Sỏi thận là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó người trưởng thành chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Ngoài việc gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân trong cuộc sống, sỏi thận còn dẫn tới những biến chứng xấu, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.
Hiện nay, tình trạng số người mắc bệnh sỏi thận đang ngày một tăng cao. Nhưng số lượng người bệnh hiểu rõ biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi thận lại tỷ lệ nghịch với số lượng bệnh nhân. Đó cũng chính là nguyên nhân gây tăng cao số lượng người mắc bệnh sỏi thận. Vậy bệnh sỏi thận có những biến chứng nguy hiểm như thế nào?
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Chất cặn bã không được đào thải hoàn toàn được tích tụ trong thận, đây chính là cơ hội để vi khuẩn phát triển mạnh trong đường tiết niệu. Người bệnh sỏi thận có thể sẽ có biểu hiện đi tiểu ra mũ, tiểu ra máu, tiểu dắt, sốt cao kèm theo triệu chứng đau lưng.
Tình trạng này, nếu không được phát hiện kịp thời, điều trị đúng lúc sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho việc điều trị sau này của bác sĩ chuyên khoa. Chỉ khi nào, tình trạng nhiễm trùng tiết niệu thuyên giảm thì bệnh sỏi thận mới có thể chữa trị triệt để.
Suy thận
Nếu những viên sỏi làm tắcđường tiểu của cả hai quả thận cùng 1 lúc, người bệnh sẽ bị mất tiểu hoàn toàn, tình trạng kéo dài ngày liền có thể sẽ dẫn đến tử vong.
Khi thận bị ứ nước, nhiễm trùng lâu ngày sẽ huỷ hoại dần chủ mô thận, đơn vị thận cho đến khi mất đi khoảng 50% thì bạn vẫn có thể sẽ sống bình thường nhưng nếu mất đến 75% số đơn vị thận, bạn sẽ bị suy thận. Lúc này, để có thể suy trì sự sống, người bệnh sẽ phải chạy thận hoặc ghép thận rất tốn kém và không thể chữa khỏi được nữa.
Vỡ thận
Vỡ thận xảy ra khi bị ứ quá nhiều nước trong khi vách thận mỏng. Tuy nhiên, đây là trường hợp rất hiếm gặp. Khi các đài thận bị căng trướng nước tiểu, sẽ tạo ra áp lực cao tác động vào thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận, viêm nhiễm nặng ở đường tiểu còn gây hoại tử đường tiểu.
Tắc đường tiểu
Khi những hòn sỏi được hình thành trong: bồn thận, đài thận hay bọng đái đều có khả năng sẽ đi vào niệu quản, niệu đạo. Và những hòn sỏi sẽ chiếm hết toàn bộ thiết diện của niệu quản, niệu đạo gây tắc đường tiểu. Lúc này, hệ niệu đạo sẽ co bóp mạnh hơn để có thể đẩy hòn sỏi ra ngoài khỏi chỗ tắc nghẽn. Đây chính là lúc bạn cảm thấy các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội tại vùng giữa xương sườn và lan dần xuống phía dưới háng.Khi đường tiểu bị tắc, các chất thải và nước tiểu không thể thoát ra ngoài được sẽ gây ra hiện tượng thận hoặc niệu quản bị ứ nước, tắc đái.
Để tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.
Hiện nay, có hai biện pháp điều trị bệnh sỏi thận đó là sử dụng Tây y, dùng phương pháp phẫu thuật, phẫu thuật nội soi,… để lấy những viên sỏi ra. Tuy nhiên biện pháp này chỉ được xem là cách khắc phục hậu quả chứ không chữa trị được dứt điểm, nên sỏi thận có thể tái phát nhiều lần và gây ra biến chứng nguy hiểm. Biện pháp điều trị bệnh sỏi thận bằng Đông y, chữa trị bệnh trên nguyên lý triệt tiêu nguyên nhân gây bệnh, khiến sỏi đã hình thành tự tiêu tan và ngăn chặn nguy cơ hình thành sỏi mới, giúp người bệnh ngăn ngừa sỏi thận tái phát.
Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy những lợi ích tuyệt vời của các thảo dược trong việc điều trị bệnh sỏi thận như: Kim tiền thảo, Hương phụ, Nhân trần, Kim ngân hoa, Uất kim,… giúp ngăn chặn quá trình tăng kích thước sỏi, hỗ trợ tán sỏi, ngăn chặn hình thành sỏi mới và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của sỏi thận.
Ngoài ra bệnh nhân cần kết hợp chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý trong lúc đang sử dụng thuốc và kể cả sau khi bệnh nhân đã hết sỏi.
Với các tác dụng trên thì thảo dược Đông y giúp điều trị sỏi thận hiệu quả, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ có hại cho cơ thể.
CAO KIM TIỀN THẢO – Chữa Trị Bệnh Sỏi Thận Sỏi Mật