Tác dụng chữa bệnh mất ngủ của cây đinh lăng

Sử dụng lá cây đinh lăng làm thuốc an thần, chữa chứng mất ngủ kinh niên


hotline 1

Đinh lăng được gọi là “thần dược” chữa bách bệnh, được ứng dụng trong nhiều bài thuốc dân gian, đặc biệt có tác dụng trong trong việc điều trị an thần và chứng mất ngủ kinh niên.

Là một loại cây được trồng phổ biến ở Việt Nam, cây đinh lăng từ lâu đã được biết đến là một loại thảo dược vô cùng công hiệu trong tác dụng chống mất ngủ, trầm cảm và bồi bổ sức khỏe cho người bệnh. Đinh lăng còn có tên là cây gỏi cá, nam dương sâm, tên khoa học là Polyscias fruticosa, Panax fruticosum, Panax fruticosus – là một loài cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng (Polyscias) của Họ Ngũ gia bì (Araliaceae).
Cây đinh lăng được trồng làm cảnh, thức ăn hay làm thuốc trong y học cổ truyền. Cây đinh lăng nhỏ, chỉ cao từ 1-2 mét. Lá kép, chẻ khía, mọc so le, lá chét có răng cưa nhọn. Hoa đinh lăng màu lục nhạt hoặc trắng xám, quả dẹt, màu trắng bạc. Đinh lăng được dùng chủ yếu là phần lá và rễ. Lá được hái, sử dụng quanh năm. Rễ đinh lăng được thu hái vào mùa đông, ở những cây đã có từ 4-5 tuổi trở lên, cỡ độ tuổi này, rễ mới có nhiều hoạt chất. Khi đào lấy rễ, rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với góc thân. Rễ nhỏ thì dùng cả, nếu rễ to thì dùng phần vỏ rễ.
Trong các nghiên của Y học cổ truyền đã chứng minh được rằng đinh lăng là một loại cây có cùng họ với nhân sâm nên cũng có một số hoạt chất giống như của nhân sâm. Rễ của cây đinh lăng có vị ngọt, tính mát và hơi đắng, có tác dụng giúp cho cơ thể nâng cao sức đề kháng, tăng cường sự dẻo dai, thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng khả năng làm việc và lao động, giảm mệt mỏi, ngủ yên giấc, ăn ngon miệng và tăng cân. Lá cây đinh lăng có vị đắng, tính mát có thể giúp giải độc cho cơ thể khi bị ngộ độc thức ăn, giảm triệu chứng Dị ứng, điều trị kiết lị và ho ra máu… Nhựa trong thân và rễ (củ) đinh lăng có các alcaloit, glucoside, saponin, tannin, flavonoid, vitamin B1 các axit amin tối cần thiết trong đó có lysin, cystein và methionin …và một số chất vi lượng khác. Theo kết quả nghiên cứu của các khoa dược lý, dược liệu và giải phẫu bệnh lý Viện Y học quân sự Việt Nam, chiết xuất đinh lăng có những tác dụng:
– Tăng sức dẻo dai của cơ thể tương tự như nhân sâm, tam thất và các cây khác cùng họ.
– Giảm trương lực cơ tim, làm tim co bóp chậm, huyết áp giảm.
– Tăng cường hô hấp về biên độ và tần số.
– Làm tăng co bóp tử cung nhẹ.
– Tác dụng lợi niệu.
– tác dụng giảm đau các bệnh về xương khớp.
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông gọi tên loại thảo dược chữa bách bệnh đinh lăng  bằng cái tên “nhân sâm của người nghèo” bởi lượng chất dinh dưỡng của nó bằng 1/3 loài nhân sâm Hàn Quốc, có tác dụng trị được nhiều bệnh và mang lại nhiều lợi ích tích cực cho Sức Khỏe người bệnh. Đinh lăng được biết đến là thuốc bổ thần kinh, kích thích hệ thần kinh, làm tăng các hoạt động phản xạ có điều kiện, tăng biên độ điện não, kích thích não bộ hoạt động. Những dịch tiết từ rễ cây đinh lăng sẽ giúp cơ thể cảm giác sung sức, bớt mệt mỏi căng thẳng và tinh thần được thoải mái, thư thái.

Cách chữa mất ngủ bằng lá cây đinh lăng

Đinh lăng là một loại cây cảnh trồng phổ biến ở nhiều vùng quê Việt Nam, đinh lăng từ lâu đã được biết đến như là một vị thuốc quý có tác dụng: Bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực, chống mất ngủ và trầm cảm. Cây đinh lăng chữa bệnh mất ngủ được sử dụng chủ yếu là phần lá của nó, cụ thể như sau:

Làm gối đinh lăng chống mất ngủ

Chuẩn bị: Lá non cây đinh lăng lá nhỏ và rửa sạch để loại bỏ các bụi bẩn còn bám trên lá. Loại bỏ các vi khuẩn có thể gây hại cho cơ thể. Cách làm: Đem lá đinh lăng đã rửa sạch để ráo nước sau đó đem phơi khô, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời làm mất đi mùi thơm của lá. Nên phơi lá vừa tới, tránh bị ròn, kiểm tra lá còn có độ dẻo nhất định là có thể đem sao vàng ở nhiệt độ thích hợp xong rồi đem lá đi hút ẩm ở nhiệt độ quy định. Sau đó trộn với bông gòn và lá đinh lăng một lượng vừa đủ và phù hợp để làm ruột gối đinh lăng. Làm sao để ruột gối không bị nhiều đinh lăng gây mùi hắc, sẽ làm cho người bệnh khó ngủ hơn.

Trị mất ngủ do suy nhược cơ thể

chuẩn bị: 20g mỗi vị gồm cây đinh lăng, tam diệp, cỏ mực, lá vông, rau má; 10g mỗi vị gồm hoàng liên, hoàng bá, bạch linh; 16g xấu hổ. Cách dùng: cho các vị thuốc trên vào nồi cùng một 700ml nước, sắc cho thuốc cạn nước còn lại 300 ml là được. Chia làm hai phần bằng nhau dùng vào sáng và chiều tối. Uống liên tục trong 7 ngày, nếu thấy tinh thần sản khoái và không còn bị mất ngủ nữa thì ngưng.Nếu bị chứng mất ngủ kéo dài, tinh thần uể oải và thiếu tập trung, hãy dùng 24g lá Đinh Lăng, 20g Tang Diệp, 20g lá Vông, 12g tâm sen, 16g Liên Nhục. Sau đó đổ vào 400ml nước và sắc lấy 150ml. Chia thành 2 lần uống mỗi ngày. Những người bị chứng mất ngủ kéo dài nên chú ý và sử dụng phương pháp này để chữa mất ngủ, đảm bảo hiệu quả và bạn sẽ ngủ ngon giấc và thức dậy tinh thần sảng khoái.

Dùng đinh lăng làm món ăn

Kết hợp lá đinh lăng để điều trị chứng mất ngủ bằng cách trộn lá đinh lăng với trứng làm món trứng rán, cá kho đinh lăng, cháo tim heo đinh lăng… vừa là món ăn bổ dưỡng lại cải thiện đáng kể giấc ngủ của bạn, giúp tăng cường sức khỏe tốt hơn nữa.


hotline 1

Tác dụng chữa bệnh khác của cây đinh lăng

Chữa lành vết thương: Với những vết thương ngoài da bị chảy máu, bạn chỉ cần giã nát một ít lá đinh lăng đã rửa sạch rồi đắp trực tiếp lên vết thương sẽ giúp cầm máu và giúp vết thương mau lành hơn.
Lợi sữa: Trong những đồ uống giúp sản phụ lợi sữa thì không thể không nhắc đến lá đinh lăng. Chỉ cần rửa sạch một nắm lá đinh lăng đem đun sôi, sau đó lấy nước và uống khi nước còn ấm. Nếu nước bị nguội nên hâm lại cho nóng để phát huy công dụng, tránh uống nước đã bị lạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể phơi khô lá đinh lăng rồi sao vàng, sau đó hãm như nước chè để uống hàng ngày.
Chữa bệnh tiêu hóa: Lá cây đinh lăng sắc lấy nước uống có thể giúp chữa các bệnh về đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy  Một số người còn sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách sắc lá cây đinh lăng làm thành bột mịn, cho vào một khối dài để xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và giúp làm giảm tình trạng viêm loét miệng.
Bệnh thận: Cây đinh lăng được xem là loại cây có tác dụng lợi tiểu và có công dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Những người mắc bệnh thận có thể uống nước ép lá đinh lăng mỗi ngày để giúp lọc thận hiệu quả.
Chữa chứng mồ hôi trộm: Trẻ nhỏ nếu thường xuyên bị ra nhiều mồ hôi ở vùng đầu thì mẹ hãy dùng lá đinh lăng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm. Sau một thời gian sẽ thấy tình trạng bé bị mồ hôi trộm được cải thiện rõ rệt.
Chữa sưng đau cơ khớp: Lấy khoảng 40gr lá đinh lăng tươi giã nhuyễn, sau đó đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau. Khi lá khô đi lại thay lá mới, đắp liên tục như vậy sẽ giúp vết sưng đau nhanh chóng dịu đi và nhanh lành.

Lưu ý khi sử dụng đinh lăng

Đinh lăng nên dùng loại lá xương cá  sẽ hiệu quả hơn. Có thể uống lá tươi hoặc lá khô. Tuy nhiên lá khô dễ uống và để dành sử dụng được lâu hơn. Mọi người nên tự phơi. Hái khoảng 3 – 5 kg lá tươi rồi phơi nắng khoảng 3 ngày/ sấy khô và để dành dùng dần.
Để hiệu quả tốt, nên uống ấm và uống thay nước hàng ngày. Nấu bữa nào uống bữa đó. Không để nước sang ngày hôm sau. Tốt nhất là nấu buổi sáng uống cho buổi sáng. Đầu trưa chiều thay lá mới nấu nước mới. Hoặc châm nước mới vô lá cũ buổi sáng nấu lại nước mới.
Nước đinh lăng có màu vàng sẫm và có chút váng dầu nổi lên trên. Vì trong lá đinh lăng có tinh dầu nhé mọi người. Do đó nếu thấy nước có váng dầu hoặc chút bọt nổi lên cũng là bình thường nhé. Lá đinh lăng phù hợp với các anh chị huyết áp thấp – lẫn cao và cả cho trẻ em. Có thể uống cho các loại ho như ho gió, ho suyễn, ho đàm, ho dị ứng
GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ CHO NGƯỜI BỆNH MẤT NGỦ 

Cao Lạc Tiên – Đinh Lăng – Ngủ Ngon Tròn Giấc

Thành phần:
➤ Mỗi Hộp Cao Lạc Tiên – Đinh Lăng – Ngủ Ngon Tròn Giấc có chứa:
✅ Cao Lạc Tiên: 70g
✅ Cao Đinh Lăng: 30g
Lợi ích sử dụng:
➤ Giúp dưỡng tâm an thần, giảm căng thẳng thần kinh
➤ Giúp dễ ngủ, ngủ sâu, ngủ ngon giấc
➤ Không gây nghiện 
Nguồn dược liệu:
Nguyên liệu được trồng và thu hái hoàn toàn từ thiên nhiên
Sản xuất theo quy định vệ sinh ATTP: số 20/2019/NNPTNT-QT

Đối tượng sử dụng

Những người mắc các biểu hiện mất ngủ như sau:
 Khó vào giấc ngủ.
 Khó duy trì giấc ngủ
➤ Dậy quá sớm
 Thức giấc thấy người vẫn mệt mỏi Thức giấc nhiều lần
 Mất ngủ thoáng qua (biểu hiện dưới 7 ngày)
 Mất ngủ mạn tính ( biểu hiện trên 7 ngày, và không có dấu hiệu thuyên giảm)
Hướng dẫn sử dụng:
Ngày uống 2 lần, Mỗi lần 3gam (1/4 thìa cafe) pha với khoảng 150ml nước ấm nóng hoặc Pha loãng 1/3 thìa cafe vào 1.5 lít nước ấm nóng sử dụng làm nước uống trong ngày. Có thể làm mát hay uống nóng tùy theo mùa để sử dụng đạt hiệu quả, Uống trước khi ngủ 30 phút
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp
hot

hotline 1

Giao hàng và thu tiền tại nhà

  • Nhập họ và tên
  • Nhập địa chỉ
  • Nhập số điện thoại
  •  



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE