Triệu chứng suy thận đặc trưng có thể bạn chưa biết?

Việc nhận biết sớm được những dấu hiệu, triệu chứng suy thận sẽ hỗ trợ điều trị bệnh suy thận hiệu quả hơn. Bởi tuy đây là một trong những dạng bệnh thận rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Nhưng lại bị nhiều người chủ quan với tình trạng sức khỏe của mình, có thể đã mắc bệnh suy thận những vẫn không hay.

Những triệu chứng của bệnh suy thận bạn chưa biết

Triệu chứng suy thận thường dễ nhận biết

Khi mắc phải bất cứ bệnh lý nào cũng sẽ có những biểu hiện riêng “tố cáo” căn bệnh thận đó. Tuy nhiên, cũng có thể các triệu chứng bị thận không rõ ràng nhưng việc hiểu biết sớm và chính xác luôn là một lợi thế. Bạn không thể bỏ qua những biểu hiện của suy thận ngay sau đây.

1 – Những thay đổi khi đi tiểu

Thận là một cơ quan bài tiết, các chất thải được thải ra ngoài qua đường nước tiểu, nhưng khi thận có vấn đề chắc chắn sẽ có những thay đổi rõ ràng từ việc đi tiểu mỗi ngày. Cụ thể:

  • Đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là tiểu đêm,
  • Lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường hoặc ít hơn bình thường
  • Nước tiểu có thể có bọt hay bong bóng
  • Bạn cảm thấy căng tức hay đi tiểu buốt
  • Thỉnh thoảng đi tiểu thấy có lẫn máu trong nước tiểu…

2 – Biểu hiện của suy thận là sưng/phù chân, tay

Khi thận suy giảm chức năng, không bài tiết kịp các chất độc, chất thải ra khỏi cơ thể… sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ lại ở các bộ phận khác, đặc biệt là các chi:

  • Sự tích tụ biểu hiện rõ ở mặt, gây phù mặt như béo lên
  • Sưng phù ở cả hai chân, đặc biệt là cổ chân, bàn chân
  • Hai bên tay, bắt đầu từ khửu tay cũng bị sưng phù
  • Sưng phù kèm theo cả tấy đỏ nhẹ…

Phù chân - triệu chứng suy thận

Phù chân – triệu chứng của đau thận

3 – Triệu chứng ngứa, phát ban ở da

Biểu hiện suy thận trên da với những mụn nhọt, phát ban gây ngứa ngáy khó chịu. Điều này xảy ra là do khi thận bị suy, sự tích tụ lại các chất thải trong máu sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm và những trận ngứa ở nhiều mức độ, nhưng nó có thể sẽ nặng hơn ngứa dị ứng. Rất nhiều bệnh nhân cho biết, họ cảm thấy ngứa ngáy không chịu được, cào rách cả da mà vẫn không hết ngứa…

4 – Cơ thể mệt mỏi

Khi thận hoạt động bình thường sẽ tạo ra lượng hormone erythropoietin, một loại hormone thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxi. Nhưng khi thận hỏng, lượng hormone này sẽ ít hơn, từ đó cơ thể sẽ ít tế bào hồng cầu mang oxi hơn… dẫn đến cơ thể, đầu óc bạn bị mệt mỏi nhanh chóng. Tình trạng này chính là thiếu máu, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, kém tập trung, kèm theo đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…

5 – Thay đổi hơi thở và vị giác

Vị giác kém có thể là triệu chứng suy thận

Vị giác kém có thể là triệu chứng của bệnh suy thận

Biểu hiện suy thận có thể ảnh hưởng đến vị giác, hơi thở của bạn. Chẳng hạn:

  • Bạn cảm thấy hơi thở nông hơn, hay khó hít sâu
  • Trong miệng luôn cảm thấy có vị khác lạ, hơi thở có mùi
  • Cảm nhận về thức ăn kém đi, ăn không thấy ngon

6 – Cảm thấy ớn lạnh

Tình trạng thiếu máu do suy thận có thể khiến sức đề kháng của bạn giảm sút, da kém sắc và lúc nào cũng thấy lạnh, ngay cả khi đang trong phòng có nhiệt độ ấm cũng vẫn thấy ớn lạnh.

7 – Đau lưng, cạnh sườn và hai chân

Suy thận có thể gây ra những cơ đau, có thể đau ở cạnh sườn sát với thận, đau thắt lưng và đau ở hai chân. Mặc dù những triệu chứng đau này có thể do bệnh lý khác những nó cũng có những ảnh hưởng nhất định là do thận suy.

Tiêu chuẩn để chuẩn đoán triệu chứng suy thận

Tiêu chuẩn để chuẩn đoán triệu chứng suy thận.

Nắm giữ một số cách phòng tránh bệnh thận :

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể: mỗi ngày uống đảm bảo từ 1,5- 2 lít nước để thận có thể hoạt động trơn tru, loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
  • Hạn chế ăn mặn: Khẩu phần ăn chứa nhiều muối khiến cho thận phải lao động nặng nhọc hơn.
  • Không tự ý uống thuốc: uống thuốc bừa bãi có thể sẽ uống phải loại thuốc gây hại cho thận.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng dinh dưỡng để tránh tăng trọng lượng và thừa cholesterol.

Đây là một tiêu chuẩn chẩn đoán triệu chứng suy thận nhẹ dễ dàng nhất. Dựa vào đấy bác sĩ sẽ có thể chỉ định xem bạn có phải lọc máu hay không.

  • Tăng ure, creatinine máu từ 500 đến 900 Micromol/lít là phải lọc máu.
  • Mức lọc cầu thận: được đo bằng độ thải sach creatinin nội sinh. Lượng nước tiểu đầu trong 1 phút sẽ giúp bác sĩ đánh giá xem bạn có bị suy thận hay là không. Ở người khỏe mạnh, mức lọc cầu thận là 120ml/phút, tức là 88 μmol/l. Khi bạn bị  mắc bệnh các chỉ số này sẽ giảm xuống 6-ml/phút và 130 μmol/l trở lên.
  • Acid uric, creatinin, ure 80%…

Những triệu chứng suy thận điển hình nhất trên đây, liệu bạn có thấy xuất hiện triệu chứng nào trên cơ thể mình không? Và nếu có nghi ngờ hãy đi khám bác sĩ để có biện pháp kịp thời nhất.



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE