Trong Đông y, hà thủ ô được tôn vinh là “ thánh dược” bởi tác dụng tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và công dụng làm đen tóc đẹp da của dược liệu này đã được khẳng định qua nhiều thế kỉ. Tuy rất tốt với sức khỏe nhưng nhiều người dùng không đúng cách và không hiểu biết đầy đủ về những lưu ý khi sử dụng vì vậy đã gây ra những hậu quả đáng tiếc. Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giải thích rõ với bạn đọc về những điều cần tuân thủ, những lưu ý khi sử dụng và tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng cây hà thủ ô.
Công dụng của hà thủ ô với sức khỏe con người
Theo y học cổ truyền, hà thủ ô tươi và khô đều có tác dụng giải độc, tiêu ung thủng, mụn nhọt, ghẻ lở, eczema, thông tiểu, tràng nhạc và chữa táo bón ( thường gặp ở phụ nữ sau sinh hoặc người già). Có thể phối hợp cùng hạ khô thảo, kim ngân hoa vào bài thuốc.
Hà thủ ô kiên trì dùng lâu dài sẽ làm râu tóc đen trở lại đối với người bạc tóc sớm, làm tóc đỡ khô và đỡ rụng đối với những người tóc khô xơ, rụng tóc. Ở Ấn Độ rất phổ biến cách dùng rễ hà thủ ô đỏ làm đen tóc và làm thuốc bổ, chống bệnh scorbut.
Hà thủ ô kiên trì dùng lâu dài sẽ làm râu tóc đen trở lại đối với người bạc tóc sớm, làm tóc đỡ khô và đỡ rụng đối với những người tóc khô xơ, rụng tóc. Ở Ấn Độ rất phổ biến cách dùng rễ hà thủ ô đỏ làm đen tóc và làm thuốc bổ, chống bệnh scorbut.
Rễ hà thủ ô có tác dụng bổ máu, chữa thận suy, gan yếu, thần kinh suy nhược, khí huyết suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu và các bệnh về máu khác, trị các trường hợp di mộng tinh, khí hư, đại tiểu tiện ra máu, khô khát táo bón, da mẩn ngứa không có mủ.
Hà thủ ô chế có tác dụng bổ gan, thận, ích tinh, bổ và sinh huyết, dùng làm thuốc an thần, thuốc bổ và tăng lực, trị các chứng đau người, mỏi chân tay, thân thể suy yếu, hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, hồi hộp, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, còi xương. Đối với người già sau khi bị bệnh cũng có thể dùng hà thủ ô để giúp hồi phục sức khoẻ nhanh chóng.
Hà thủ ô giã nát hoặc bào chế dạng thuốc mỡ dùng để bôi ngoài chữa một số bệnh ngoài da. Y học cổ tryền Trung Quốc và Nhật Bản dùng hà thủ ô để điều trị viêm da mủ, bệnh tạng rỉ dịch, bệnh lậu, bệnh nấm gavut ở chân, bệnh viêm và tăng lipid máu.
Hà thủ ô giúp bảo vệ gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, nhất là tuyến thượng thận và giáp trạng.
Ngoài ra, hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nhuận tràng, giải độc, tăng khả năng đề kháng, chống rét của cơ thể, làm chậm lão hóa và giúp trẻ hóa da.
Những thực phẩm cần kiêng và một số lưu ý khác khi sử dụng hà thủ ô
Theo các sách thuốc Đông y, củ cải trắng, tỏi và hành là ba loại thực phẩm, gia vị phải tuyệt đối tránh khi dùng hà thủ ô. Các loại gia vị cay nóng khác như ớt, hạt tiêu, gừng cũng nên kiêng khi đang dùng hà thủ ô. Những loại gia vị này có chứa nhiều tinh dầu cay tính nóng ảnh hưởng tới chức năng bổ can, thận, bổ huyết của Hà Thủ Ô đỏ.
Khi dùng hà thủ ô kiêng huyết động vật (tiết canh, tiết gà, vịt luộc…), cá không có vẩy
Người có huyết áp thấp và đường huyết thấp không nên dùng hà thủ ô đỏ.
Người viêm gan nên hạn chế dùng hà thủ ô tránh gây nguy hại cho sức khỏe