Tuy việc cho con bú là một quá trình tự nhiên nhưng đôi lúc vấn đề cũng có thể xảy ra. Nếu vấn đề trở nên nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa của mẹ và khả năng tiếp nhận dinh dưỡng của con. Do đó nếu mẹ gặp khó khăn trong quá trình cho con bú hay nhận thấy một trong các dấu hiệu dưới đây thì hãy liên hệ và hỏi ý kiến của các bác sỹ nhi khoa để khắc phục.
Thời gian cho con bú hoặc ngắn hoặc rất dài vì vậy nếu con thường xuyên bú ít hơn 10 phút một lần trong vài tháng đầu nghĩa là có thể con không bú được toàn bộ lượng sữa mà mẹ tiết ra và lượng sữa còn thừa phải được vắt ra để kích thích việc tiết sữa của người mẹ. Còn nếu thời gian bú liên tục lâu hơn 50 phút đồng nghĩa con bú không đủ sữa do bú không đúng cách hoặc lượng sữa mẹ tiết ra quá ít.
Con dường như vẫn đói sau mỗi cữ bú (không bú đủ lượng cần thiết) thì các mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ nhi khoa và kiểm tra cân nặng của con ngay lập tức. Trong lúc đó hãy kiểm tra việc ngậm và bú của con và điều chỉnh vị trí vú của mẹ khi cho bú để con có thể tiếp nhận được nhiều sữa hơn.
Xem thêm Cho bé bú thế nào để sữa mẹ luôn dồi dào
con mới sinh thường xuyên bỏ bú hoặc ngủ thông đêm: Trường hợp này các mẹ phải luôn chú ý cho con bú đúng giờ. con cần bú mỗi vài tiếng một lần để phát triển hoàn thiện. Nếu con mới sinh ngủ nhiều hơn 4 tiếng một đêm thì các mẹ hãy đánh thức con dậy bú.
Mẹ có thể không nghe thấy tiếng con nuốt sữa một cách liên tục sau khi sữa đã về: Có thể lúc mới bắt đầu cữ bú thỉnh thoảng mẹ mới nghe thấy tiếng nuốt của con, sau đó mật độ tăng dần và giảm vào lúc cuối. Việc nuốt sữa là dấu hiệu rõ ràng cho thấy con đã tiếp nhận sữa vào cơ thể do đó nếu mẹ không nhận thấy con nuốt thì cần liên hệ các bác sĩ nhi khoa. Mặc dù vậy, đôi lúc các mẹ có thể không nghe thấy âm thanh con nuốt sữa do con đang nhấm nháp một chút sữa non lúc mới bắt đầu cữ bú.
Khi được 2 tuần tuổi, con còn nhẹ cân hơn cả khi sinh ra hoặc không tăng ít nhất 0,14 đến 0,2 kg một tuần: Điều này chứng tỏ rằng việc tăng cân quá ít là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy con không uống đủ sữa.
Bảy ngày sau sinh, nếu con phải thay ít hơn 6 miếng tã và đi đại tiện ít hơn 4 lần một ngày, nước tiểu màu vàng đậm hoặc có đốm đỏ, phân lỏng và sậm màu: Nếu các mẹ và bác sỹ lo lắng về lượng sữa con tiếp nhận vào cơ thể, các mẹ có thể duy trì bảng ghi lại việc thay tã và đi đại tiện của con trong những ngày đầu đời để đảm bảo con phát triển bình thường. Thông thường trong trường hợp này các bệnh viện hoặc bác sỹ sẽ cung cấp cho mẹ một loại sổ ghi đặc biệt để theo dõi hoạt động của con như ăn hay đi vệ sinh.
Năm ngày sau sinh mẹ vẫn chưa cảm thấy có sữa về: nếu các mẹ có cảm giác này thì nên để các bác sỹ kiểm tra cân nặng của con ngay lập tức. Đây là cách chính xác nhất để biết con có bú đủ sữa hay không. Đồng thời các mẹ cũng có thể kiểm tra luôn cả ngực của mình.
Xem thêm Bà mẹ mang thai nên uống sữa gì?
Trường hợp mẹ cảm thấy căng tức ngực. Lúc này ngực bị căng cứng và đau đớn có thể cản trở việc ngậm vú đúng cách của con và cả hai mẹ con sẽ cảm thấy chán nản. Để giải quyết vấn đề này mẹ phải vắt bớt sữa bằng cách dùng tay hoặc sử dụng máy vắt cho đến khi ngực bớt căng tức. Nếu tình trạng căng tức ngực không giảm có thể sẽ làm giảm lượng sữa của mẹ. Khi mẹ vẫn cảm thấy ngực bị căng cứng sau mỗi lần cho con bú thì chứng tỏ con không bú đủ sữa hoặc con không bú được sữa. Cảm giác đau đớn sẽ ngăn cản việc cho con bú hoặc con có thể ngậm vú không đúng cách. Nếu cảm giác đau đơn kéo dài hoặc mẹ bị ‘nứt cổ gà’ sẽ làm cho việc cho con bú trở nên vô cùng đau đớn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để họ có thể kiếm tra xem đầu vú và ngực của mẹ có bị viêm nhiễm hay không và giúp giải quyết vấn đề về cách ngậm vũ của con. Các mẹ có thể phải cho con bú ở bên ngực ít bị đau hoặc sử dụng máy hút sữa cho đến khi núm vũ hết đau.
Sau một hoặc hai tuần mà mẹ không cảm thấy có phản xạ tiết sữa, mặc dù điều này không nghiêm trọng nhưng có thể lượng sữa mẹ tiết ra đã giảm. Hãy hỏi bác sĩ nhi khoa để họ có thể đánh giá và kiểm tra cách cho con bú của mẹ.