Dưới đây là 6 nguyên nhân vì sao gây nên tình trạng mất sữa, ít sữa, thiếu sữa, không đủ sữa cho con bú:
1. Ăn uống thực phẩm, sử dụng thuốc gây mất sữa, ít sữa
Mẹ có thể bị mất sữa, ít sữa khi chế độ dinh dưỡng không đủ chất, ăn phải các thực phẩm làm mất sữa ít sữa, hoặc sử dụng thuốc làm mất sữa mẹ trong suốt thời gian cho con bú:
- Chế độ dinh dưỡng không đủ chất hoặc ăn phải thực phẩm gây mất sữa: Trong quá trình tạo sữa, dưới sự tác động của Prolactin, các nang sữa lấy nguồn protein, chất béo và các dưỡng chất cần thiết từ máu của mẹ để chuẩn bị nguồn nguyên liệu cho quá trình tạo sữa. Tuy nhiên, khi chế độ dinh dưỡng mất cân đối, hoặc mẹ ăn các nhóm thực phẩm gây ức chế hoạt động của hormone Prolactin có thể dẫn đến mất sữa, ít sữa.
Mẹ lỡ ăn phải thực phẩm gây mất sữa, ít sữa.
- Sử dụng phải các thuốc chữa bệnh có thể gây mất sữa, ít sữa: khi đang trong quá trình nuôi con và cho con bú, mẹ cần thận trọng, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào.
2. Tinh thần căng thẳng, lo âu, trầm cảm sau sinh dẫn đến phản xạ tiết sữa kém
Nếu mẹ sau sinh luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, chán nản, mất ngủ sẽ khiến cơ thể mẹ bị ức chế hooc môn bài tiết sữa mẹ dẫn đến lượng sữa được tạo thành và tiết ra ít hơn, lâu ngày có thể dẫn đến mất sữa.
3. Mẹ cho con bú, dùng máy vắt sữa không đúng cách
Việc cho con bú và dùng máy vắt sữa đúng cách sẽ giúp kích thích sản xuất tuyến sữa, đồng nghĩa với việc mẹ thực hiện sai cách có thể dẫn đến ít sữa và mất sữa.
Mẹ cho bé bú, vắt hút sữa sai cách là nguyên nhân gây mất sữa, ít sữa.
4. Mẹ mắc bệnh về tuyến vú khi đang cho con bú
Sữa được sản xuất và tiết ra từ các mô tuyến vú. Do đó khi người mẹ gặp các vấn đề về tuyến vú có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa mẹ. Một số bệnh thường gặp như:
- Tắc tia sữa: Nguyên nhân chủ yếu do sữa mẹ tiết nhiều, đường ống dẫn nhỏ hẹp dẫn đến tắc nghẽn tia sữa.
- Áp xe vú: Thường xảy ra khi bị tắc tia sữa kéo dài.
- Viêm ống dẫn sữa: Chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập vào tuyến vú gây ra hoặc do mẹ vệ sinh không đúng cách. Điều này có thể do viêm tắc tia sữa kéo dài gây tổn thương các ống dẫn sữa dần đến viêm nhiễm ở các ống dẫn sữa
- Nứt cổ gà nghiêm trọng: Là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ đang trong giai đoạn nuôi con, đặc biệt sau khi sinh một vài tuần. Nguyên nhân chủ yếu do cho trẻ bú sai tư thế, sai cách, dẫn đến khớp ngậm của trẻ không đúng.
- Mẹ có phẫu thuật ngực sau sinh: khi ngực mẹ đang bị tổn thương sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất sữa mẹ.
5. Mẹ mắc các bệnh liên quan đến rối loạn nội tiết
Sữa mẹ được sản xuất dưới sự tác động của estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin. Do đó, một số bệnh liên quan đến rối loạn nội tiết hoặc thiếu máu có thể tác động đến quá trình sản xuất sữa.
- Bệnh tuyến giáp: Trong thời kỳ tiết sữa, hormone tuyến giáp sẽ điều chỉnh oxytocin và prolactin. Suy tuyến giáp dẫn đến việc suy giảm chức năng hoạt động của tuyến giáp.
- Thiếu máu: Thiếu máu xảy ra khi cơ thể mẹ không có đủ hồng huyết cầu khỏe mạnh. Các tế bào thiếu hemoglobin, làm cho các tế bào trong cơ thể không nhận được đủ oxy. Nếu mẹ bị thiếu máu, có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, giảm năng lượng và khiến mẹ có nguy cơ bị trầm cảm sau khi sinh.
- Bị sót nhau thai: Sót nhau là vấn đề thường gặp sau khi sinh con. Nó gửi tín hiệu “giả” báo cơ thể mẹ vẫn đang mang thai. Đặc biệt, khi đó nồng độ hormone progesterone còn lại quá cao ức chế quá trình sản xuất sữa mẹ.
6. Mẹ mắc chứng Thủy Kiệt
Khi mắc chứng Thủy Kiệt (các dấu hiệu như môi khô, luôn có cảm giác khát nước, nước tiểu có màu vàng, táo bón, da đen sạm), tức thận âm suy, khí trệ khiến cho việc điều tiết, hấp thu nước bị rối loạn làm cho nước không trữ được trong cơ thể và khi cơ thể không đủ nước thì mẹ không có sữa là điều tất yếu do sữa chủ yếu là nước.
Mẹ mắc chứng Thủy Kiệt rất dễ bị mất sữa, ít sữa.
Vì vậy, không chỉ cứ uống nước thường xuyên, liên tục sẽ đủ sữa cho con mà cần phải cải thiện chức năng thận để lượng nước trong cơ thể được hấp thu và luân chuyển.
Cách phòng ngừa mất sữa, ít sữa cho mẹ sau sinh
Nắm chắc các nguyên nhân gây mất sữa, ít sữa sẽ giúp mẹ chủ động trong việc chữa mất sữa và phòng ngừa tình trạng trên. Trong quá trình cho con bú, mẹ nên thực hiện một số phương pháp đơn giản giúp phòng ngừa mất ít sữa cũng như biết cách lấy lại sữa mẹ đã mất tại nhà như sau:
– Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tránh xa các thực phẩm, đồ uống, món ăn, thuốc gây mất sữa
Ăn gì sau sinh để TỐT cho sức khỏe mẹ và NGUỒN SỮA, giúp phòng ngừa mất ít sữa?Phòng ngừa mất sữa, ít sữa bằng chế độ dinh dưỡng đủ chất, khoa học.
Khẩu phần ăn của mẹ cần tăng thêm khoảng 350 Kcal/ngày và đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất xơ. Bên cạnh đó cần bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết: sắt, kẽm, canxi… có trong:
- Tinh bột: cơm, khoai củ, bánh mì, bún, bánh phở,…
- Nhóm chất đạm, sắt, kẽm cần thiết: giúp sữa đặc thơm, mẹ nên lựa chọn các nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất như thịt nạc, gia cầm, hải sản, trứng, đậu hũ, hạt, phô mai, sữa chua hoặc sữa trong thực đơn hàng ngày.
- Ăn nhiều rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt. Đặc biệt các nhóm rau xanh lá như súp lơ, cải xoăn, rau ngót… còn là nguồn bổ sung canxi và vitamin cho mẹ. Bên cạnh đó, gạo lứt và các loại ngũ cốc nguyên hạt giúp bổ sung, cải thiện nội tiết tố, kích thích quá trình tạo sữa cho mẹ.
- Bổ sung đủ nước: Cơ thể mẹ cần bổ sung thêm nước để tham gia vào quá trình sản xuất sữa mẹ. Để đảm bảo lượng sữa mẹ nên uống từ 2-3 lít nước ấm mỗi ngày. Bên cạnh đó mẹ nên uống thêm nhiều thức uống lợi sữa khác như: sữa ấm dành cho mẹ sau sinh, nước trái cây, nước rau củ quả lợi sữa, nước canh, soup,….
Bên cạnh các nhóm thực phẩm, món ăn mẹ đẻ nên ăn, mẹ nên tránh xa một số nhóm thực phẩm gây mất ít sữa, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và khiến sản phụ khó phục hồi. Đọc thêm bài: Mẹ sau sinh cho con bú kiêng ăn gì?