Khái niệm về cao thuốc, cao dược liệu

Cao thuốc, cao dược liệu là gì ?

  • Là dạng bào chế được điều chế bằng cách cô hoặc sấy dịch chiết từ dược liệu  với dung môi thích hợp đến thể chất nhất định.
  • Có 3 loại cao: Cao lỏng, cao đặc, cao khô.
  • Các phương pháp chiết thích hợp: Ngâm lạnh, hầm, hãm, sắc, ngâm nhỏ giọt, chiết ngược dòng…

Đặc điểm của cao thuốc

  • Cao thuốc, cao dược liệu là tổng hợp các thành phần, gần dạng thuốc sắc cổ truyền, phù hợp với người Việt.
  • Một số ưu điểm của thảo dược mà bạn chưa chắc đã biết, Một số bệnh sử dụng thuốc Tây nhưng nó xảy ra tác dụng phụ làm mọi người rất lo lắng. Đây là lí do tại sao thảo dược được mọi người tin dùng.
  • Ngày nay, thuốc chữa bệnh bằng thảo dược bào chế qua nhiều dạng khác nhau để dễ dàng sử dụng hơn. Sau đây là những ưu điểm của thảo dược mà bạn cần quan tâm.
  • Hiệu quả, an toàn, ít tác dụng phụ.

– Hầu hết các thảo dược trong thiên nhiên đã được sử dụng từ lâu, trải nghiệm lâu đời để đúc kết những kinh nghiệm chữa bệnh do dân gian truyền lại. Những thảo dược này được sàng lọc qua nhiều thế hệ, những loại thuốc không an toàn sẽ bị đào thải.

– Điều trị bệnh bằng thảo dược không có tác dụng phụ vì trong thành phần của thuốc toàn là những nguyên liệu thảo dược thiên nhiên nên nó rất lành tính, không hề gây nguy hại cho con người, nếu biết cách sử dụng đúng đắn nó sẽ có tác dụng rất bất ngờ.

– Nhiều bài thuốc không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà còn tác dụng điều hòa âm dương, ngoài công dụng chữa bệnh mãn tính, nó còn có tác dụng chữa các bệnh cấp tính, nan y mà đem lại hiệu quả cao. Một số loại thảo dược chữa bệnh rất hiệu nghiệm trong thời gian ngắn đã và đang được nghiên cứu.

Ngày nay, với sự nghiên cứu và phát hiện thêm những điều mới mẻ, những loại thuốc quý càng làm cho nền y học cổ truyền phát triển hơn, những loại thuốc bào chế từ thảo dược cũng được người dân tin dùng hơn.

  • Cao Dược Liệu giúp làm giảm khối lượng dược liệu, thuận tiện bảo quản hơn dược liệu, là nguyên liệu đầu vào cho bào chế dạng hiện đại ( nang cứng, nang mềm, viên nén bao phim…

Hướng dẫn phân loại Cao thuốc

Dựa vào thể chất: Chia 4 loại

Cao lỏng:

Thể chất lỏng, sánh, mùi vị đặc trưng

Tỷ lệ từ 1:1 đến 5:1 tùy loại dược liệu

Dễ uống, dễ hấp thu, dễ đong đo, dễ hòa tan các chất khác, dễ chuyển dạng thuốc nước khác.

Ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ hơn cao khác

Cao đặc:

Khối dẻo quánh, sờ không dính tay, độ ẩm 10-15%

Cao mềm:

Sánh như mật đặc, độ ẩm 20-25%

Cao khô:

Khối xốp hoặc bột khô đồng nhất, hàm ẩm <5%, tiện bào chế dạng khác

Dựa vào dung môi chiết: Cao nước, cao cồn…

Dựa vào nguyên liệu nấu cao: có cao thực vật,  cao toàn tính…

Bào chế dạng cao thuốc, cao dược liệu này phải qua ba giai đoạn:

Dược liệu dùng cần phải chế biến (thái, bào, sao tẩm…) theo yêu cầu từng loại. Lượng nước sử dụng không được quá số lượng cần thiết vì sẽ rút hoạt chất, thông thường gấp 4 đến 6 lần trọng lượng dược liệu vì nếu sử dụng quá nhiều nước thì thời gian cô đặc cao phải kéo dài, độ nóng và không khí sẽ làm hỏng phẩm chất cao thuốc.

Thời gian đun cũng tùy thuộc từng loại dược liệu: loại thân rễ cứng 8 – 12 giờ, loại có lá cành nhỏ thường đun 6 – 8 giờ cho một lần nấu cao dược liệu.

Đối với loại cao đặc phải cô cách thủy ở nhiệt độ thấp.

Dụng cụ dùng nấu cao thường sử dụng loại thùng bằng chất liệu nhôm hoặc inox; không nên dùng các chất liệu sắt, gang.

Cao mềm, cao đặc và cao khô thường được dùng để bào chế các loại thuốc khác

Đông y thường sử dụng cao nước để làm thuốc bổ và trị bệnh mạn tính.hotline 1

  • Nhập họ và tên
  • Nhập địa chỉ
  • Nhập số điện thoại
  •  



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE