Những dấu hiệu nhận biết mất sữa tắc sữa mẹ nên biết

Với tùy từng người thì dấu hiệu sẽ khác nhau. Có thể xảy ra đột ngột hoặc xuất hiện từ từ. Tuy nhiên, các mẹ hãy chú ý để biết được các biểu hiện dưới đây nhé:

  • Bỗng nhiên thức dậy vào buổi sáng thấy mệt mỏi, cơ thể uể oải. Kèm theo đó là buồn nôn, đau đầu, hơi sốt. Tuy nhiên, đây cũng không hẳn là dấu hiệu chắc chắn kết luận mẹ có bị tắc tia sữa hay không?
  • Bầu ngực bị căng, tức. Khi bé bú thấy sữa ra rất ít. Bé chưa bú no nhưng đã nhả ti ra trong khi bầu vú không xẹp, vẫn căng như bình thường. Đây là dấu hiệu rõ rệt nhất và cũng dễ dàng nhận ra trong quá trình cho con bú.

Nhận biết tình trạng tắc tia sữa sớm để có hướng giải quyết

Các dấu hiệu tắc sữa ở mẹ

  • Khi tình trạng tắc tia sữa nặng hơn thì mẹ sẽ cảm thấy các cơn đau nhiều và lan rộng ở nhiều vùng. Đau nhức bầu ngực, gây sốt. Mẹ sẽ có thể bị đau cho đến nách hoặc có hạch ở vùng nách.
  • Khi sữa bị đông thành các cục nhỏ ở trong đầu ngực. Mẹ dùng tay cũng có thể cảm nhận được, các cục nhỏ vón lại hơi cứng. Bé bú không thấy ra sữa. Dù có dùng tay hay dùng máy hút thì cũng không thấy sữa.
  • Cơ thể mẹ bắt đầu có các dấu hiệu rõ rệt: Sốt cao, đầu vú sưng lên, đỏ tấy, đau nhức.

=> Khi không phát hiện để điều trị kịp thời thì người mẹ có thể bị tắc tia sữa có mủ.

Tổng quan về tắc tia sữa sau sinh 

Dưới đây là các thông tin chuẩn nhất về tắc tia sữa sau sinh 

1. Tắc tia sữa là gì ? 

Tắc tia sữa là hiện tượng ống dẫn sữa bị hẹp hoặc ứ tắc trong khi tuyến sữa vẫn tiết sữa bình thường. Nó làm cho sữa ứ đọng, tắc lại trong bầu vú, không thoát ra được.

Sữa tiết ra không thể thoát ra ngoài được làm cho bầu vú của mẹ bị căng lên. Lâu dần thì tình trạng càng trở nên nghiêm trọng. Tắc sữa có thể bị cả 2 bên ngực nhưng cũng có thể chỉ bị 1 bên ngực. Dù tình trạng này diễn ra ở 1 bên hay 2 bên thì cũng cần có phương pháp xử lý sớm.

Theo Y học cổ truyền thì tắc sữa nằm trong chứng Nhũ Ung. Nó còn có nhiều tên gọi khác như Ngoại suy, Đố Nhũ, Suy Nhũ. Lên Cái Vú… Triệu chứng thường gặp kèm theo đó là ở vú có mủ, sốt cao, bầu vú sưng lên và cảm thấy tức ách.

Một điều cần lưu ý đó là cần phân biệt tắc tia sữa với ít sữa. Ít sữa là hiện tượng tuyến sữa hoạt động kém, khiến cho sữa tiết ra rất ít trong khi ống dẫn sữa vẫn hoạt động bình thường. Thường thì bầu vú sẽ bị nhão.

2. Tìm hiểu về cơ chế tiết sữa và cơ chế tắc tia sữa 

Bắt đầu từ quý thứ 2 của thai kỳ thì sẽ bắt đầu sản xuất sữa mẹ. Sữa mẹ lúc này được gọi là sữa non. Cho đến khi thai nhi được sinh ra, em bé chào đời và bú mẹ thì cơ mẹ mới bắt đầu được kích thích, phát triển nhiều sữa hơn để cho bé bú.

Sữa được sản xuất từ mô tuyến vú của người mẹ. Ở mô tuyến vú sẽ có các thuỳ xếp theo hình nan hoa và tập trung về núm sữa. Sữa mẹ sẽ hoạt động theo nguyên tắc: từ tiểu thuỳ về thuỳ, sau đó chảy đến xoang chữa sữa. Cuối cùng là đi tới các ống sữa ở núm vú.

Khi trong lòng ống dẫn sữa bị hẹp lại thì sữa sẽ không chảy đều được, xuất hiện các hòn cục (do sữa đông kết lại) tại vị trí bị tắc. Sữa không chảy được về núm vú trong khi sữa mẹ vẫn cứ tiết ra đều. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng tắc sữa ngày càng nhiều, chèn ép lên các ống dẫn sữa khác. Nếu không có phương án điều trị kịp thời thì tình trạng sẽ ngày càng nặng hơn. Do sữa ứ đọng càng ngày càng nhiều.

 

Sữa được sản xuất từ mô tuyến vú của người mẹ. Ở mô tuyến vú sẽ có các thuỳ xếp theo hình nan hoa và tập trung về núm sữa. Sữa mẹ sẽ hoạt động theo nguyên tắc: từ tiểu thuỳ về thuỳ, sau đó chảy đến xoang chữa sữa. Cuối cùng là đi tới các ống sữa ở núm vú.

Khi trong lòng ống dẫn sữa bị hẹp lại thì sữa sẽ không chảy đều được, xuất hiện các hòn cục (do sữa đông kết lại) tại vị trí bị tắc. Sữa không chảy được về núm vú trong khi sữa mẹ vẫn cứ tiết ra đều. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng tắc sữa ngày càng nhiều, chèn ép lên các ống dẫn sữa khác. Nếu không có phương án điều trị kịp thời thì tình trạng sẽ ngày càng nặng hơn. Do sữa ứ đọng càng ngày càng nhiều.

Thời kỳ tắc tia sữa, đối tượng tắc tia sữa 

Trong các vấn đề của mẹ trong thời kỳ nuôi con thì tắc tia sữa là tình trạng rất phổ biến. Có khoảng 15% phụ nữ gặp tình trạng này vào 3 – 4 tuần đầu sau sinh. Tuy nhiên, thực tế thì tình trạng tắc sữa vẫn gặp ở nhiều thời điểm khác. Chứ không riêng gì sau khi sinh mới bị.

  • Tắc sữa thời kỳ cho con bú 

Tắc sữa sau sinh hay tắc sữa thời kì cho con bú là tình trạng hay gặp nhất, chiếm đa số các trường hợp. Tỷ lệ phụ nữ sinh thường bị tắc sữa thấp hơn so với người sinh mổ, sinh con lần đầu. Trong giai đoạn cho con bú bị tắc sữa mà không kịp thời điều trị thì không tốt chút nào. Nó sẽ kéo dài nhiều ngày sau đó. Không chỉ khiến bầu ngực căng tức mà còn ảnh hưởng đến bé.

  • Mẹ bị tắc tia sữa có nên cho con bú không? 

Đây là vấn đề mà rất nhiều chị em phụ nữ thắc mắc. Câu trả lời là có. Mặc dù bị tắc sữa nhưng bạn vẫn nên để cho bé bú. Khi bé bú thì vú mẹ sẽ được co bóp, sữa được thoát bớt ra ngoài. Tình trạng căng tức bầu ngực, khó chịu cũng sẽ đỡ đi rất nhiều.

Nếu mẹ dừng cho bé bú trong lúc tắc sữa thì tình trạng không những không giảm mà còn trầm trọng hơn rất nhiều.

  • Khi mang bầu cũng có thể bị tắc tia sữa 

Tình trạng này thì hiếm gặp. Lúc này, mẹ sẽ cảm thấy bầu ngực khó chịu, căng tức. Đây là phản ứng khá bình thường do các tuyến sữa phát triển và bắt đầu hoạt động mạnh hơn.

Bắt đầu từ quý 2 của thai nhi, các mẹ sẽ cảm nhận được sự thay đổi này. Lúc này, các mẹ nên thay đổi và sử dụng loại áo ngực phù hợp hơn nhé! Những lúc ở nhà hoặc không cần thiết thì cũng không nên sử dụng áo ngực.

  • Mẹ đang cho bé bú nhưng mang thai 

Không hiếm người trong tình huống đang cho con bú mà tiếp tục mang thai. Nếu như cai sữa cho bé quá đột ngột trong khi đang mang thai thì sẽ gây nên tình trạng tắc sữa. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại lo lắng rằng cho con bú trong khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

Chúng ta cần phải hiểu rằng, khi bé bú thì tử cung của mẹ sẽ có thắt. Tuy nhiên, nếu như không phải là các trường hợp dưới đây. Mẹ vẫn có thể cho bé bú mà không cần lo lắng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi

Những trường hợp mẹ phải cai sữa sớm cho bé khi tiếp tục mang thai: 

  • Mẹ đã có tiền sử sảy thai trước đó
  • Đến những tháng cuối của thai kỳ thì nên cai sữa cho bé. Nếu không có thể dẫn đến tình trạng sinh non.

Sau khi cai sữa cho con có thể bị tắc tia sữa không? 

Câu trả lời là có. Khi mẹ ngừng cho con bú, các tuyến sữa mẹ sẽ tiết sữa dần ít lại. Nhưng có những trường hợp tuyến sữa vẫn tiếp tục tiết nhiều thì sẽ gây ra ứ đọng và sữa tắc.

Nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa và rút kinh nghiệm 

Theo từng quan điểm nghiên cứu khác nhau thì nguyên nhân gây ra tình trạng tắc sữa là khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân điển hình nhất

Nguyên nhân do sữa non ứ đọng 

Ngay sau khi sinh con, mẹ phải cho bé bú ngay. Nếu cho bú muộn thì sữa non bị đông lại (sữa non lúc này đã rất đặc rồi). Làm cho đường đi của sữa trong ống dẫn bị bít kín lại, dẫn đến tắc sữa.

Ngoài ra, khi bé bú ít mà sữa mẹ lại tiết ra thường xuyên và rất nhiều. Hoặc tần suất cho bé bú thay đổi đột ngột. Đây cũng là nguyên nhân làm cho mẹ bị tắc sữa

Rút kinh nghiệm: Mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt. Nó sẽ giúp sữa được giải phóng kịp thời. Đồng thời cũng tốt cho bé hơn, tránh tình trạng ống sữa bị ứ đọng.

Mẹ chưa day đều đầu vú 

Đến khi bé bắt đầu chào đời thì sữa mẹ bắt đầu sản sinh nhiều hơn. Ống dẫn sữa của mẹ bị kích thích đột ngột và chưa thích ứng kịp thời. Điều này gây ra tình trạng tắc nghẽn sữa.

Rút kinh nghiệm: Đối với trường hợp này bạn không cần quá lo lắng. Khi bắt đầu sinh, mẹ nên sử dụng tay xoa bóp nhẹ nhàng đầu vú. Điều đó sẽ giúp cho vú nhanh chóng thích ứng kịp, ống dẫn lưu thông và dễ dàng chảy sữa.

Do sữa còn thừa sau hút sữa hoặc sau khi bé bú 

Với các bé mới sinh thì sẽ bú rất ít. Vì vậy sẽ có tình trạng sữa đổ xuống đầu vú bị thừa. Lượng sữa này rỉ ra bên ngoài. Dưới tác động của môi trường bên ngoài, sữa sẽ bị ôi, mất vệ sinh. Sữa thừa ứ đọng ngay ở đầu vú của mẹ.

Vấn đề này cũng xảy ra tương tự khi mà mẹ dùng máy hút sữa nhưng chưa hút được hết ra.

Rút kinh nghiệm: Sau khi bé bú xong, mẹ nên bóp nhẹ đầu vú để nặn hết các sữa thừa ra ngoài. Sau đó thì dùng khăn sạch để lâu sạch đầu vú.

Tắc sữa do thay đổi tần suất bú của bé 

Tần suất bú của bé thay đổi trong khi lượng sữa mẹ tiết ra đều đặn. Bé không bú làm cho sữa ứ đọng lại

Rút kinh nghiệm: Mẹ nên cho bé bú thường xuyên, đều đặn về tần suất. Nếu bé bú quá ít trong khi mẹ nhiều sữa thì hãy sử dụng máy hút sữa để được hỗ trợ nhé.

Một số nguyên nhân khác 

Ngoài các nguyên nhân trên, còn có các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Mẹ bị áp lực, căng thẳng, stress làm cho chức năng vận chuyển hoá của Tỳ vị bị ảnh hưởng. Đây cũng là dấu hiệu đầu tiên của trầm cảm sau sinh.
  • Ăn uống không đảm bảo, không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ khiến cho Tỳ vị bị tổn thương, ống dẫn không thông.
  • Cơ thể bị nhiễm độc tà. Có thể là nhiễm lạnh, gió, suy nhược cơ thể… Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tắc tia sữa

Rút kinh nghiệm: Sau sinh, mẹ nên để tinh thần được thoải mái, thư giãn nhất. Nên kiêng khem (tránh gió, tránh nước…) và ăn uống theo chế độ hợp lý.

Các cách chữa tắc tia sữa sau sinh 

Có nhiều cách khác nhau để chữa tắc tia sữa sau sinh, bao gồm:

  • Điều trị tắc sữa tại nhà bằng các phương pháp đơn giản: Chườm ấm, massage… Đây là phương pháp với những mẹ mới bị
  • Áp dụng các phương pháp dân gian: Dùng lược, dùng cây bồ công anh, dùng lá đinh lăng
  • Điều trị bằng thuốc tây, thuốc nam, phương pháp đông y…

Cao Chè Vằng Lợi Sữa – Giảm Cân



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE