10 loại thực phẩm gây mất sữa mẹ.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá và quan trọng bậc nhất với trẻ nhỏ ở những năm tháng đầu đời. Không một loại thực phẩm nào có đủ khả năng để thay thế vai trò của sữa mẹ với sự phát triển của trẻ. Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiết sữa và chất lượng nguồn sữa cho con bú. Hãy tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức dinh dưỡng để nhanh chóng hồi phục sức khỏe và có đủ lượng sữa cho con bú mỗi ngày.
Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Thaoduocminhnhi.com để biết cách đề phòng với 10 loại thực phẩm gây mất sữa mẹ. Đây cũng là những lỗi mà nhiều bà mẹ trẻ rất hay mắc phải khi lần đầu mang thai.
1. Lá lốt
Bạn có biết rằng lá lốt chính là một trong những thực phẩm gây mất sữa hàng đầu mà các mẹ bầu cần phải tránh xa, vì chỉ cần một hai miếng nhỏ cũng đủ để khiến các mẹ ngay lập tức không còn giọt sữa nào cho con bú. Đây là kinh nghiệm dân gian đã được kiểm chứng qua nhiều thế hệ nên mức độ chính xác của nó rất cao. Hãy tránh xa các món ăn có chứa lá lốt nếu bạn không muốn mất sữa cho con bú.
2. Măng
Măng là thực phẩm được nhiều người yêu thích, tuy nhiên măng lại có chứa chất HCN gây độc hại cho cơ thể con người. Mặc dù độc tố này có thể dễ dàng hòa tan trong nước và bay hơi ở nhiệt độ cao khi chế biến nhưng tốt hơn hết là các bà bầu không nên ăn măng tươi để tránh nguy cơ mất sữa.
3. Rau bắp cải
Tuy bắp cải là một loại thực phẩm lành mạnh và có nhiều dưỡng chất nhưng các bà bầu nên chú ý không ăn quá nhiều rau bắp cải cũng có thể dẫn tới tình trạng mất sữa. Bởi bắp cải thường được sử dụng để trị tắc sữa, làm giảm những cơn đau do ngực sưng tấy.
4. Trà và cà phê
Đây là hai loại đồ uống có chứa caffeine có tác dụng giúp tinh thần tỉnh táo, sáng khoái, khả năng tập trung cao hơn. Tuy nhiên, bà bầu cũng không nên sử dụng hai loại đồ uống này, hoặc nếu bạn là người nghiện trà hay cà phê thì chỉ được uống một lượng rất nhỏ. Bởi nếu làm dụng đồ uồng có chứa caffeine sẽ làm cơ thể bị mất nước, từ đó ảnh hưởng tới lượng sữa mẹ được tiết ra. Trẻ nhỏ cũng sẽ hấp thụ một lượng caffeine từ việc bú sữa mẹ, dẫn tới tình trạng rối loạn giấc ngủ, hay quấy khóc.
5. Mì tôm
Khi mang bầu và đang trong thời gian cho con bú, bà mẹ cần được bổ sung những thực phẩm lành mạnh nhất, giàu dưỡng chất nhất để có sức khỏe tốt và có đủ lượng sữa cho con. Mì tôm lại chỉ là một thực phẩm ăn liền chứa rất ít dinh dưỡng mà lại còn có nhiều chất bảo quản, muối nên không tốt cho bà bầu. Ăn nhiều mì tôm vừa làm bà bầu bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác, vừa gây ra những ảnh hưởng nhất định cho sức khỏe.
6. Tránh xa rượu, bia
Chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rượu bia có tác dụng tốt với sức khỏe, chính vì vậy mà không có lý do gì để các bà bầu sử dụng loại đồ uống này. Thực tế việc uống rượu bia còn làm ức chế khả năng tiết sữa, thậm chí là mất sữa cho con bú. Chính vì vậy hãy tránh xa những loại đồ uống có chứa cồn để không làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho con.
7. Lá dâu tằm
Loại thực phẩm gây mất sữa mẹ này được sử dụng làm mẹo dân gian giúp tiêu sữa để cai sữa cho trẻ nhỏ rất hiệu quả. Đừng bà bầu nào uống loại nước được đun từ lá của cây dâu tằm nếu không muốn bị mất sữa cho con bú.
Hơn nữa, loại lá này cũng ko thơm ngon hay có tác dụng thanh nhiệt giải độc gì nên không được uống bừa bãi khi đang cho con bú.
8. Rau mùi tây
Tuy đây chỉ là loại rau thơm thường được dùng trang trí hoặc làm món ăn có hương vị hấp dẫn hơn nhưng nó lại có thể gây mất sữa, giảm khả năng tiết sữa. Một lưu ý nhỏ nhưng hết sức quan trọng trong quá trình chế biến thức ăn cho bà bầu để không làm ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ.
9. Bạc hà
Đây cũng là một loại thực phẩm gây mất sữa mẹ mà các bà bầu nên chú ý. Một lượng nhỏ lá bạc hà có thể không ảnh hưởng gì nhưng thường xuyên ăn các thực phẩm có thành phần chiết xuất từ lá bạc hà như bánh, kẹo, tinh dầu…có thể làm giảm lượng sữa một cách rõ rệt, thậm chí là gây mất sữa.
10. Thuốc chữa bệnh
Nếu phụ nữ đang trong thời gian cho con bú mà phải dùng thuốc chữa bệnh thì cần lưu ý những thành phần có trong thuốc. Một số loại thuốc chữa dị ứng, thông mũi, lợi tiểu…có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa mẹ và làm giảm khả năng tiết sữa. Một số loại thì lại ngấm vào sữa và gây ra mùi khiến trẻ không chịu bú mẹ. Hãy cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sỹ trong trường hợp này.