Các triệu chứng thường gặp khi men gan cao

Các triệu chứng thường gặp khi men gan cao

Nếu các enzyme trong tế bào gan được phóng thích vào máu với một nồng độ vượt quá ngưỡng cho phép, đó là khi bạn được chẩn đoán là bị men gan cao. Thông thường các bệnh lý thường có các triệu chứng rõ rệt, tuy nhiên người bệnh men gan cao lại chỉ có những biểu hiện khó nhận biết và khá sơ sài. Bạn có thể cảm thấy hơi đau tức ở hạ sườn phải – đây là vị trí của gan. Bên cạnh đó bạn cũng bị chướng bụng nhẹ do gan đã bị tổn thương và chức năng chuyển hóa kém
Chính vì khó nhận thấy như vậy nên bệnh nhân thường không phát hiện được sớm bệnh mà cứ vô tư dùng nhiều bia rượu cũng các thực phẩm nhiều hóa chất, dẫn đến tình trạng men gan ngày càng tăng cao. Tuy đây không phải là một căn bệnh cấp tính nguy hiểm, nhưng nếu người bệnh chủ quan và không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng khó lường cũng như sẽ bỏ qua “thời gian vàng” để điều trị các bệnh lý nghiêm trọng khác về gan như viêm gan mãn, xơ gan, ung thư gan.

Những cảnh báo do tùy tiện dùng thuốc

Đứng trước tình trạng men gan tăng, nhiều người tự ý dùng các sản phẩm “mát gan, hạ men gan” trong khi chưa được kiểm chứng khoa học về tác dụng từ gốc nên có thể gây hại thêm cho gan. Nhiều báo cáo từ Mỹ và Thụy Điển cho thấy, phản ứng do tùy tiện dùng thuốc dẫn đến 17% trường hợp suy gan cấp. Hơn 900 sản phẩm thuốc, độc chất đã được ghi nhận gây tổn thương gan. Tiên lượng cho bệnh nhân suy gan cấp do phản ứng thuốc khá trầm trọng, với 60- 80% nguy cơ tử vong.
Nguy hiểm hơn, nhiều trường hợp men gan hạ nhưng không đồng nghĩa bệnh gan đã khỏi. Chẳng hạn, viêm gan trên bệnh nhân có hội chứng urê huyết cao, men gan giảm là do được chuyển hóa nhanh chứ không hẳn gan đã được hồi phục, hoặc do lọc máu liên tục nên men gan được thải hết ra ngoài trong khi tế bào gan vẫn bị huỷ hoại nặng nề… Đặc biệt, trường hợp cảnh báo là xét nghiệm thấy men gan hạ nhưng thực tế gan đã bị hư hoại nghiêm trọng, đến mức không còn tế bào gan khỏe mạnh để bị hủy hoại nên không phóng thích men gan vào máu. Tình trạng này có thể coi là hạ men gan “ảo” khiến người bệnh chủ quan, không điều trị tích cực làm bệnh tăng nặng.

Hiểu rõ bệnh lý để điều trị tăng men gan từ gốc

Cơ chế bệnh sinh khiến tế bào gan hư hoại nhiều từ đó làm tăng men gan rất phức tạp, và một trong những mắt xích quan trọng được y học thế giới gần đây phát hiện chính là sự hoạt động quá mức của tế bào Kupffer trong gan.
Ở cấp độ sinh học phân tử, các chuyên gia thế giới chỉ rõ, khi tế bào Kupffer trực tiếp hoặc gián tiếp bị kích hoạt quá mức bởi các yếu tố độc hại từ bia rượu, thực phẩm bẩn sẽ sản sinh các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… gây hủy hoại tế bào gan, dẫn đến suy gan, viêm gan, làm tăng men gan. Như vậy, giải pháp ngăn chặn men gan tăng từ gốc chính là chủ động kiểm soát tế bào Kupffer, từ đó tạo điều kiện phục hồi các tế bào gan hư tổn.

Nguyên nhân Tăng men gan

Nguyên nhân thường gặp nhất làm men gan cao ở nước ta là bệnh viêm gan do virus như viêm gan virus A, B, C… vì Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ mắc viêm gan virus khá cao. Kế đến là viêm gan do uống nhiều rượu bia vì hiện nay tổng sản lượng bia rượu tiêu thụ hàng năm ở nước ta đang đứng vào hạng nhất nhì trong khu vực châu Á. Rượu bia là độc chất trực tiếp đối với gan: nếu uống ít và không thường xuyên, gan vẫn đủ sức để khử các độc chất do rượu sinh ra nhưng nếu uồng nhiều > 60g cồn/ngày và thường xuyên thì độc chất của rượu không được hóa giải sẽ gây tác hại cho gan. Tiếp theo là bệnh gan nhiễm mỡ đang có chiều hướng gia tăng do lối sống và điều kiện dinh dưỡng có nhiều thay đổi. Nhiều trường hợp men gan cao, đặc biệt là men GGT (glutamyl transpeptidase) là chỉ dấu duy nhất của tình trạng dư mỡ trong gan và trong cơ thể. Ngoài ra, chúng ta còn phải cảnh giác đối với các trường hợp lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt và ngay cả các loại thực phẩm chức năng cũng như các thuốc có nguồn gốc thảo dược được xem là vô hại cũng có khi ảnh hưởng đến gan và gây viêm gan do thuốc. Một số độc chất khác như các thuốc trừ sâu, một số loại nấm độc… cũng có thể làm men gan cao. Còn lại là các nguyên nhân khác như suy tim, thiếu máu vùng gan, các bệnh rối loạn về chuyển hóa các chất trong cơ thể cũng là những trường hợp gây tăng men gan…

Điều trị Tăng men gan

Hậu quả khôn lường khi tự ý dùng thuốc điều trị tăng men gan

Rất nhiều trường hợp dùng thuốc không đúng chỉ định đề lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho người bệnh. Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, có đến hơn 1000 sản phẩm thuốc, độc chất được ghi nhận gây tổn thương gan. Nhiều báo cáo từ Thụy Điển và Mỹ cho thấy, phản ứng do tùy tiện dùng thuốc dẫn đến 17% trường hợp suy gan cấp. Tiên lượng cho bệnh nhân suy gan cấp do phản ứng thuốc khá trầm trọng, với 60 – 80% nguy cơ tử vong.
Đối với những bệnh lý gan phức tạp, việc tự ý dùng thuốc điều trị có thể làm lu mờ triệu chứng, khiến men gan cao hạ xuống nhưng không đồng nghĩa với việc bệnh đã khỏi, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh càng thêm trầm trọng, khó chữa. Một ví dụ điển hình, viêm gan trên bệnh nhân có hội chứng u rê huyết cao, men gan có thể giảm là do được chuyển hóa nhanh chứ không hẳn gan được hồi phục hoặc do quá trình lọc máu liên tục nên men gan được thải hết ra ngoài, trong khi đó tế bào gan vẫn bị hủy hoại nặng nề…

Một vài trường hợp khác, xét nghiệm thấy men gan hạ nhưng thực tế gan đã hư hại nghiêm trọng đến mức không còn tế bào gan khỏe mạnh để bị hủy hoại nên không có men gan được phóng thích vào máu. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến người bệnh nhân tử vong nhanh chóng. Vì vậy, tốt nhất, khi có ý định dùng thuốc điều trị men gan cao nên tham vấn ngay ý kiến của bác sĩ.

Đồng thời, hạ men gan cần có các biện pháp ngăn chặn từ gốc. Mặc dù cơ chế bệnh sinh của tăng men gan khiến tế bào gan bị hủy hoại nhiều là vô cùng phức tạp nhưng vẫn có một mắc xích nguyên nhân quan trọng đó chính là sự hoạt động quá mức của tế bào Kupffer. Vì vậy kiểm soát tốt tế bào này sẽ giữ cho tình trạng men gan luôn ở mức ổn định, từ đó phòng ngừa được nhiều bệnh lý gan ngay từ gốc.



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE