Những câu hỏi thường gặp về bệnh sỏi thận Sỏi thận: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bệnh sỏi thận xảy ra ở đường tiết niệu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh sỏi thận là gì? Làm sao để nhận biết mình đã mắc sỏi thận?

1. Bệnh sỏi thận

Sỏi thận hay còn gọi là sạn thận, bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản… thành những tinh thể rắn, hay gặp hơn cả là tinh thể Calci. Kích thước của sỏi có thể lên tới vài cm.

Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao. Khi có một trong hai hoặc cả hai hiện tượng trên kéo dài trong nhiều ngày sẽ có nguy cơ hình thành sỏi thận.

Đối với sỏi thận có kích thước nhỏ có thể được tống ra ngoài khi đi tiểu bình thường. Tuy nhiên, những viên sỏi lớn khi di chuyển trong thận, niệu quản, bàng quang… gây cọ xát dẫn tới tổn thương thậm chí làm tắc đường dẫn nước tiểu để lại những hậu quả rất khôn lường.

2. Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

  • Sử dụng thuốc tùy tiện

Việc tự kê đơn, sử dụng thuốc bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ có thể dẫn tới bệnh sỏi thận. Theo thống kê của các chuyên gia tại Anh quốc cho thấy, việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Một số nhóm kháng sinh được nhắc tới như: Cephalosporin, Penicillin…

  • Chế độ ăn uống không hợp lý

Thói quen ăn mặn, nhiều dầu mỡ làm tăng thể tích tuần hoàn điều này đồng nghĩa các chất khoáng được lọc qua thận nhiều hơn làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.

  • Thói quen uống ít nước

Khi lượng nước đưa vào cơ thể quá ít, không đủ để thận lọc và đào thải ra ngoài điều này làm cho nước tiểu trở nên đậm đặc, tạo điều kiện cho các chất khoáng kết tinh lại và gây bệnh sỏi thận.

  • Mất ngủ kéo dài

Mô thận sẽ có khả năng tự tái tạo tổn thương khi cơ thể chìm vào giấc ngủ. Do đó, khi bạn bị mất ngủ kéo dài thì chức năng này sẽ không được thực hiện, càng để lâu thì nguy cơ dẫn tới sỏi thận càng tăng.

  • Nhịn ăn sáng

Dịch mật đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt vào buổi sáng, cơ thể cần nhiều năng lượng sau 1 đêm ngủ dài. Tuy nhiên, việc nhịn ăn sáng khiến dịch mật bị tích tụ trong túi mật và đường ruột dẫn tới sỏi thận.

  • Nhịn tiểu

Việc nhịn tiểu thường xuyên khiến các chất khoáng không được đào thải mà dẫn đến sự lắng đọng. Khi lượng calci tích tụ lại đủ lớn sẽ hình thành sỏi trong thận.

3. Triệu chứng bệnh sỏi thận

  • Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới

Niệu quản là đường dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang. Khi sỏi được hình thành ở đây sẽ gây ra sự cọ xát hoặc tắc ứ nước tiểu dẫn tới triệu chứng đau ở lưng, đau có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi.

  • Đau khi đi tiểu

Sỏi thận di chuyển từ niệu quản tới bàng quang hoặc từ bàng quang tới niệu đạo (đoạn cuối cùng trước khi tống nước tiểu ra ngoài) sẽ gây đau thậm chí đau buốt khi đi tiểu.

  • Tiểu ra máu

Sự cọ xát của sỏi khi nó di chuyển dẫn tới những tổn thương. Đây được xem như triệu chứng hay gặp của bệnh sỏi thận. Tùy vào những tổn thương mà biểu hiện tiểu ra máu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc phải quan sát trên kính hiển vi mới thấy được.

  • Tiểu dắt, tiểu són

Khi sỏi ở niệu quản hay bàng quang, người bệnh sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và rất hay đi tiểu tuy nhiên, lượng nước tiểu lại rất ít. Điều này khiến cho cơ thể cảm thấy bị mệt mỏi. Đặc biệt khi sỏi ở niệu quản và gây tắc, nước tiểu không xuống được bàng quang và ứ tại thận gây ra những cơn đau quặn thận.

  • Cảm giác buồn nôn và nôn

Thận và ruột có liên quan tới nhau qua các dây thần kinh. Khi bị sỏi thận có thể gây ra những ảnh hưởng tới đường tiêu hóa và khiến bạn bị buồn nôn và thậm chí là nôn.

  • Hay sốt và cảm giác ớn lạnh

Bệnh sỏi thận rất dễ dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu. Bởi, khi sỏi di chuyển gây ra những tổn thương hoặc sỏi gây tắc, nước tiểu không thể tống được ra ngoài. Tất cả những điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ngược dòng.

Bệnh sỏi thận có diễn biến âm thầm và biểu hiện cũng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, qua những triệu chứng kể trên ta có thể thấy việc xuất hiện cơn đau quanh vùng rốn không phải là triệu chứng của bệnh sỏi thận. Hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được thăm khám nếu như bạn nghi ngờ mình đã có 1 trong những dấu hiệu trên.

Câu hỏi 1: Người bị bệnh teo thận dẫn đến suy thận thì chữa bằng cách nào? 

Trả lời: Trước hết phải xác định nguyên nhân gây teo thì mới có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả. Nhưng nếu biết bị teo thận thì phải hạn chế tối đa hoạt động, vì thận là nơi thải độc cho cơ thể, nên càng hoạt động nhiều thì càng có nhiều chất độc cần thải, trong khi chức năng thận bị teo đã bị giảm, lại phải hoạt động thêm, nên rất nguy hiểm. Nên đi khám ở bệnh viện để có tư vấn tốt nhất.

Câu hỏi 2: năm nay tôi 26 tuổi đã lập gia đình. Tôi bị bệnh đi tiểu buốt đã 4 năm nay. Tôi đã đi khám ở bệnh viện, đã làm xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng và đã dùng các loại thuốc và kháng sinh sau: Nibiol, noroxin, ofloxacin, nước uống giải nhiệt từ râu ngô, bông mã đề, đỗ đen và cây co kien. Về sinh hoạt vợ chồng tôi luôn dùng bao cao su. Tuy nhiên, bệnh vẫn liên tục tái phát định kỳ khoảng 6 – 8 lần/năm. Hiện nay tôi rất băn khoăn không biết liệu bệnh viêm đường tiết niệu có thể được chữa trị khỏi hẳn và chữa bằng cách nào. Tôi cần phải làm thêm những xét nghiệm nào và nên khám ở bệnh viện nào? Bệnh này có thể ảnh hưởng đến việc sinh sản hay không? Chồng tôi có cần phải đi khám và làm những xét nghiệm gì?

Trả lời: Vấn đề quan trọng nhất là tìm ra căn nguyên gây ra tái phát viêm đường tiết niệu nhiều lần. Cần phải đi khám và làm xét nghiệm tại khoa Tiết niệu để có hướng xử trí đúng. Việc xác định đúng nguyên nhân thì điều trị mới có hiệu quả. Bạn nên đi khám và làm xét nghiệm tại khoa Tiết niệu BV Bạch Mai hoặc đến khoa Tiết niệu BV Việt Đức. Nếu viêm tiết niệu lâu dài có thể dẫn đến viêm phần phụ và có thể có ảnh hưởng đến vấn đề sinh đề vì vậy cần phải điều trị sớm và triệt để. Có một kinh nghiệm cho thấy dù có dùng bao cao su và các biện pháp vệ sinh tốt nhưng người phụ nữ vẫn hay bị viêm đường tiết niệu là do đường niệu đạo của phụ nữ ngắn. Cũng nên đưa chồng đi khám để xem có ổ nhiễm khuẩn nào xuất phát từ phía chồng bạn hay không.

Câu hỏi 3: Em cháu 20 tuổi, có khám ở bệnh viện và được chẩn đoán là bị bệnh sỏi niệu quản, viên sỏi có kích thước 8.1mm. Em cháu đã tiến hành tán sỏi ngoài cơ thể, nhưng vẫn còn thấy đau. Xin cho cháu lời khuyên và em cháu cần có chế độ ăn như thế nào?

Trả lời: Bạn cần phải đi khám lại tại nơi tán sỏi để xem liệu triệu chứng đau này là do nguyên nhân gì. Nguyên nhân của sỏi đường tiết niệu có nhiều và thường là sỏi calci vì vậy trong chế độ ăn nên tránh mọi thực phẩm có hàm lượng calci cao sữa bột, các loại thực phẩm hải sản, không nên uống nước khoáng có hàm lượng calci quá cao, không nên nhịn tiểu quá lâu. Nên uống nước đun sôi để nguội… Bạn có thể tham khảo những câu trả lời trước đây về vấn đề này.

Câu hỏi 4: Em đột nhiên đau bụng và sốt nhẹ 37.8 độ. Đi bác sĩ khám được biết bị bệnh khô thận. Em rất lo lắng vì trước nay chỉ nghe sỏi thận chứ chưa nghe bệnh này bao giờ. Vậy bệnh của em có nặng không, hướng điều trị như thế nào và em nên tham khảo thêm kiến thức này từ đâu để phối hợp điều trị tốt.

Trả lời: Triệu chứng đau bụng và sốt nhẹ có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là một viêm nhiễm trên cơ thể.

Qua những thông tin mà bạn mô tả, chúng tôi không thể biết bạn đang bị mắc bệnh gì, chúng tôi cũng không biết bạn đã được khám, chẩn đoán và điều trị ở đâu. Nhưng trong thuật ngữ chẩn đoán của y học hiện đại (Tây y) không thấy bệnh khô thận.

Trước hết, bạn không nên quá lo lắng vì điều này sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ. Bạn nên tới bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh để khám, chẩn đoán chính xác bệnh.

Câu hỏi 5: Cháu bị đi tiểu sót cuối bãi đã nhiều năm, lúc đi tiểu mất chừng trên dưới 5 giây mới ra (giống như ta bịt chặn ở phía đầu, nhưng 5 tháng vừa qua cháu học ở Nha Trang khám thì có kết quả: Soi nhuộm dịch thì bị tạp khuẩn (+++), soi nhuộm nước tiểu trực tiếp thì bị trực khuẩn Gram (+++), xét nghiệm hóa sinh bằng nước tiểu thì không sao (2 lần XN).

Trả lời: Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu mạn tính.Việc điều trị cần kiên trì và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Chúng tôi không rõ bạn đã đi khám và kiểm tra lại chưa (kết quả xét nghiệm nước tiểu lại ra sao). Với tình trạng của bạn trước hết cần điều trị triệt để viêm nhiễm đường tiết niệu để tránh các biến chứng. Bên cạnh đó cũng cần kiểm tra xem đã có biến chứng gì chưa (viêm nhiễm bàng quang, thận, viêm tinh hoàn), bạn cũng có thể xin làm xét nghiệm kiểm tra chất lượng tinh trùng để loại bỏ những lo lắng không đáng có.

Câu hói 6: Cho em hỏi có một thời gian em đi tiểu bị buốt và có khi đi tiểu ra cả máu nhưng triệu chứng ấy chỉ kéo đài 2 ngày rồi hết do em ăn thức mát vào sau đó không bị sao nữa. Nhưng cách đó một nửa tháng có một hôm em lại bị lại đi tiểu lại thấy buốt và có máu và 2 hôm sau lại khỏi một thời gian không thấy gì nữa và cho đến bây giờ em không có hiện tượng gì cả nhưng nước tiểu của em đi lại có màu vàng, không có mủ hay dịch gì cả. Em rất lo sợ. Vậy có thể cho em biết triệu chứng đó là bệnh gì không?

Trả lời: Hiện tượng đi tiểu buốt và ra máu như bạn mô tả có rất nhiều nguyên nhân gây ra, một trong những nguyên nhân có thể gặp là sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang,…). Vì chúng tôi không rõ, ngoài triệu chứng bạn mô tả, bạn có bị mắc bệnh hay những triệu chứng khác kèm theo hay không. Vì vậy bạn nên sớm tới khoa nội bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Câu hỏi 7: Tôi muốn hỏi người bị bệnh thận không nên uống sữa đậu nành phải không? Xin các bác sĩ tư vấn cho tôi những loại thức ăn gì nên hạn chế khi bị bệnh thận.

Trả lời: Bạn hỏi ở đây là bệnh thận gì. Có hai loại bệnh về thận đó là bệnh về thực thể và bệnh về chức năng. Ví dụ bạn bị viêm cầu thận cấp, mạn hoặc bị suy thận và một số bệnh khác như sỏi thận thì đó là những tổn thương thuộc thực thể. Để điều trị những căn bệnh này cần phải đi khám tại bệnh viện và sẽ có hướng dẫn về cách sinh hoạt, ăn uống cụ thể. Còn bệnh thận chức năng như thận âm, thận dương theo cách nói của y học cổ truyền thì việc ăn uống và sinh hoạt bình thường và nhất là uống sữa đậu nành thì rất tốt vì theo nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy sữa đậu nành có nhiều lợi ích cho sức khỏe về tim mạch, tiêu hóa chống loãng xương và nhất là đối với phụ nữ. Tuy nhiên các nghiên cứu cũng cho thấy đậu nành có chứa nhiều chất có tác dụng như hormon oestrogen (một loại hormon của nữ giới) nên nam giới dùng có mức độ.

Câu hỏi 8: Tôi đi khám bệnh người ta bảo tôi bị sỏi thận khoảng 9mm. Vậy có cách nào để chữa dứt điểm không? Hãy chỉ cho tôi cách chữa và địa chỉ chỗ chữa bệnh.

Trả lời: Sỏi thận này là tương đối lớn, khó có thể dùng thuốc để thải sỏi qua đường tiết niệu. Muốn chữa dứt điểm có thể dùng biện pháp tán sỏi ngoài cơ thể, ưu điểm của phương pháp là nhẹ nhàng, không gây đau nhiều, không cần mổ, tuy nhiên là đắt và có thể phải điều trị 2-3 đợt hoặc có thể mổ để lấy sỏi. Bạn cần phải đi khám, làm xét nghiệm ở bệnh viện Việt Đức Hà Nội hoặc một số bệnh viện lớn khác để có chẩn đoán và xử trí hợp lý.

Câu hỏi 9: Hiện nay tôi đi kiểm tra nước tiểu phát hiện protein: 2g/l, các kết quả qua 3 lần kiểm tra) những thời điểm khác đều phát hiện protein. Cả xét nghiệm về máu như ure, creatinin và điện di protein đều trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên test nhanh nước tiểu sau khi mới ngủ dậy thì không thấy protein trong nước tiểu?

Trả lời: Bình thường trong nước tiểu không có protein. Bạn cần phải đến bệnh viện có uy tín để xác định chắc chắn kết quả xét nghiệm. Nếu kết quả dương tính thì triệu chứng này có thể nghĩ tới viêm cầu thận mạn. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm vì nếu không phòng ngừa tốt lâu dần sẽ trở thành suy thận mạn và phải chạy thận nhân tạo. Ngay lúc này cần phải có biện pháp phòng ngừa triệt để. Trong cuốn sách này, chúng tôi có bài thuốc trợ giúp viêm cầu thận mạn và phòng ngừa suy thận mạn.

Câu hỏi 10: Em có đứa em năm nay 18 tuổi, nó bị bệnh thận từ năm 12 tuổi đã chữa nhiều lần nhưng sao bệnh không hết. Mỗi lần nó bị bệnh cảm cúm thì lại bị phù, tự đi mua thuốc lợi tiểu uống. Cho em hỏi làm sao để trị hết bây giờ? uống lợi tiểu hoài có hại sức khỏe không? Có ảnh hưởng gì đến việc lập gia đình sau này không?

Trả lời: Có thể em bạn đã bị viêm cầu thận mạn. Bệnh này khá nguy hiểm, nếu không chữa trị tốt có thể gây suy thận. Cần phải đưa em bạn đi khám tại bệnh viện, làm xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu để có hướng dẫn và điều trị bệnh chính xác. Không được tự điều trị bằng thuốc lợi tiểu kéo dài vì có thể gây rối loạn điện giải.

Câu hỏi 11: Khoảng 2 tuần trở lại đây cháu bị đau lưng và cảm thấy trong người mệt mỏi. Cháu đi bắt mạch bác sĩ bảo bị bệnh thận đương hư cháu uống thuốc nhưng chưa đỡ. Cháu muốn hỏi xem liệu sau này có bị suy thận như những người bị bệnh thận phải đi lọc máu nhân tạo không. 

Trả lời: Bệnh thận dương hư theo Đông y là yếu về chức năng điều tiết của tạng thận trong cơ thể không phải là bệnh thực thể như suy thận và không phải chạy thận nhân tạo. Người phải chạy thận nhân tạo là người bị viêm cầu thận mạn lâu năm dẫn đến suy thận, khả năng bài tiết nước tiểu rất hạn chế. Bạn nên đến bệnh viện Y học Cổ truyền hoặc cơ sở Đông y có uy tín để khám chữa bệnh này. Bạn có thể tham khảo thêm trong phần tìm kiếm.

Câu hỏi 12: Gần đây tôi thường bị bốc hỏa vào buổi chiều, đi khám đông y thì được kết luận là thận âm suy, đi siêu âm thấy có sỏi nhỏ 3-4mm, tôi đang uống thuốc Bắc. Xin cho tôi biết bệnh này dùng các vị thuốc gì, nên ăn kiêng như thế nào.

Trả lời: Thận âm suy là gọi theo bệnh danh Đông y. Theo quan điểm của Đông y bất cứ bộ phận nào trong cơ thể cũng có 2 phần gọi là âm và dương và cơ thể cũng được chia ra 2 phần gọi là âm dương. Ở người khỏe mạnh, 2 phần này tương đối cân bằng, khi mất cân bằng thì có biểu hiện rối loạn chức năng cơ thể. Ví dụ thận âm hư thì có thể biểu hiện các triệu chứng sau: người gây, lòng bàn chân, bàn tay nóng, háo khát, đau lưng, đi tiểu nước tiểu màu vàng, táo bón… điều trị dùng bài Lục vị gồm: Thục địa: 16g, sơn thù: 8g, hoài sơn 8g, đan bì: 6g, phục linh: 6g, trạch tả 6g. Nếu siêu âm có sỏi 3-4 mm thì có thể dùng thuốc thải sỏi qua đường tiết niệu như Kim tiền thảo, cần phải uống nhiều nước hàng ngày để tăng cường bài tiết nước tiểu, không nên nhịn tiểu do bất cứ lý do nào. Về thức ăn thì không nên dùng quá nhiều sữa và các sản phẩm sữa, các đồ ăn có chứa nhiều calci gây lắng đọng tạo sỏi và không nên uống nhiều nước khoáng.

Cây thuốc nam Kim tiền thảo được xem là một dược liệu có tác dụng rất tốt đối với những người mắc bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, và còn nhiều tác dụng tuyệt vời khác. Lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, giảm đào thải canxi niệu là cơ chế chính giúp kim tiền thảo thể hiện các tác dụng quý giá này.

CAO KIM TIỀN THẢO  được sản xuất tại Công Ty Đông Nam Dược Minh Nhi là đơn vị sử dụng dây chuyền sản xuất khép kín, quy trình sàng lọc nguyên vật liệu và khâu sản xuất chuyên nghiệp

Nguồn dược liệu sạch:

Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp thực phẩm sạch từ mọi miền Tổ Quốc. Khi đến với Thảo Dược Minh Nhi, bạn sẽ được sở hữu sản phẩm đảm bảo chất lượng.
 Hoạt chất GẤP 2.5 LẦN so với các nơi khác.
 Không có tác dụng phụ, không hóa chất bảo quản.
 Thu hái, Đúng giống, chế biến đúng quy định vệ sinh ATTP.

Sản phẩm là cao nguyên chất, dạng tinh luyện, không pha trộn, không tạp chất , không chất bảo quản nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo.

Theo đánh giá của chuyên gia dạng cao sẽ thẩm thấu nhanh gấp 4 lần so với dạng viên thông thường.

CHÍNH SÁCH PHỤC VỤ 
➤ Giữ vững phẩm chất và tâm đức của Y nghiệp. Đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt công hiệu cao, giá thành hợp lý
➤ Tư vấn chu đáo, kĩ lưỡng theo tình trạng của từng người bệnh
hot

hotline 1

Giao hàng và thu tiền tại nhà

  • Nhập họ và tên
  • Nhập địa chỉ
  • Nhập số điện thoại
  •  

hotline 1

Giao hàng và thu tiền tại nhà 

Bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì 

Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người bị sỏi thận. Không chỉ giúp hạn chế việc hình thành sỏi mà còn giúp người bệnh đảm bảo được dinh dưỡng, ngăn ngừa bệnh biến chứng. Vậy người bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì?

Để tìm hiểu bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì, người bệnh cần hiểu rõ nguyên tắc dinh dưỡng dành riêng cho người bệnh sỏi thận.

Dinh dưỡng cho người bị sỏi thận cần đảm bảo những yếu tố sau:

  • Cân bằng dinh dưỡng, không để người bệnh bị thiếu hụt dinh dưỡng dẫn tới suy nhược cơ thể.
  • Người bị sỏi thận chỉ nên ăn khoảng 200gr protein mỗi ngày.
  • Chế độ ăn ít muối, tối đa 3gr muối/ngày.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể.
  • Tập trung vào các thực phẩm giàu vitamin và canxi.

Bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Dựa trên những nguyên tắc dinh dưỡng và gợi ý của các bác sĩ, dưới đây là chế độ ăn uống cụ thể cho bệnh nhân bị sỏi thận.

Sỏi thận nên ăn  kiêng gì?

  • Chất đạm. Các nhóm thực phẩm giàu chất đạm sẽ làm gia tăng lượng canxi, axit và phốt pho trong nước tiểu. …
  • Thực phẩm chứa nhiều oxalate. …
  • Muối. …
  • Thực phẩm giàu tinh bột. …
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ …
  • Đồ uống có ga và đồ uống chứa cồn. …
  • Thực phẩm chứa canxi. …

Bị sỏi thận cần uống nhiều nước

Nước được ví như thần dược chữa sỏi thận. Mỗi ngày uống từ 2 đến 2,5 lít nước giúp hòa tan khoáng chất, chất cặn bã tích tụ trong hệ bài tiết và đào thải ra ngoài thông qua cơ chế đi tiểu.

Việc uống đủ nước mỗi ngày không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn ngăn ngừa nguy cơ sỏi thận và dễ dàng bào mòn, tiêu biến những viên sỏi có kích thước nhỏ. Uống nhiều nước giúp chức năng thận hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa bệnh lý thận rất hiệu quả.



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE