoài ra, một số loại dược liệu trong dân gian cũng đã được chứng minh tác dụng giúp hạ đường huyết, tuy nhiên người bệnh không vì thế mà tự ý sử dụng. Bởi lẽ hiện nay có nhiều loại dược liệu được nhập về từ Trung Quốc, đã bị chiết tách hết hoạt chất hay những dược liệu không được trồng trọt theo tiêu chuẩn, chứa nhiều kim loại nặng, chất độc hại, thuốc trừ sâu… vừa không có tác dụng điều trị lại gây nguy hiểm cho người bệnh.
Lời khuyên của chuyên gia giúp người bệnh tiểu đường
Muốn hạ và ổn định đường huyết ở ngưỡng an toàn, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên tuân thủ kiềng ba chân trong quá trình điều trị: Dinh dưỡng hợp lý, Vận động thường xuyên và Kết hợp Đông Tây y trong quá trình điều trị.
Về dinh dưỡng: nên ăn đa dạng thực phẩm, chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI dưới 55), các thực phẩm có tải lượng đường huyết thấp (GL dưới 10). Nên ăn rau xanh trước rồi mới ăn đến cơm và thức ăn sau. Khuyến khích người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn, ngày ăn từ 4-5 bữa, để đường huyết sau ăn không tăng quá cao.
Về luyện tập: cần duy trì luyện tập đều đặn từ 20p – 30p mỗi ngày các môn thể thao phù hợp với sức của mình như đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội…
Về dùng thuốc: tuyệt đối tuân thủ uống thuốc đủ liều, đúng liều và đều đặn hàng ngày. Cùng với đó, người bệnh nên kết hợp Tây y với các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược giúp quá trình điều trị được hiệu quả hơn. Đặc biệt, người tiểu đường nên lựa chọn các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị tiểu đường có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm chứng.
Các chuyên gia cho biết: Từ 2000 năm trước, người dân Ấn Độ đã sử dụng dây thìa canh để trị bệnh “nước tiểu ngọt”. Hiện nay, sau hơn 1000 công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh hoạt chất tìm thấy trong dây thìa canh có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết.
Dây thìa canh giúp ức chế hấp thu đường ở ruột, giảm tân sinh đường từ gan vào máu, giúp kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin, tăng men sử dụng đường ở mô và cơ. Nhờ vậy giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết. Bên cạnh đó, hoạt chất trong dây thìa canh có cấu trúc gần giống với đường. Vì vậy, khi uống vào trước ăn 30 phút, hoạt chất này sẽ lấp đầy thụ thể ở ruột và chiếm mất chỗ của các phân tử đường trong thức ăn, làm giảm lượng tinh bột chúng ta ăn vào, đồng thời giúp người bệnh ăn kiêng một cách dễ dàng hơn.
Nghiên cứu mới nhất về Dây thìa canh, được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học, giáo sư của Đại học Quốc gia Seoul – Hàn Quốc và Tiến sĩ Hoàng Minh Châu cũng đã tìm ra các hoạt chất mới có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết và chống tăng lipid máu của Dây thìa canh Việt Nam
Kết quả nghiên cứu này đã được quốc tế công nhận, kiểm duyệt và đăng trên tạp chí khoa học hàng đầu thế giới Phytochemistry đầu tháng 03/2018. đem đến hiệu quả giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
Đối tượng sử dụng:
Người bị tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường
Người cần ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường


THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE