Phân biệt buồng trứng đa nang và u nang buồng trứng

U nang buồng trứng và buồng trứng đa nang đều là những bệnh xảy ra tại buồng trứng. Hai bệnh này là hoàn toàn khác nhau, cần phân biệt để có kiến thức giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn.

1. Buồng trứng đa nang Nguyên nhân gây bệnh

Do sự mất cân bằng nội tiết tố Androgen làm suy yếu các nang noãn (trứng) làm cho chúng không thể phát triển bình thường (chất lượng trứng không tốt), dẫn đến hiện tượng rụng trứng ít khi xảy ra
– Mức insulin cao quá mức sẽ làm tăng sản xuất androgen dẫn đến mụn trứng cá, rậm lông, tăng cân và rối loạn rụng trứng
– Kháng insulin thường đi kèm với các rối loạn chuyển hóa khác dẫn đến cao huyết áp, rối loạn lipid máu

Triệu chứng bệnh

– Rối loạn kinh nguyệt (thưa kinh, vô kinh)
– Rậm lông (hai bên gò má; cằm; cổ ở giữa ngực và dưới rốn); mụn; rụng tóc
– Béo phì

2. U nang buồng trứng Nguyên nhân gây bệnh

Do sự bất thường trong chức năng của các nang trứng và sự thay đổi của một số nội tiết tố LH và CG
– Nang trứng phát triển không đầy đủ, không rụng và không hấp thu đủ chất lỏng trong buồng trứng
– Mạch máu của vùng lạc nội mạc tử cung trong buồng trứng vỡ, gây chảy máu tạo thành u nang
– Hormone Chorionic Gonadotropin dư thừa dẫn đến hình thành u nang lutein
– Tăng tiết quá mức của luteinizing hormone (LH)
– Thể vàng phát triển dẫn tới hình thành các u hoàng thể

Triệu chứng bệnh

– Đau vùng chậu
– Kinh nguyệt bất thường
– Bụng chướng to, kèm sụt cân, chán ăn mệt mỏi
– Biến chứng xoắn hoặc vỡ u gây đau đột ngột

3. Chẩn đoán bệnh

Siêu âm là tiêu chuẩn chẩn đoán để phân biệt 2 loại bệnh này. Qua hình ảnh siêu âm, sự khác biệt giữa khối u nang và sự thay đổi chức năng buồng trứng được khẳng định. Từ đó, giúp bác sĩ đưa ra các biện pháp điều trị đúng đắn.

3.1. U nang buồng trứng

Nếu nghi ngờ bị u nang buồng trứng, bác sĩ có thể cho làm thêm các xét nghiệm:

  • Siêu âm: Chẩn đoán hình ảnh học không xâm lấn này có thể cho biết được hình dạng, kích thước, tính chất dịch bên trong và vị trí u nang. Đồng thời, giúp phân biệt u nang buồng trứng với những u ở vị trí khác như u xơ tử cung, nang nước cạnh vòi trứng.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan) có thể được chỉ định nếu cần thiết.

3.2. Buồng trứng đa nang

  • Siêu âm: Cũng như u nang buồng trứng, siêu âm cho phép quan sát hình ảnh toàn diện về buồng trứng. Nếu bạn bị buồng trứng đa năng, hình ảnh siêu âm sẽ bao gồm có 12 nang kích thước từ 2 -9mm và tăng thể tích buồng trứng >10cm3.
  • Xét nghiệm máu: Kết quả cho thấy LH > 10, tỷ lệ LH/FSH > 2, androgen (testosterone) > 2,5 nmol/l hay > 1,5ng/ml.

Theo tiêu chuẩn châu Âu, siêu âm được xem là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán bệnh. Ở Việt Nam, để chẩn đoán ngoài siêu âm thì còn kết hợp thêm một hay nhiều các triệu chứng khác đi kèm. Ngày nay, để thống nhất chẩn đoán và điều trị thì các nhà y học dựa theo ESHRE ASRM Rotterdam Consensus 2003:

Tiêu chuẩn 1: Rối loạn kinh nguyệt (kinh thưa hoặc vô kinh, chu kỳ kinh > 35 ngày, vô kinh > 6 tháng).

Tiêu chuẩn 2: Cường androgen với biểu hiện là rậm lông, mụn trứng cá.

Tiêu chuẩn 3: Siêu âm ngày thứ 2 – 5 của chu kỳ kinh hoặc ngày thứ 3 của chu kỳ nhân tạo là có 12 nang kích thước từ 2 – 9mm và tăng thể tích buồng trứng >10cm3, thể hiện ít nhất ở một buồng trứng.

Khi có xuất hiện 2/3 tiêu chuẩn trên thì được chẩn đoán là buồng trứng đa nang.

4. Điều trị bệnh đa buồng trứng đa nang bằng Đông y

Hiện nay, những chị em phụ nữ bị mắc bệnh buồng chứng đa nang rất nhiều, ngoài các phương pháp Tây y, rất nhiều người đã tìm đến các phương pháp Đông y để có thể khắc phục được những biến chứng không mong muốn của bệnh.

Chị em có thể hiểu rằng, buồng trứng đa nang là hội chứng có liên quan đến sự chuyển hóa các chất và tình trạng kháng insulin hoặc không dung nạp glucose.

Triệu chứng điển hình của những người bị buồng trứng đa nang là không có hiện tượng rụng trứng trong thời gian dài, điều này cũng đồng nghĩa với việc không thể thụ thai, người bệnh thường sẽ bị vô kinh hoặc rong kinh.

Phụ nữ có một số người mắc hội chứng buồng trứng đa nang thường có dấu hiệu nam hóa hay còn gọi là đa mao (tức là râu mọc rậm), nhiều trường hợp bị nổi mụn nhọt và béo phì (20 – 40%). Các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 20 – 40 là đối tượng dễ mắc hội chứng này.

Và bên cạnh cách chữa buồng trứng đa nang bằng Tây y là các cách chữa buồng trứng đa nang bằng Đông y với nhiều ưu điểm. Các bài thuốc này được nhiều chị em tin dùng bởi sự lành tính và đảm bảo an toàn khi dùng.

Cây trinh nữ Hoàng cung trong điều trị U xơ tử cung, U nang buồng trứng

Trinh nữ Hoàng cung từ lâu đã được coi là vị thuốc quý, nhân dân ta thường dùng để điều trị một số bệnh của phụ nữ nhưng đó cũng chỉ là những bài thuốc dân gian được lưu truyền mà chưa có cơ sở khoa học rõ ràng.

Tuy nhiên, gần đây có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về cây Trinh nữ Hoàng cung đã chứng minh nhiều thành phần dược liệu có trong lá cây có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh U xơ tử cung, U nang buồng trứng, U xơ tiền liệt tuyến.

Theo TS.DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm- người đã có 15 năm nghiên cứu về cây Trinh nữ Hoàng cung: Cây Trinh nữ Hoàng cung (Crilum latifolium L.) họ thuỷ tiên, thuộc loài cây thân thảo, gần giống cây Náng hoa trắng thân hành, đường kính 10-16cm, bẹ lá úp vào nhau thành thân giả dài khoảng 8-15cm, có màu đỏ tía của sắc tố antocyan. Lá mỏng hình dải, mép lá nguyên, hơi uốn lượn, dài 70-120cm, rộng 3-9cm, gân lá song song.

Trinh nữ Hoàng cung có nhiều ở Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, cây phát triển tốt với khí hậu miền Nam nước ta. Bộ phận dùng là lá, dùng tươi hoặc phơi khô, có người xắt nhỏ, sao khô, hạ thổ để dùng dần. Ở một số nước người dân lại dùng cánh hoa và thân hành cắt nhỏ, phơi khô.

Các chất trong cây Trinh nữ Hoàng cung và công dụng

Từ năm 1983 đến nay, các công trình nghiên cứu về Trinh nữ Hoàng cung đã công bố về thành phần hoá học của nó có khoảng 32 loại alcaloids. Trong số đó đáng quan tâm là một số alkaloids có tác dụng chống phát triển khối u như: crinafolin, crinafolidin, licorin và epoxyambellin tác dụng trên tế bào T – lymphocyte và còn có tác dụng kháng khuẩn như hamayne (bulbispenmin, flavonoid, demethylcrinamin). Ngoài alcaloids còn có các hợp chất bay hơi, aldehyd, acid hữu cơ, terpen và glucan A, glucan B.

Cũng theo TS.DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm, trong dân gian, người ta dùng nước sắc của lá Trinh nữ Hoàng cung để trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng và u xơ tiền liệt tuyến. Cách dùng: mỗi ngày uống nước sắc của 3 lá trinh nữ hoàng cung hái tươi, xắt nhỏ ngắn 1 – 2 cm, sao khô màu hơi vàng, uống luôn trong 7 ngày rồi nghỉ 7 ngày, uống 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống 7 x 3 x 3 = 63 lá, xen kẽ giữa 2 đợt nghỉ uống một đợt 7 ngày.

 



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE