Viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe đặc biệt là với những người gặp các vấn đề về đường tiêu hóa. Để làm dịu niêm mạc dạ dày và giảm thiểu cơn đau, người bệnh cần xác định được bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì.

Nhóm thực phẩm phù hợp cho người viêm loét dạ dày

Cơ chế sinh bệnh viêm loét dạ dày chủ yếu là do tăng tiết acid. Vì vậy, để làm giảm tiết acid và hạn chế những kích thích có hại giúp các vết viêm mau lành, chế độ ăn uống phù hợp trong quá trình điều trị đóng vai trò vô cùng đặc biệt. Sau đây là các nhóm thực phẩm mà người viêm loét dạ dày nên ưu tiên sử dụng.

  • Thực phẩm giàu Flavonoid

Theo lời khuyên của các bác sĩ, để ngăn chặn sự phát triển của khuẩn HP hay H.pylori, những thực phẩm giàu flavonoid sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Nhóm thực phẩm này là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ kiểm soát chặt chẽ các phân tử hóa học phản ứng trong cơ thể.

Để hạn chế cơn đau dạ dày tái phát người bệnh nên thường xuyên sử dụng các thực phẩm như: hành tây, táo, cần tây hay nam việt quất, anh đào, việt quất.

  • Nhóm thực phẩm có nhiều tinh bột

Cơm, cháo mềm nên dễ tiêu hóa, làm giảm cơn đau và dễ dàng hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày. Bánh mì, xôi hay khoai cũng là một lựa chọn tốt vì chúng ít béo và dễ tiêu hóa. Khi sử dụng bánh mì không nên dùng với bơ và mứt để tránh kích thích dạ dày tiết nhiều acid.

  • Thực phẩm chứa chất béo và protein lành mạnh

Dầu ăn sống, protein lành mạnh có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị, hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa. Các nguồn protein sạch gồm thịt động vật ăn cỏ, cá đánh bắt tự nhiên.

Các thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá mòi cũng có tác dụng chống viêm, mang lại nhiều lợi ích cho người viêm loét dạ dày. Ngoài ra, các chất béo lành mạnh hỗ trợ tiêu hóa có thể sử dụng với số lượng ít như dừa, dầu ô liu, bơ…

Tuy nhiên, khi sử dụng cần hạn chế số lượng trong khẩu phần ăn để tránh tình trạng khó tiêu, gây sức ép cho dạ dày.

  • Thực phẩm kháng khuẩn, diệt khuẩn

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thường xuyên sử dụng cải xanh trong khẩu phần ăn sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng viêm loét dạ dày.

Lý do là cải xanh có chứa isothiocyanate sulforaphane, hợp chất có thể tiêu diệt khuẩn H.pylori và có khả năng giảm viêm và gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Ngoài ra, tỏi cũng là một trong những thực phẩm kháng khuẩn, giúp dạ dày tiêu hóa rất tốt. Tỏi có chứa chất có thể ảnh hưởng đến nhiễm trùng H.pylori và có thể giúp ngăn ngừa viêm dạ dày. Không chỉ vậy, tỏi còn có thể hỗ trợ thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru, giảm gánh nặng đáng kể cho dạ dày.

  • Thực phẩm giàu vitamin

Thực tế, không phải bất kì loại thực phẩm giàu vitamin nào cũng có thể sử dụng được. Nếu như bị viêm loét dạ dày, bạn nên ưu tiên rau củ non luộc hoặc nấu dạng súp và đặc biệt phải được nấu chín.

Bên cạnh đó, đừng bỏ qua các loại đậu mà đặc biệt là đậu bắp. Loại đậu này chứa nhiều vitamin, các dưỡng chất nhất là chất nhầy có chứa phức hợp protein kết dính polysaccharides, pectin. Đây là dưỡng chất hỗ trợ làm lành viêm loét dạ dày, bảo vệ và ngăn ngừa tốt các nguy cơ gây thương tổn niêm mạc dạ dày.

  • Sữa chua

Ai cũng biết, probiotics hoặc một số thực phẩm lên men thường cung cấp cho đường ruột nhiều lợi khuẩn giúp chúng ta có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Không chỉ hỗ trợ tiêu hóa, tăng khả năng miễn dịch, những vi khuẩn này còn có thể giúp chống viêm loét dạ dày hiệu quả.

Vậy nên, ngoài những thực phẩm đã đề cập bạn có thể thêm nhóm thực phẩm giàu probiotic như sữa chua, kim chi, cải bắp vào danh mục đồ ăn của mình.

  • Nghệ và mật ong

Sử dụng hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày được nhiều người áp dụng nhất hiện nay.

Đây là bài thuốc điều trị bệnh lý dạ dày được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Trong khi nghệ có tác dụng chống viêm, kiềm hóa độ acid của dịch vị thì mật ong điều hòa nồng độ acid, tránh tình trạng kích ứng dạ dày. Sự kết hợp của bộ đôi này đã khiến tình trạng viêm loét dạ dày của nhiều người giảm thiểu đáng kể.

Thức uống cho người viêm loét dạ dày

Thức ăn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị của người bệnh viêm loét dạ dày. Và dĩ nhiên cũng không nên bỏ qua câu hỏi nên uống gì để xoa dịu, ngăn ngừa các cơn đau của căn bệnh “khó ưa” này.

  • Nước, nước và nước

Bệnh viêm loét dạ dày thường có các biểu hiện như buồn nôn, ợ chua, ợ hơi, ợ nóng khiến người bệnh mệt mỏi và mất nhiều sức nên rất cần được bổ sung nước. Thêm vào đó, việc bổ sung nước còn giúp cơ thể đào thải độc tố và đảm bảo các phản ứng thủy phân được diễn ra bình thường.

Nước cũng giúp phòng ngừa các triệu chứng viêm loét và đặc biệt có lợi cho da. Lượng nước phù hợp mà người bệnh nên sử dụng hàng ngày nằm ở khoảng từ 7 – 9 cốc (tức là từ 1,5 đến 2 lít mỗi ngày).

  • Nước dừa, nước ép

Khác với công dụng của nước dừa, nước ép trái cây, các loại trà thảo dược không chứa caffeine giúp ngăn ngừa hiệu quả các chứng khó tiêu, đầy bụng và giúp điều hòa tốt hệ tiêu hóa.

Đặc biệt, trong các loại trà, trà xanh được các bác sĩ khuyên dùng để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày. Trong trà xanh có chứa catechin giúp chống viêm dạ dày và làm dịu cơn đau rất tốt. Bạn có thể thay thế trà xanh bằng trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc hoặc trà gừng vì nó cũng có tác dụng giúp cải thiện viêm nhiễm.

  • Trà xanh, trà gừng, trà thảo dược

Khác với công dụng của nước dừa, nước ép trái cây, các loại trà thảo dược không chứa caffeine giúp ngăn ngừa hiệu quả các chứng khó tiêu, đầy bụng và giúp điều hòa tốt hệ tiêu hóa. Đặc biệt, trong các loại trà, trà xanh được các bác sĩ khuyên dùng để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày. Trong trà xanh có chứa catechin giúp chống viêm dạ dày và làm dịu cơn đau rất tốt. Bạn có thể thay thế trà xanh bằng trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc hoặc trà gừng vì nó cũng có tác dụng giúp cải thiện viêm nhiễm.

  • Thức uống có hàm lượng mỡ sữa thấp

Để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể trong trường hợp bạn không thể ăn uống được nhiều thì các sản phẩm sữa có hàm lượng mỡ sữa thấp sẽ khá phù hợp. Nguyên nhân là do chúng có khả năng kiềm chế dạ dày tiết chất axit, giúp đề phòng các kích thích và tổn thương niêm mạc dạ dày.

Bị viêm loét dạ dày nên kiêng gì?

Sau khi đã nắm được các sản phẩm nên ăn, nên uống, người bệnh viêm loét dạ dày cũng không thể không biết đến các vấn đề cần kiêng cữ trong quá trình điều trị.

  • Chất kích thích

Trước hết, nếu không muốn bệnh kéo dài và dai dẳng, các cơn đau tái phát thường xuyên thì tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích làm tăng bài tiết dịch vị.

Những chất này là cà phê, chè đặc, các loại bia rượu và đặc biệt phải bỏ hẳn thuốc lá. Nên kiêng ăn những thức ăn quá nhiều gia vị chua, cay nóng. Chẳng hạn như giấm, ớt, tiêu, riềng, chanh, các loại thịt muối, các món sốt, món xào…

  • Thực phẩm gây cọ xát niêm mạc

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, những thức ăn cứng, dai gây cọ xát niêm mạc như sụn, rau nhiều xơ già (mướp, rau bí đỏ, rau muống, măng khô…), quả sống, thịt nhiều gân… không nên xuất hiện trong khẩu phần ăn của những người bệnh viêm loét dạ dày. Thay vào đó, nên sử dụng các thức ăn có tác dụng bọc, thấm, hút niêm mạc như bánh chưng, bánh mì, cơm nếp… sẽ tốt hơn cho dạ dày.

  • Các loại thức ăn không phù hợp

Nếu ăn quá nóng thì niêm mạc dạ dày dễ bị sung huyết, quá lạnh hoặc quá đói khiến dạ dày co thắt mạnh gây ra các cơn đau liên hồi và thậm chí là xuất huyết dạ dày.

Trong khi đó, nếu ăn quá no khi dạ dày yếu sẽ ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn, nếu quá đặc thì dịch vị khó thấm, quá lỏng và nhiều nước thì dịch vị bị pha loãng. Vậy nên, với những người viêm loét dạ dày, không nên sử dụng thức ăn khi quá nóng, quá lạnh, quá đói, quá loãng hoặc quá đặc.

  • Thức ăn khó tiêu

Nguyên tắc vàng khi chọn khẩu phần ăn cho người viêm loét dạ dày là bữa ăn phải chú trọng sự thanh đạm, dễ tiêu hóa. Vì thế, các thực phẩm giàu chất đạm, dầu mỡ như thịt, trứng, đồ ăn chế biến sẵn, các loại nước sốt đậm đà phải hoàn toàn bị loại bỏ cho đến khi dạ dày khỏe mạnh.

Ngoài rất nhiều thứ cần kiêng cữ, người viêm loét dạ dày còn có một số điều cần chú ý trong cách thức ăn uống. Những lưu ý này sẽ được đề cập ngay dưới đây.

Các lưu ý về ăn uống với người viêm loét dạ dày

Cái khổ của những người viêm loét dạ dày chính là không chỉ bị cơn đau hành hạ mà còn phải kiêng cữ và lưu ý rất nhiều điều. Để tránh những biến chứng của viêm loét dạ dày, trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau.

  • Ăn chậm, nhai kỹ

Trước hết, phải thái thức ăn thật nhỏ, nấu chín kỹ, chế biến món ăn đơn giản, đa dạng nhưng vẫn đảm bảo thanh đạm để dễ nhai nuốt và dạ dày cũng dễ hấp thu.

Khi ăn, phải ăn chậm, nhai kỹ không được vừa ăn vừa tập trung vào công việc khác. Phải đảm bảo làm sao thức ăn được nghiền nhỏ và gia tăng bài tiết của nước bọt để khi vào dạ dày thức ăn đã nhỏ mịn, dạ dày không phải làm việc quá nhiều.

  • Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ

Những người viêm loét dạ dày đặc biệt là đau dạ dày nặng thường không có cảm giác thèm ăn và không ăn được nhiều. Vì vậy, hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất và đồng thời giúp dạ dày có thức ăn thường xuyên để trung hòa acid.

Tuyệt đối không để bụng đói nếu không muốn các cơn đau xuất hiện với tần suất liên tục. Luôn thư giãn, thay đổi khẩu phần ăn và thưởng thức các bữa ăn sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng viêm loét dạ dày của mình.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, để điều trị dứt điểm đau dạ dày người bệnh cần sử dụng liệu trình điều trị phù hợp. Đánh giá về bài thuốc chữa dạ dày hiệu quả, Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan, nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, BV YHCT TW cho biết:

“Thuốc tân dược, thực phẩm dân gian và thảo dược là 3 phương pháp điều trị đau dạ dày hiện hành. Đánh giá chung, cả 3 giải pháp đều có tác dụng điều trị tốt. Tuy nhiên, tôi khuyên người bệnh nên chữa đau dạ dày bằng thuốc Đông y. 

Thuốc Đông y có thời gian điều trị dài nhưng mang lại hiệu quả bền lâu. Đồng thời, bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày được bào chế từ 100% tự nhiên, an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ”. 



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE