Triệu chứng của bệnh đau dạ dày, cách nhận biết và phương pháp điều trị

Các triệu chứng của bệnh đau dạ dày là gì, làm thế nào để nhận biết bị đau dạ dày với các bệnh đường tiêu hóa khác một cách chính xác nhất. Trên thực tế, việc phân biệt các dấu hiệu bệnh đau dạ dày có rất nhiều người bị nhầm lẫn nên không đi khám và điều trị bệnh kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn biết cách xác định chính xác bệnh đau dạ dày thông qua các biểu hiện cụ thể ở giai đoạn sớm. Các bạn quan tâm hãy cùng tham khảo ngay dưới đây.
1. Triệu chứng của bệnh đau dạ dày và cách nhận biết
❖ Bị đau bụng thường xuyên:
Đây là triệu chứng của bệnh đau dạ dày đặc trưng nhất. Các cơn đau do bệnh đau dạ dày có mức độ khác nhau khi thì đau dữ dội, khi lại đau dai dẳng và biểu hiện tùy thuộc vào từng người bệnh và mức độ nặng nhẹ. Các cơn đau thường xuất hiện khi bụng đói, sau khi ăn no hoặc vận động mạnh…
Kèm theo triệu chứng đau là cảm giác bụng căng, hơi đau, người khác thì bị cơn đau dai dẳng nhưng không nghiêm trọng hoặc một số khác thì đau liên tục, có khi còn bị đau lây cả vùng ngực.
❖ Chán ăn, ăn không ngon miệng:
Khi bị đau dạ dày sẽ gây ra cảm giác đau, có khi kèm theo nóng rát bụng, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu dẫn đến cảm giác chán ăn và ăn không thấy ngon miệng. Tình trạng này kéo dài sẽ gây sút cân nhanh chóng. Do đó đây cũng là một dấu hiệu bệnh đau dạ dày cần được chú ý để cảnh giác và đi khám kịp thời.
❖ Bị chứng ợ hơi hoặc ợ chua khó chịu khi bị bệnh đau dạ dày:
Những người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì chứng ợ chua rất hiếm khi xuất hiện. Có khi một tháng bị một lần. Nhưng nếu bạn bị ợ chua hàng tuần thậm chí hằng ngày thì đó đúng là vấn đề cần quan tâm. Ợ chua là biểu hiện của bệnh đau dạ dày hoặc một căn bệnh tiêu hóa khác như trào ngược dạ dày thực quản.
Hiện tượng này là do dịch tiết axit đáng lẽ dùng để tiêu hóa thức ăn, nhưng khi dạ dày bị tổn thương thì dịch được tiết không đúng lúc hoặc không cần thiết. Lượng axit dư thừa này gây ra ợ chua tạo cảm giác nóng rát ở ngực rồi lên tới họng.
❖ Buồn nôn và nôn:
Khi bụng khó chịu, thức ăn không tiêu hóa được người bị đau dạ dày thường có cảm giác buồn nôn và nôn thốc. Khi đó thức ăn ra ngoài nếu quá nhanh hoặc quá mạnh còn có thể gây viêm hoặc rách lớp niêm mạc của thực quản. Chưa kể tình trạng thiếu hụt nước và suy nhược cơ thể khi bị nôn ói.
❖ Bụng chướng:
Bị lúc ăn xong hay cả những bình thường, có cảm tưởng như bụng đang chứa một lượng lớn thức ăn hay nước uống vô cùng khó chịu. Đi kèm theo đó người bệnh còn bị ợ hơi liên tiếp, khi nằm lại càng thấy khó chịu hơn. Nếu thấy hiện tượng này hãy nghĩ ngay đến triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
❖ Dạ dày bị xuất huyết:
Trường hợp này xuất hiện nếu bệnh nhân bị đau dạ dày trong suốt thời gian dài mà không có biện pháp khắc phục. Đây là dấu hiệu bệnh đau dạ dày đã phát triển nặng và lớp niêm mạc bị tổn thương nặng nề. Chảy máu tiêu hóa có thể được phát hiện khi nôn ra máu hoặc đại tiện có lẫn theo máu hoặc phân đen. Mọi phát hiện liên quan đến tình trạng xuất huyết dạ dày đều cần được kiểm tra và chữa trị kịp thời. Những đối tượng có bệnh như máu khó đông, bị chảy máu nhiều lại càng nguy hiểm.
Các dấu hiệu bệnh đau dạ dày nêu trên không khó để nhận biết. Vấn đề là người bệnh cần cảnh giác để khi phát hiện ra triệu chứng cần nhanh chóng đi khám và điều trị kịp thời để tránh bệnh phát triển gây ảnh hưởng tới sức khỏe và khó khăn cho việc chữa trị.
2. Phương pháp điều trị bệnh dạ dày hiệu quả
Để chữa trị căn bệnh này có nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà người bệnh lựa chọn phương pháp phù hợp như: Sử dụng thuốc Tây y, các bài thuốc Đông y gia truyền hay cần tới sự can thiệp bằng phẫu thuật.
Thuốc Tây tuy trị bệnh đau dạ dày tác dụng nhanh, giảm đau tốt, loại bỏ các triệu chứng của viêm loét dạ dày, đau nhức, song lại có nhược điểm chỉ điều trị phần ngọn không điều trị tận gốc do đó bệnh hay tái đi tái lại. Hơn nữa thuốc Tây dùng nhiều sẽ có tính nhờn thuốc, dễ tổn thương niêm mạc dạ dày. Thời gian kéo dài có thể gây nên tác hại lớn đối với cơ thể. Vì vậy nhiều bệnh nhân lo ngại về các tác dụng phụ mà các thuốc này gây ra, nên đã tìm đến các sản phẩm được bào chế bằng thảo dược.
Tại sao thảo dược lại được người bệnh quan tâm như vậy?
Thực tế đã chứng minh rằng, từ ngàn đời nay Ông cha ta đã sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa trị hiệu quả cho nhiều loại bệnh, nhưng thông thường thì sử dụng theo cách đơn giản mà chưa có sự kết hợp với nghiên cứu khoa học hiện đại nên chưa phát huy được tối đa hiệu quả chữa trị.
✥ Công dụng :  
Chữa đau thượng vị, chống trào ngược dạ dày thực quản.
Điều trị viêm trợt hang vị, viêm xung huyết dạ dày.
Điều trị chứng ăn uống khó tiêu, đầy hơi, ợ chua, ăn uống kém.
Giúp bổ tỳ và tăng cường hệ tiêu hóa.
Giảm tiết axit dạ dày.
Cân bằng chức năng dạ dày.
Trị dứt điểm viêm họng, hôi miệng nguyên nhân do trào ngược dạ dày, thực quản.
Làm liền nhanh các ổ loét, bảo vệ và tái tạo niêm mạc dạ dày.
Tiêu diệt vi khuẩn HP (loại vi khuẩn gây viêm loét và ung thư dạ dày, tá tràng, yếu tố gây tái phát trong viêm loét dạ dày, tá tràng) nhanh và triệt để, giúp bệnh nhân không bị tái phát.
3. Biện pháp phòng ngừa bệnh  dạ dày hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh dạ dày, trước hết cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt của mình:
Ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống với mức độ vừa phải và không nên ăn khuya trước khi đi ngủ.
Ăn chín uống sôi để dạ dày không bị nhiễm khuẩn.
Tạo thói quen ăn uống đúng giờ để tạo ra nhịp sinh học ổn định cho dạ dày.
Hạn chế các thực phẩm có vị chua như  hay thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, hành  vì nó sẽ không tốt cho dạ dày của bạn.
Các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, chè đặc… sẽ khiến cho dạ dày tiết ra nhiều axít hơn gây hại cho niêm mạc dạ dày.
Không nên lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau vì nó rất hại cho bao tử.
Không hút thuốc lá, không thức khuya quá 11h đêm.
Sắp xếp hợp lý giữa nghỉ ngơi và lao động để tinh thần luôn được thoải mái nhất.
Tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.


THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE